Trump nhận công phát triển vaccine Covid-19
Trump chỉ trích trích tiến sĩ Fauci về loạt vấn đề xử lý Covid-19 và khẳng định ông có công lớn trong việc sản xuất thần tốc vaccine.
“Tôi đã được ghi nhận công lao vì cứu sống hàng trăm nghìn người. Tiến sĩ Fauci còn không chú trọng đến tốc độ sản xuất vaccine Covid-19 vì ông ta cho rằng phải mất 3,4 hoặc thậm chí 5 năm để tạo ra chúng. Còn tôi đã làm được chỉ trong vòng chưa đầy 9 tháng với chiến dịch vaccine thần tốc”, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump ra tuyên bố hôm 3/6.
Trump cho biết thêm nước Mỹ thật may mắn vì ông đã không làm những điều mà tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia dịch tễ hàng đầu đất nước, đề xuất. Cựu tổng thống Mỹ lấy ví dụ ông đã kiên quyết đóng biên với Trung Quốc ngay từ rất sớm, bất chấp Fauci can ngăn và phe Dân chủ cùng nhiều phương tiện truyền thông chỉ trích ông là “kẻ bài ngoại”.
Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và tiến sĩ Anthony Fauci tại cuộc họp ở Vườn Hồng, Nhà Trắng, ngày 29/3/2020. Ảnh: AP.
Trump cho rằng ông đóng góp công lao lớn cho sự phát triển của vaccine Covid-19 và sự thành công của chúng. Ông nhấn mạnh nếu không có những quyết định kiên quyết của ông khi đương chức, “không ai có được những liều vaccine cứu cả thế giới và hàng triệu người”.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho hay khoảng 52% người trưởng thành Mỹ đã tiêm vaccine đầy đủ, 63% đã tiêm ít nhất một liều. Tổng thống Joe Biden đặt mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số trưởng thành Mỹ, mức đạt miễn dịch cộng đồng, trước ngày quốc khánh 4/7.
Video đang HOT
Trong tuyên bố hôm qua, Trump cũng chỉ trích tiến sĩ Fauci “từng hoàn toàn phản đối đeo khẩu trang, trong khi tôi nghĩ chúng ít ra cũng hữu ích”. “Sau đó ông ta nhanh chóng thay đổi suy nghĩ và trở thành gã đeo khẩu trang cấp tiến”, Trump cho biết. Trên thực tế, Trump không chịu đeo khẩu trang cho đến khi ông nhiễm nCoV.
Ông còn đặt ra câu hỏi về việc liệu các nhà khoa học Trung Quốc có sử dụng khoản tài trợ của Viện Y tế Quốc gia (NIH) để nghiên cứu “thăm dò chức năng”, hoạt động gây tranh cãi nhằm tìm hiểu cách virus đột biến và trở nên dễ lây lan hoặc nguy hiểm hơn, hay không.
“Việc Mỹ tài trợ cho Vũ Hán được chính quyền Obama khởi xướng một cách thiếu suy nghĩ vào năm 2014, nhưng đã chấm dứt dưới thời Trump”, cựu tổng thống Mỹ nhấn mạnh.
Tuyên bố của Trump được đưa ra sau khi truyền thông Mỹ tiết lộ hàng trăm email của tiến sĩ Fauci từ tháng 3 đến tháng 4 năm ngoái, thời điểm đại dịch bùng phát nghiêm trọng tại nước này. Các email này cho thấy Fauci từng phản đối ý kiến cho rằng nCoV có thể rò rỉ từ phòng thí nghiệm, nhưng ông sau đó thay đổi quan điểm này.
Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 34 triệu ca nhiễm và hơn 610.000 ca tử vong.
Khi còn tại nhiệm, quan hệ Trump và Fauci vốn căng thẳng từ khi Covid-19 bùng phát. Chuyên gia dịch tễ hàng đầu nước Mỹ chỉ trích Trump “đi sai hướng” ứng phó đại dịch, trong khi Trump tố Fauci không nhất quán về những khuyến nghị y tế, đặc biệt là việc đeo khẩu trang.
Sau khi Trump rời Nhà Trắng, Fauci đồng ý làm cố vấn hàng đầu của Tổng thống Joe Biden về Covid-19. Trong cuộc họp báo hôm 21/1, chuyên gia y tế này cho biết ông giờ đây có thể tập trung vào yếu tố khoa học trong chính quyền Biden, không còn lo bị phản ứng như thời Trump.
Trung Quốc "trút giận" lên chuyên gia Mỹ về tranh cãi nguồn gốc Covid-19
Truyền thông nhà nước Trung Quốc công kích Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về dịch bệnh truyền nhiễm của Mỹ, liên quan tới nghi vấn về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
Giám đốc Viện dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ Anthony Fauci (Ảnh: Getty).
"Giới tinh hoa Mỹ ngày càng suy thoái về đạo đức, và ông Fauci là một trong số họ" là tiêu đề của một bài báo do Hu Xijin, Tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu - ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo , cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, viết trong tuần này.
Bài viết trên Thời báo Hoàn cầu cáo buộc chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ Anthony Fauci đã "đưa ra lời nói dối trắng trợn chống lại Trung Quốc" bằng cách thổi phồng giả thuyết rằng virus gây đại dịch Covid-19 đã bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Thời báo Hoàn cầu cho rằng "xét về chuyên môn và tầm ảnh hưởng, các chuyên gia của Mỹ như ông Fauci khó có thể sánh với các chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc".
Một bài báo khác trên Thời báo Hoàn cầu cũng cho rằng ông Fauci, cố vấn y tế Nhà Trắng, đã "phản bội các nhà khoa học Trung Quốc".
Cơn giận dữ của truyền thông Trung Quốc xuất phát từ phát ngôn của ông Fauci trong tháng này, khi Giám đốc Viện dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ tuyên bố ông không còn tin rằng đại dịch Covid-19 có nguồn gốc tự nhiên.
"Tôi nghĩ chúng ta nên tiếp tục điều tra những gì đã xảy ra ở Trung Quốc cho đến khi chúng ta tìm hiểu hết những chuyện đã xảy ra bằng khả năng của mình", ông Fauci nói hôm 11/5.
Bình luận này cho thấy sự thay đổi so với quan điểm trước đó của ông Fauci rằng, Covid-19 có khả năng là kết quả của việc lây truyền từ động vật sang con người.
Sau phát biểu của ông Fauci, Wall Street Journal ngày 23/5 trích dẫn một báo cáo tình báo của Mỹ cho biết, 3 nhà nghiên cứu từ Viện Virus học Vũ Hán của Trung Quốc từng đến bệnh viện để chăm sóc y tế vào tháng 11/2019, vài tháng trước khi Trung Quốc công bố đại dịch Covid-19 bùng phát tại nước này.
Báo cáo trên của Mỹ được cho là sẽ thúc đẩy thêm việc kêu gọi mở cuộc điều tra rộng hơn về nghi vấn virus gây đại dịch Covid-19 thoát ra từ phòng thí nghiệm ở Trung Quốc.
Trung Quốc đã kịch liệt bác bỏ báo cáo này, đồng thời phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến nguồn gốc của virus tại phòng thí nghiệm Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết báo cáo của Mỹ "hoàn toàn không đúng sự thật", trong khi một lãnh đạo tại phòng thí nghiệm Vũ Hán mô tả báo cáo này là "lời nói dối trắng trợn".
Trong khi đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã chỉ trích Fauci, cho rằng ông đã tham gia vào một "cuộc chiến dư luận chống lại Trung Quốc".
"Đây là một lời nói dối trắng trợn, một âm mưu do cơ quan tình báo Mỹ và giới truyền thông tạo ra để vu khống Trung Quốc, và Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận. Có phải ngẫu nhiên mà ông Fauci lặp lại những tuyên bố như vậy không?", Thời báo Hoàn cầu đặt câu hỏi.
Sự công kích của truyền thông Trung Quốc nhằm vào ông Fauci ở thời điểm hiện tại hoàn toàn đối lập với lập trường trước đó của Bắc Kinh. Năm ngoái, khi ông Fauci liên tục lên tiếng phản đối cách xử lý đại dịch Covid-19 của chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đăng các bài báo ca ngợi nhà khoa học này vì sự chuyên nghiệp và dũng cảm nói ra sự thật.
Fauci cảnh báo nguy cơ Mỹ 'sai lầm như châu Âu' Tiến sĩ Fauci nói các ca nhiễm tăng trở lại ở châu Âu là lời cảnh tỉnh cho quyết định dỡ các hạn chế ngăn Covid-19 quá sớm ở Mỹ. "Khi tôi nghe nói rút lại toàn bộ các biện pháp y tế công cộng, không còn khẩu trang, không còn biện pháp phòng ngừa tương tự, tôi thấy nó giống như việc...