Trump nêu lý do quân đội Afghanistan đầu hàng Taliban
Trump cho rằng quân đội Afghanistan chiến đấu chỉ để nhận mức lương cao ngất ngưởng và một khi Mỹ rời đi, họ không còn động lực đối đầu Taliban.
“Tôi biết họ sẽ không chiến đấu. Tôi từng nói, Sao họ phải chiến đấu, Lý do gì lính Afghanistan chiến đấu chống Taliban. Và tôi nhận được rất nhiều thông tin xấu từ nhiều người khác nhau”, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump trả lời phỏng vấn Fox News hôm 17/8.
“Thực tế là họ thuộc số những binh sĩ được trả lương cao nhất thế giới. Họ chiến đấu vì tiền, bởi một khi chúng ta dừng lại, một khi chúng ta rời đi, họ cũng dừng chiến đấu. Thực tế là đất nước chúng ta đang chi quá nhiều cho binh lính Afghanistan”, Trump nói thêm.
Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump trả lời phỏng vấn về tình hình Afghanistan hôm 17/8. Ảnh: Fox .
Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên từ khi Taliban tiếp quản Kabul, Trump cho rằng tình trạng hỗn loạn ở Afghanistan hiện nay là nỗi bẽ bàng tồi tệ nhất trong lịch sử Mỹ, đồng thời bảo vệ thỏa thuận hòa bình mà chính quyền ông ký với Taliban tại Doha năm ngoái.
Video đang HOT
“Đó là điều tuyệt vời mà chúng tôi đã làm được, nhưng không ai xử lý việc rút quân tệ hại hơn Joe Biden”, Trump nói. “Tôi tin rằng đây là nỗi hổ thẹn lớn nhất trong lịch sử đất nước chúng ta”.
Trump cũng liên tục ca ngợi Taliban là “lính thiện chiến” và tuyên bố ông có mối quan hệ tốt với lực lượng này hơn với Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani, người đã rời khỏi đất nước ngay khi Taliban áp sát cửa ngõ Kabul.
“Thành thật mà nói, tôi chưa bao giờ đặt nhiều niềm tin vào Ghani”, cựu tổng thống nhớ lại. “Tôi đã nói điều đó công khai và rõ ràng. Tôi nghĩ ông ta hoàn toàn là kẻ lừa đảo và đã thoát được tội giết người. Tôi chưa bao giờ thích Ghani và tôi nghĩ việc ông ta ôm tiền rời đất nước có thể là câu chuyện có thật”.
Trump cho rằng tình hình hiện tại ở Afghanistan “tồi tệ hơn nhiều lần” so với cuộc khủng hoảng con tin Iran cách đây hơn 40 năm.
“Tôi đã thấy chiếc vận tải cơ khổng lồ với những người đu bám một bên và cố bay khỏi Afghanistan vì sợ hãi, và họ bị thổi bay khỏi máy bay ở độ cao hơn 600 m”, Trump nói. “Không ai từng thấy điều gì như thế. Đây là khoảng thời gian nhục nhã nhất mà tôi từng thấy”.
Nhìn lại hai thập kỷ tham chiến của Mỹ ở Afghanistan, Trump cho rằng chiến dịch can thiệp quân sự vào Afghanistan tháng 10/2001 là “quyết định tồi tệ nhất từng được đưa ra” và cho rằng Mỹ chỉ nên đáp trả vụ tấn công 11/9 bằng các cuộc không kích.
Máy bay nghe trộm Mỹ quần thảo vùng trời Kabul
Trinh sát cơ RC-135W Mỹ liên tục bay trên bầu trời Afghanistan, dường như để giám sát liên lạc vô tuyến của Taliban và hỗ trợ hoạt động sơ tán.
Dữ liệu trên trang theo dõi hàng không FlightRadar24 hôm qua cho thấy hành trình của trinh sát cơ RC-135V/W Rivet Joint mang mã hiệu 62-4138 và hô hiệu "Python 52" trên vùng trời thủ đô Afghanistan.
Chiếc RC-135V/W mã hiệu 62-4138 cất cánh từ căn cứ Al Udeid, Qatar, hồi tháng 7. Ảnh: USAF .
Phi cơ xuất phát từ căn cứ Al Udeid ở Qatar, sau đó bay qua biển Bắc Arab và Pakistan để tiến vào không phận Afghanistan. Máy bay lượn nhiều vòng ở độ cao hơn 9.400 m trong nhiều giờ, với tâm điểm là thủ đô Kabul và có thời điểm bay qua thành phố Jalalabad gần đó.
Bộ Quốc phòng Mỹ chưa bình luận về sự hiện diện của chiếc RC-135V/W.
RC-135V/W Rivet Joint là máy bay chuyên thu thập thông tin tình báo tín hiệu (SIGINT) của không quân Mỹ, được mệnh danh là "trinh sát cơ nghe trộm" bởi khả năng chặn thu liên lạc và định vị nguồn phát tín hiệu vô tuyến của đối phương. Mỗi chiếc Rivet Joint đơn lẻ có thể phát hiện tín hiệu khả nghi (SOI) và thường kết hợp với những loại trinh sát cơ khác để định vị đối phương.
Ngoài khả năng nghe trộm, RC-135V/W cũng có thể hỗ trợ xây dựng "đội hình chiến đấu điện tử" của đối phương, trong đó xác định vị trí phân bố các đài radar, sở chỉ huy và hệ thống thu phát vô tuyến.
Taliban không có năng lực phòng không và mạng lưới chỉ huy tác chiến khá giới hạn. Giới chuyên gia cho rằng chiếc Rivet Joint được triển khai để giám sát liên lạc của lực lượng này, nhằm xác định mệnh lệnh của các chỉ huy Taliban có trùng khớp với cam kết công khai trên truyền thông về việc không tấn công lực lượng Mỹ ở sân bay Kabul hay không.
Đường bay của chiếc RC-135W hôm 17/8. Đồ họa: FlightRadar24 .
"Chiếc RC-135V/W có thể đóng vai trò cảnh báo sớm nếu Taliban thay đổi thái độ với sự hiện diện của quân đội nước ngoài ở sân bay Kabul. Máy bay bật hệ thống nhận diện và có thể được theo dõi trên các ứng dụng thương mại cũng là thông điệp gửi tới Taliban, cho thấy Mỹ đang giám sát kỹ mọi dấu hiệu về một cuộc tấn công tiềm tàng nhằm vào sân bay Kabul", chuyên gia quân sự Joseph Trevithick nhận xét.
Tướng Frank McKenzie, chỉ huy Bộ tư lệnh Trung tâm quân đội Mỹ, gặp đại diện Taliban ở Doha hôm 15/8. Hai bên đồng ý thiết lập "cơ chế giải trừ xung đột", theo đó Taliban không can thiệp vào các hoạt động sơ tán tại sân bay Kabul. Tướng McKenzie cũng cảnh báo các lãnh đạo Taliban rằng quân đội Mỹ sẽ đáp trả mạnh mẽ để bảo vệ sân bay Kabul nếu cần thiết.
Sau khi Taliban tiến vào thủ đô Kabul hôm 15/8, hàng nghìn người đã đổ tới sân bay quốc tế Hamid Karzai, nơi duy nhất được Mỹ bảo vệ ở Kabul, để tìm cách rời khỏi đất nước. Hình ảnh và video cho thấy đám đông chen lấn tại sân bay, thậm chí đu bám vào máy bay Mỹ mong được rời khỏi đất nước.
Mỹ rơi vào thế khó khi Tổng thống Afghanistan chạy ra nước ngoài Các cuộc đàm phán hòa bình giữa Taliban và chính phủ Afghanistan do Mỹ và đồng minh làm trung gian đã sụp đổ sau cuộc tháo chạy bất ngờ của Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani ra nước ngoài. Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani (Ảnh: Reuters). Theo Reuters, đằng sau cuộc tấn công chớp nhoáng của Taliban và sự sụp đổ chóng vánh của...