Trump mất 800 triệu USD trong một năm
Tài sản của ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump hiện là 3,7 tỷ USD, ít hơn 800 triệu USD so với năm ngoái.
Ông Donald Trump. Ảnh: Reuters.
18 trong số 28 tài sản hoặc lớp tài sản của Donald Trump, bao gồm tháp Trump ở Manhattan và câu lạc bộ Mar-a-Lago ở Palm Beach, Florida, mất giá, tạp chí Forbes đưa tin ngày 28/9. Giá trị tòa nhà 40 Wall Street, New York cũng giảm.
Một tài sản giữ nguyên giá trị, 7 tài sản khác, trong đó có tòa nhà 555 đường California, cao thứ hai ở San Francisco, tăng giá. Trump có thêm hai tài sản mới. Chiến dịch tranh cử của Trump chưa có bình luận nào.
Thông tin trên xuất hiện vào thời điểm Trump, ông trùm bất động sản New York, bước vào chặng cuối cuộc đua vào Nhà Trắng. Ông tuyên bố sẽ xóa bỏ các thỏa thuận thương mại, thương lượng với những nước đồng minh để buộc họ phải chi trả thêm nếu muốn được Mỹ bảo vệ… Nếu đắc cử, Trump sẽ là tỷ phú đầu tiên làm tổng thống Mỹ.
Không có nhiều người biết thông tin chi tiết về tài sản của Trump do ông từ chối công khai hồ sơ thuế. Hillary Clinton, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ, cùng chồng kiếm được 10,75 triệu USD trong năm 2015. Bà Clinton cùng những người khác đang gây sức ép yêu cầu Trump công khai hồ sơ thuế.
Video đang HOT
Trump đã chi 54 triệu USD cho chiến dịch tranh cử. Politico hôm qua dẫn lời ba nguồn tin thân cận với Trump nói ông đang cân nhắc chi thêm tiền cho một chiến dịch quảng bá ồ ạt.
Như Tâm
Theo VNE
Khẩu khí tranh luận khác biệt của Trump dưới phân tích khoa học
Donald Trump có phong cách dùng ngôn ngữ tranh luận đặc biệt: đơn giản, né tránh chi tiết nhưng lại đầy hung hăng.
Ứng viên tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa Donald Trump phát biểu tranh luận trực tiếp với đối thủ đảng Dân chủ Hillary Clinton tối 26/9. Ảnh: AP
Đêm tranh luận trực tiếp 26/9 giữa ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump và đối thủ đảng Dân chủ Hillary Clinton tràn đầy lời lăng mạ và những tuyên bố không có mục đích từ nhà tài phiệt New York, theoBusiness Insider. Đặc biệt, ông Trump còn tranh luận với thái độ thiếu điềm tĩnh. Thay vì tập trung bàn về chính sách, ông cắt lời bà Clinton 51 lần, theo thống kê của Vox, đồng thời chê bai cựu ngoại trưởng Mỹ về "phong thái" và "khả năng chịu đựng áp lực".
Khẩu khí của ông Trump trong cuộc tranh luận này không hề bất thường, theo Brad Hayes, nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), người đã lập trình một chương trình có khả năng giúp tài khoản Twitter với tên gọi DeepDrumpf tự động đăng những dòng bình luận bắt chước phong cách Donald Trump. Đây là một chương trình trí thông minh nhân tạo, hoạt động dựa trên ngôn ngữ mà tỷ phú Trump sử dụng trong hàng trăm giờ tranh luận suốt quá trình vận động tranh cử trước đó.
Hayes cho biết vài tháng qua, ông rút ra rất nhiều điều về cách mà Trump nói chuyện. Theo Hayes, khẩu khí của Trump khác xa với các ứng viên tổng thống Mỹ trước đây.
Nói chuyện như học sinh lớp 4
Đầu tiên, ông Trump sử dụng ngôn ngữ đơn giản. Hayes cho hay nhà tài phiệt New York thường dùng những câu ngắn mang tính chất mệnh lệnh. Theo một nghiên cứu ngôn ngữ học công bố gần đây, ông Trump nói chuyện như một học sinh lớp 4. Đó là một phần nguyên nhân vì sao, Hayes 6 tháng trước quyết định xây dựng chương trình tự động bắt chước Trump trên Twitter thay vì các ứng viên khác. Khi nói chuyện, ông thường chọn từ ít âm tiết do đó rất dễ bắt chước.
"Cách mà ông ấy nói...tự thân nó đã giúp ích đáng kể cho kiểu bắt chước dựa trên thống kê này bởi chúng không có nhiều tính liền mạch giữa các câu để giữ ý tứ xuyên suốt", Hayes nhận xét. Bên cạnh đó, tỷ phú Mỹ còn thường xuyên "đá" câu trả lời sang cho đồng nghiệp, bạn bè hay cố vấn thân tín.
Mặt khác, theo Hayes, ông Trump còn có xu hướng trả lời thiếu chi tiết và bằng ngôn ngữ đơn giản.
"Cách phản đáp tranh luận của Trump không mấy chú trọng tới chi tiết liên quan đến việc ông sẽ thực hiện các mục tiêu đặt ra như thế nào. Ông ấy chủ yếu chỉ tái khẳng định, nhấn mạnh vào mục tiêu. Ông ấy thường lấp liếm bằng những câu chuyện lặt vặt khi bị truy hỏi về các chi tiết như vậy, chẳng hạn như lôi đồng nghiệp hay đối tác vào", Hayes nói.
Ví dụ, trong cuộc tranh luận trực tiếp với bà Clinton tối 26/9, người dẫn dắt chương trình Lester Holt hỏi ông về lập trường trước cuộc chiến Iraq. Trump lại trả lời rằng "hãy gọi cho Sean Hannity" để xác minh ông không ủng hộ cuộc chiến Iraq. Hannity là bình luận viên từ đài truyền hình Fox News, người từng nhiều lần phỏng vấn nhà tài phiệt New York.
Một đặc điểm khác trong cách tranh luận của Trump là ông luôn lăng mạ đối thủ. Theo một phân tích từ New York Times, ngôn ngữ ông Trump sử dụng phần lớn thường cay độc và hung hăng hơn nhiều lần nếu so với 5 đời tổng thống Mỹ gần đây nhất. Hồi tháng 12/2015, chỉ trong một tuần, Trump dùng từ "ngu ngốc" để thóa mạ các đối thủ ít nhất 30 lần.
"Trump hoàn toàn không ngần ngại lăng mạ những người mà ông ấy không đồng tình", Hayes nói.
Hayes tiết lộ ông thường xuyên phải gạn lọc những dòng tweet tự động của DeepDrumpf vì nó rất hay đưa ra những thông điệp đe dọa.
Ngoài ra, Trump cũng thường nhắc đến tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và thể hiện thái độ giận dữ trong các phát biểu. Đây là một thói quen mà DeepDrumpf cũng nhận ra và nhái lại được.
"Vì không muốn chương trình tự động đe dọa bất kỳ ai, bản thân tôi phải giữ vai trò như một bộ lọc giữa nó với thế giới bên ngoài, ít nhất cho đến khi tôi có thể xây dựng một cơ chế hoạt động tốt hơn để bảo đảm những gì nó đưa ra là chấp nhận được", Hayes nói.
Hồng Vân
Theo VNE
Lời lẽ thẳng thừng giúp Trump giành điểm sau cuộc đấu với Clinton Phong cách tranh luận giống như chương trình truyền hình thực tế đã giúp ông Trump giành được cảm tình của nhiều người Mỹ. Ông Trump và bà Clinton trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên. Ảnh: Ringer Sau cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên trong cuộc chạy đua bầu cử Tổng thống Mỹ, các quan sát viên đều nhất trí...