Trump ký sắc lệnh giảm phụ thuộc dược phẩm Trung Quốc
Trump ký sắc lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy sản xuất dược phẩm trong nước và tránh sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong dịch bệnh.
Sắc lệnh được ký ngày 6/8 cũng nhằm ủng hộ việc bào chế dược phẩm công nghệ cao có thể mang lại nhiều lợi ích cho các công ty dược phẩm Mỹ, Tổng thống Donald Trump cho biết trong chuyến thăm tập đoàn sản xuất máy giặt Whirlpool tại Clyde, Ohio cùng ngày.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong chuyến thăm Clyde, Ohio ngày 6/8. Ảnh: Reuters.
Biện pháp này bao gồm một điều khoản mang tên “Buy America” (Mua hàng Mỹ), trong đó quy định việc mua sắm liên bang bắt buộc đối với một số loại trang thiết bị y tế và dược phẩm thiết yếu cũng như dỡ bỏ rào cản cấp phép cho các loại dược phẩm mới do Mỹ sản xuất.
Theo đó, Buy America quy định Bộ Y tế và Dịch vụ Dân sinh, quân đội Mỹ và Bộ Cựu chiến binh Mỹ chỉ được mua hàng hóa sản xuất trong nước để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu. Buy America cũng yêu cầu Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ và Cơ quan Bảo vệ Môi trường dành ưu tiên cho các nhà sản xuất dược liệu Mỹ trong quá trình xem xét cấp phép.
Sắc lệnh này được cho là một phần trong những nỗ lực của chính quyền của Trump nhằm đẩy Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng.
“Như chúng ta đã thấy trong dịch bệnh lần này, Mỹ cần phải tự sản xuất các trang thiết bị và các loại dược phẩm thiết yếu. Chúng ta không thể dựa vào Trung Quốc hay các nước khác bởi một ngày nào đó họ có thể từ chối cung cấp sản phẩm mà chúng ta rất cần. Chúng ta cần phải trở nên khôn ngoan”, Trump nói.
Trump cũng “chĩa mũi dùi” vào các chính sách thương mại của Trung Quốc và chỉ trích ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden và cựu tổng thống Barack Obama vì đã không nhận ra được mối đe dọa từ Trung Quốc đối với ngành công nghiệp chế tạo của Mỹ.
“Trong vòng 4 năm tới, chúng ta sẽ đưa chuỗi cung ứng dược phẩm và y tế trở lại quê nhà và chúng ra sẽ chấm dứt sự lệ thuộc vào Trung Quốc như chúng ta đã làm với các sản phẩm máy giặt và máy sấy. Chúng ta sẽ sản xuất sản phẩm của mình tại đây”, Trump nói thêm.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhiều công ty Mỹ bày tỏ hoài nghi về sắc lệnh này và cảnh báo nó có thể châm ngòi cho việc Trung Quốc và các nhà cung cấp khác sẽ đáp trả trong thời điểm lên tới hơn 1.000 người Mỹ thiệt mạng mỗi ngày vì Covid-19.
Dù vậy, cố vấn cao cấp Nhà Trắng Peter Navarro cho rằng, điều quan trọng là Mỹ cần hành động ngay lúc này để ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng trong tương lai và đảm bảo đủ nguồn cung để các công ty Mỹ có thể sản xuất dược phẩm trong nước, chấm dứt sự lệ thuộc của họ vào các nguyên liệu và thành phẩm từ Trung Quốc. Navarro cũng cho rằng, sắc lệnh này sẽ ngăn chặn được nạn buôn bán dược phẩm giả tràn lan trên Internet mà theo ông chủ yếu đến từ Trung Quốc.
Mỹ ghi nhận hơn 5 triệu ca nhiễm Covid-19, gồm khoảng160.000 ca tử vong, vẫn đứng đầu cả về số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 trên toàn cầu.
Quan hệ Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng, đặc biệt sau khi hai nước ra lệnh đóng cửa tổng lãnh sự quán của nhau.
Biden chịu áp lực ‘cương nhu’ với Trung Quốc Chuyên gia: Căng thẳng Mỹ – Trung sẽ tiếp tục leo thang Trung Quốc ‘nhẫn nhịn’ trước thềm bầu cử Mỹ Nguy cơ Mỹ – Trung sa lầy trong căng thẳng
Những người Mỹ coi Covid-19 là 'trò bịp'
Đối với Davey, cư dân thành phố Huntington Beach ở nam California, quy định đeo khẩu trang để kiềm chế nCoV không phải là điều người Mỹ cần tuân thủ.
"Đó là một trò lừa bịp", người đàn ông 51 tuổi nói khi rời một cửa hàng, đề cập đến quy định bang California đã áp đặt là người dân phải che mặt ở hầu hết nơi công cộng.
"Càng xét nghiệm nhiều thì càng phát hiện nhiều ca nhiễm mới", ông nói, lặp lại lời của Tổng thống Donald Trump khi ông cố gắng giải thích số ca nhiễm tăng kỷ lục gần đây ở California và một số bang khác.
Người biểu tình phản đối khẩu trang ở Ohio ngày 18/7. Ảnh: AFP.
Davey không phải là cư dân duy nhất của thành phố ở Quận Cam này, nơi có sự hiện diện lớn của đảng Cộng hòa, phản đối biện pháp phong tỏa và quy định đeo khẩu trang.
Mặc dù ca nhiễm nCoV ở quận Cam không bùng nổ như một số nơi khác ở miền nam và miền tây đất nước, tỷ lệ lây nhiễm vẫn đáng lo ngại. Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với gần 4 triệu ca nhiễm, gần 144.000 ca tử vong.
Một nhân viên giấu tên tại một cửa hàng cho biết nhiều chủ doanh nghiệp đã từ bỏ nỗ lực thuyết phục khách hàng tuân thủ quy định đeo khẩu trang, do vấn đề đã trở nên nhạy cảm. "Rất nhiều cuộc biểu tình phản đối đóng cửa bãi biển và đeo khẩu trang đã diễn ra", nhân viên này nói. "Về cơ bản, rất nhiều cửa hàng quanh đây đang làm hết sức có thể để không mất khách".
Tracy, 25 tuổi, không đeo khẩu trang khi đi bộ từ bãi biển. Cô cho biết ban đầu cô cố gắng thuyết phục bạn bè đeo khẩu trang nhưng cuối cùng bỏ cuộc. "Đôi khi những lời nhắc nhở biến thành cãi vã", cô nói. "Tôi không biết tại sao nhưng vấn đề này rất nhạy cảm. Tôi đành buông xuôi".
Tranh cãi về vấn đề này đã khiến giám đốc y tế quận Cam Nichole Quick từ chức vào tháng trước, sau nhiều tuần bảo vệ quy định đeo khẩu trang toàn quận. Người kế nhiệm đã xóa bỏ quy định, nói rằng người dân được khuyến khích đeo khẩu trang chứ không bắt buộc.
Trong khi đó, cảnh sát trưởng quận Cam Don Barnes tuyên bố ông sẽ không thi hành lệnh bắt buộc người dân đeo khẩu trang, mà thay vào đó giáo dục ý thức trước.
Tại Kansas, cũng là bang đã ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang, chủ nhà hàng Bob Palmgren ban đầu nhắc nhở lịch sử một khách hàng là người đàn ông khoảng 40 tuổi đội mũ có khẩu hiệu "Khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại". Nhưng người khách này giơ ra một khẩu súng và nói rằng mình được miễn tuân thủ quy định.
Palmgren là cựu lính thủy đánh bộ và không nao núng trước khẩu súng. Ông nói với khách hàng rằng ông không muốn tiếp tục cuộc trò chuyện. "nCoV không quan tâm anh có súng hay không", Palmgren nói. "Biến ra khỏi đây ngay".
Trong khi đó, Susan Wiles, một người nghỉ hưu, rất giận dữ khi kể lại điều bà đã trải qua tại siêu thị Publix ở Vero Beach, Florida. Wiles đang ngồi trên chiếc xe điện đi quanh siêu thị thì một nhân viên "giật bắn mình" khi thấy bà rồi "nhìn bà trừng trừng".
"Anh ta hét lên: 'Bà không đeo khẩu trang'. Một người khác tiếp lời: 'Bà là mối đe dọa cho xã hội. Đưa bà ấy ra khỏi đây'. Sau đó, anh ta hét lên: 'Sao bà không đi tham dự một cuộc mít tinh của Trump đi?", Wiles kể.
Thực tế, Wiles đã đến các cuộc mít tinh của Tổng thống. Bà tin rằng những lo ngại về Covid-19 đã bị thổi phồng. "Chắc chắn là có virus nhưng nhiều người cũng chết vì cúm hàng năm". Khi đề cập đến đại dịch, bà cho biết: "Tôi không bị mắc lừa đâu. Nó không nghiêm trọng như họ nói".
Crystal Lynn, trợ lý hành chính ở Fairfax, Virginia, nói rằng cô không thích đeo khẩu trang vì chúng làm cô bị rát da và không nghĩ rằng khẩu trang có hiệu quả ngăn ngừa dịch. "Nó đem lại cảm giác an toàn giả tạo", Lynn nói.
Cô thắt dây an toàn khi lái xe vì nó có thể cứu mạng cô nhưng khẩu trang "không giống thế". "Tôi không nghĩ rằng khẩu trang bảo vệ bạn chút nào".
Các chuyên gia y tế công cộng không nghĩ vậy. Họ nói rằng đeo khẩu trang giúp ngăn người nhiễm nCoV lây virus cho người khác. Robert Redfield, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), cho biết nếu mọi người ở Mỹ bắt đầu đeo khẩu trang "ngay lập tức", dịch bệnh sẽ được kiểm soát trong vòng hai tháng.
Tổng thống Trump ban đầu cũng ngần ngại đeo khẩu trang, nói rằng làm vậy trông không ổn khi ông tiếp các nguyên thủ quốc gia tại Nhà Trắng. Tuy nhiên, ông cuối cùng cũng đeo khẩu trang ở nơi công cộng khi thăm một bệnh viện quân đội hồi đầu tháng này.
Tuy nhiên, khuyến nghị của giới chức y tế Mỹ không nhất quán trong vài tháng qua. Hồi đầu năm, họ khuyên mọi người không đeo khẩu trang vì lo ngại sẽ không có đủ vật tư bảo hộ cho nhân viên y tế. Vào cuối mùa xuân, khi giới khoa học có thêm hiểu biết về virus và cách nó lây truyền, khuyến nghị cho công chúng cũng thay đổi.
Wendy Wood, giáo sư tâm lý học tại Đại học Nam California, so sánh việc người dân phản đối đeo khẩu trang cũng giống như làn sóng bất bình khi Mỹ mới ra luật bắt buộc thắt dây an toàn trên ôtô. "Đây là điều mới mẻ với hầu hết người Mỹ", bà nói. "Bạn có thể so sánh nó với dây an toàn".
Càng làm phức tạp vấn đề là thông điệp bất nhất từ địa phương, bang và đặc biệt là chính phủ liên bang. "Vấn đề này bị chính trị hóa và việc đeo hay không đeo khẩu trang thể hiện xu hướng chính trị của bạn", bà nói.
Những người thuộc đảng Dân chủ có xu hướng tuân theo lời kêu gọi đeo khẩu trang từ các chuyên gia y tế như tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu nước Mỹ, trong khi người theo đảng Cộng hòa nhiều khả năng chịu tác động từ sự hoài nghi và những thông điệp bất nhất của Trump về khẩu trang.
Alison Dundes Renteln, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Nam California, không phủ nhận vấn đề khẩu trang đã bị chính trị hóa, nhưng cho rằng cuộc tranh cãi vượt ra ngoài bản sắc chính trị. "Tôi nghĩ nguyên nhân phức tạp hơn nhiều. Người Mỹ không thích chính phủ yêu cầu họ phải làm gì".
"Quan điểm của họ là 'để tôi tự do hoặc cho tôi chết'", Renteln nói, nhắc đến tuyên bố nổi tiếng của Patrick Henry, một trong những nhà lập quốc của Mỹ.
Giáo viên trở thành 'zombie cướp' ngân hàng Alan Hurwitz từng là giáo viên thúc đẩy công bằng xã hội, nhưng từ năm 1992, ông được biết đến với biệt danh "zombie cướp" vì một loạt vụ cướp ngân hàng. Trong vòng 9 tuần năm 1992, Hurwitz đã cướp 18 ngân hàng ở Michigan, Indiana, Illinois và Ohio. Gương mặt vô hồn của ông ta khi yêu cầu các giao dịch...