Trump- Kim Jong un gặp nhau bất ngờ: Ba nước này thua thiệt nhất
Ông Trump càng yên ổn với Triều Tiên thì sẽ càng quyết liệt dồn ép Iran trên mọi phương diện. Ông Trump càng nứi kéo được Triều Tiên thì càng bớt phải luỵ Trung Quốc và Nga.
Trong khi ấy, Triều Tiên và Hàn Quốc lại đều có thể chơi con bài dùng Mỹ làm đối trọng với Nga, Trung Quốc và Nhật Bản.
Tổng thống Mỹ Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong un gặp nhau ở khu DMZ.
Tuy trên danh nghĩa không được gắn cho cái mác “chính thức” theo cách hiểu thông dụng về chính trị ngoại giao, cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ở Bàn Môn Điếm ngày 30.6 vừa qua vẫn là sự kiện với ý nghĩa lịch sử đối với bán đảo Triều Tiên, đối với ba nước Mỹ, Triều Tiên và Hàn Quốc cũng như đối với cả thế giới.
Bàn Môn Điếm là nơi năm 1953 đã ký kết thoả thuận đình chiến cho cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và hiện là tâm điểm của khu vực phi quân sự ở giới tuyến phân cách giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ nào từ năm 1953 đến thăm Hàn Quốc cũng đều tới khu vực giới tuyến này và nhìn sang Triều Tiên. Nhưng phải đến thời ông Trump mới có tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân lên lãnh thổ Triều Tiên. Việc ông Trump, ông Kim Jong-un và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cùng gặp nhau ở Bàn Môn Điếm cũng có ý nghĩa lịch sử khi lần đầu tiên lãnh đạo ba nước tụ tập và lại còn cùng hiện diện ở Bàn Môn Điếm. Hình ảnh này khiến cho dư luận có thể lạc quan tin tưởng là sự thù địch lâu nay giữa hai miền trên bán đảo Triều Tiên và giữa Mỹ với Triều Tiên đang giảm đi đáng kể và có thể sẽ biến mất trong thời gian tới.
Sự kiện lớn này diễn ra rất bất ngờ và được thu xếp rất chóng vánh. Đây là cuộc gặp nhau lần thứ 3 giữa ông Trump và ông Kim Jong-un. Kết quả quan trọng nhất của cuộc gặp này không phải là việc hai người kia nhất trí với nhau nối lại đàm phán hoà bình và hoà giải giữa Mỹ và Triều Tiên hay là việc ông Trump nhắc lại lời mời ông Kim Jong-un tới thăm Mỹ mà trước hết là ở những điều đã nói ở trên.
Mỹ, Triều Tiên và Hàn Quốc được lợi nhiều nhất từ sự kiện này. Ông Moon Jae-in khẳng định và tăng cường vai trò trung gian hoà giải và bắc cầu giữa Mỹ và Triều Tiên. Quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên càng được cải thiện thì ông Moon Jae-in càng thuận lợi và dễ dàng thúc đẩy quan hệ của Hàn Quốc với Triều Tiên. Đồng thời, hoà bình và hoà giải giữa Triều Tiên và Hàn Quốc đóng góp rất quyết định vào hoà bình và hoà giải giữa Mỹ và Triều Tiên.
Những cuộc gặp ông Trump giúp ông Kim Jong-un đề cao được vị thế của Triều Tiên và cá nhân mình trên tầm cỡ quốc tế, thuận lợi và dễ dàng hơn trước rất đáng kể trong xử lý quan hệ với các đối tác khác, trước hết và đặc biệt là với Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc và Nhật Bản, củng cố vị thế quyền lực và uy danh cá nhân ở Triều Tiên, và đặc biệt là duy trì được vai trò và tác động quyết định của cái gọi là “trục Triều Tiên – Mỹ” trong quá trình giải quyết những vấn đề đang đặt ra trên bán đảo Triều Tiên và ở khu vực Đông Bắc Á.
Ông Trump dùng những cuộc gặp này để thực hiện cách tiếp cận riêng của mình – và rất khác những người tiền nhiệm – về giải pháp cho các vấn đề ấy, để ràng buộc ông Kim Jong-un vào cuộc chơi của mình và phân rẽ Triều Tiên với Nga và Trung Quốc, đặc biệt sau khi Triều Tiên có những bước cải thiện quan hệ đáng kể với Nga và Trung Quốc. Ông Trump cũng còn dùng sự thân thiện với Triều Tiên để gia tăng áp lực với Iran.
Bộ ba này chủ ý dần gây dựng cơ chế hợp tác mới làm hạt nhân chính cho việc giải quyết những vấn đề nói trên, dẫn dắt toàn bộ tiến trình và chỉ để cho Nga, Trung Quốc hay Nhật Bản tham gia khi cần thiết và ở mức độ cần thiết.
Ba phía bị thua thiệt nhiều nhất ở sự kiện bất ngờ này là Nga, Trung Quốc và Iran. Ông Trump càng yên ổn với Triều Tiên thì sẽ càng quyết liệt dồn ép Iran trên mọi phương diện. Ông Trump càng nứi kéo được Triều Tiên thì càng bớt phải luỵ Trung Quốc và Nga. Trong khi ấy, Triều Tiên và Hàn Quốc lại đều có thể chơi con bài dùng Mỹ làm đối trọng với Nga, Trung Quốc và Nhật Bản.
Cho nên qua đó cũng lại còn có thể thấy trong bối cảnh tình hình hiện tại ở khu vực cũng như trên thế giới và thực trạng quan hệ của Mỹ, Triều Tiên và Hàn Quốc với các đối tác khác, bộ ba kia nhằm vào tác động chính trị và tâm lý của sự kiện trước hết chứ còn đàm phán hoà bình và hoà giải giữa Mỹ và Triều Tiên rồi đây diễn biến như thế nào và kết cục ra sao lại là chuyện khác ở vào thời điểm khác trong bối cảnh tình hình khác.
Đây là người duy nhất biết bí mật Trump, Kim Jong-un thảo luận ở DMZ
Chỉ Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo biết những gì ông chủ Nhà Trắng đã hứa hẹn với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau tại khu phi quân sự (DMZ) ở biên giới Triều-Hàn mới đây.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại DMZ hôm 30/6
Theo Daily Star, một quan chức cấp cao đã xác nhận rằng Ngoại trưởng Pompeo là đại diện duy nhất của chính phủ Mỹ tham gia cuộc họp giữa ông Trump và ông Kim Jong-un tại Nhà Tự do ở DMZ khi 2 nhà lãnh đạo Mỹ-Triều Tiên gặp nhau hôm Chủ nhật (30/6).
Người này cho biết, việc ông Pompeo cũng tham gia cuộc họp đã được dàn xếp trước với phía Triều Tiên. Hiện chưa rõ người đại diện bên phía chính phủ Triều Tiên tham gia cuộc họp. Một dịch giả đi theo sau nhà lãnh đạo Kim Jong-un khắp DMZ trong khi các cảnh vệ của 2 nước vây xung quanh tòa nhà Tự do.
Cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống không có mặt trong chuyến đi nhưng đã nhấn mạnh trước đó cùng ngày đã nhấn mạnh rằng, Tổng thống Mỹ sẽ không chấp nhận cho phép ông Kim Jong-un phát triển vũ khí hạt nhân.
Ông Trump thực tế đã đề nghị có thể nới lỏng các lệnh trừng phạt trong cuộc họp kín kéo dài 45 phút với ông Kim vào Chủ nhật tại khu vực phi quân sự ngăn cách hai miền Triều Tiên.
"Các lệnh trừng phạt vẫn còn nhưng tại một số thời điểm trong các cuộc đàm phán, mọi thứ có thể xảy ra", ông John Bolton cho biết.
Ông cũng tuyên bố rằng những tiến bộ đã được thực hiện trong vòng đàm phán thứ ba của họ tại DMZ nhưng không đề cập chi tiết đó là gì.
Hội nghị thượng đỉnh thứ 2 giữa ông Trump và ông Kim Jong-un hồi tháng 2 tại Hà Nội đã thất bại khi 2 bên không đạt được bất cứ thỏa thuận mới nào và Triều Tiên đã nối lại các cuộc thử nghiệm vũ khí kể từ đó.
Trump nói hôm 30/6 rằng các cuộc đàm phán sẽ được bắt đầu lại. "Chúng tôi sẽ lập các nhóm, họ sẽ gặp nhau trong tuần tới, họ sẽ bắt đầu một quá trình và chúng tôi sẽ xem điều gì sẽ xảy ra", ông chủ Nhà Trắng khẳng định.
Theo Danviet
Tiết lộ cuộc họp bí mật lúc nửa đêm dàn xếp thượng đỉnh Trump-Kim tại biên giới liên Triều Cuộc gặp gỡ lịch sử của lãnh đạo Mỹ-Triều tại DMZ là kết qủa sau cuộc họp gấp gáp trong đêm của quan chức hai nước. Theo tờ Korea Herald của Hàn Quốc, Đặc phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên Stephen Biegun đêm 30/6 bí mật gặp gỡ các quan chức Triều Tiên để thảo luận chi tiết về cuộc gặp...