Trump không gia hạn thương vụ TikTok
Chính quyền Trump không gia hạn cho ByteDance thoái vốn khỏi TikTok tại Mỹ, nhưng các cuộc đàm phán giữa chính phủ Mỹ và công ty dự kiến tiếp tục.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 4/12 quyết định không thông qua bất kỳ lệnh gia hạn nào cho ByteDance tại cuộc họp với các quan chức cấp cao, theo một người tham dự cuộc họp. Chính phủ trước đó gia hạn hai lần, lần lượt 15 ngày và 7 ngày so với thời hạn 90 ngày ban đầu, vốn kết thúc vào 12/11, theo lệnh của Trump.
Logo TikTok bên ngoài văn phòng công ty tại California, Mỹ hồi tháng 9. Ảnh: Reuters .
Ủy ban Đầu tư Nước ngoài của chính phủ Mỹ tuần trước gia hạn cho công ty mẹ ByteDance của TikTok thêm một tuần, đến ngày 4/12, để thoái vốn khỏi TikTok tại Mỹ. Trump hồi tháng 8 trao cho Bộ Tư pháp quyền thực thi lệnh thoái vốn sau khi hết thời hạn, nhưng không rõ khi nào hoặc bằng cách nào chính phủ có thể tìm cách bắt buộc thoái vốn.
Bộ Tư pháp, Bộ Ngân khố và Nhà Trắng chưa bình luận về việc không gia hạn, trong khi TikTok cũng chưa đưa ra phản ứng.
Video đang HOT
Chính quyền Trump cho rằng TikTok đặt ra những lo ngại về an ninh quốc gia vì dữ liệu cá nhân của người dùng Mỹ có thể bị chính phủ Trung Quốc thu thập. TikTok, mạng chia sẻ video ngắn có hơn 100 triệu người dùng ở Mỹ, phủ nhận cáo buộc này.
Dưới áp lực của chính phủ Mỹ, ByteDance đã đàm phán trong nhiều tháng để hoàn tất thỏa thuận bán một phần hoạt động kinh doanh của TikTok tại Mỹ cho Walmart và Oracle, biến TikTok thành một thực thể mới.
ByteDance tuần trước đưa ra đề xuất mới nhằm giải quyết những lo ngại của chính phủ Mỹ. Theo Bộ Tài chính Mỹ, việc gia hạn 7 ngày khi đó nhằm xem xét “bản đệ trình sửa đổi” của ByteDance.
ByteDance đưa ra đề xuất sau khi tiết lộ hồi tháng 11 rằng họ đã gửi 4 đề xuất trước đó, gồm một đề xuất vào tháng 11, nhằm tìm cách giải quyết các mối lo ngại của Mỹ bằng cách “tạo ra thực thể mới, thuộc sở hữu hoàn toàn của Oracle, Walmart và các nhà đầu tư hiện tại của Mỹ trong ByteDance, chịu trách nhiệm xử lý dữ liệu người dùng Mỹ của TikTok và kiểm duyệt nội dung”.
Ngày 11/11, ByteDance đệ đơn lên Tòa phúc thẩm Mỹ phản đối lệnh thoái vốn và nói rằng họ đã đưa ra loạt đề xuất mới để giải quyết các lo ngại của chính quyền Trump. Tuy nhiên, họ không nhận được bất kỳ phản hồi nào.
Vào tháng 9, TikTok thông báo đạt thỏa thuận sơ bộ để Walmart và Oracle mua cổ phần trong một công ty mới, giám sát các hoạt động của TikTok tại Mỹ. Trump nói rằng thỏa thuận này đạt được nhờ ông. Tuy nhiên, nhưng chính phủ Trung Quốc không đồng ý. Từ đó đến nay, thương vụ TikTok vẫn chưa thể kết thúc như mong muốn của các bên.
Trung Quốc có thể không duyệt thỏa thuận TikTok
Thỏa thuận ByteDance đạt được với Oracle và Walmart về tương lai của TikTok có thể sẽ không được chính phủ Trung Quốc chấp thuận, theo Global Times.
"Rõ ràng những điều khoản này thể hiện một cách sâu sắc phong cách bắt nạt và logic côn đồ của Washington. Họ gây tổn hại an ninh quốc gia, lợi ích và tự tôn của Trung Quốc", Global Times, tờ báo thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết trong bài xã luận đăng tối 21/9.
Bài viết của Global Times đề cập đến thỏa thuận công ty ByteDance của Trung Quốc vừa đạt được với các đối tác Mỹ liên quan đến ứng dụng TikTok. Theo thỏa thuận, ByteDance sẽ thành lập công ty con TikTok Global tại Mỹ, trong đó Oracle và Walmart nắm 20% cổ phần, và chủ yếu do người Mỹ quản lý.
Tác giả ẩn danh của bài xã luận phản đối đề xuất 4/5 ghế hội đồng quản trị của TikTok Global do người Mỹ nắm giữ và chỉ một ghế dành cho công dân Trung Quốc, cũng như việc bổ nhiệm một "giám đốc an ninh quốc gia" do Mỹ phê chuẩn.
Logo TikTok bên ngoài văn phòng đại diện ở bang California, Mỹ hồi tháng 8. Ảnh: AFP.
Bài xã luận cũng chỉ trích yêu cầu ByteDance chuyển giao mã nguồn của TikTok cho Oracle như một phần của thỏa thuận Oracle mua cổ phần, cũng như việc quản lý TikTok riêng rẽ với "ứng dụng song sinh" Douyin ở Trung Quốc.
"Vì TikTok và Douyin có cùng mã nguồn, điều này đồng nghĩa Mỹ có thể nắm được các hoạt động của Douyin", bài xã luận nêu. "Nếu việc cơ cấu lại TikTok dưới sự thao túng của Mỹ trở thành mô hình, điều đó có nghĩa một khi bất kỳ công ty Trung Quốc nào mở rộng hoạt động kinh doanh sang Mỹ và cạnh tranh ở nước này, công ty đó sẽ bị Mỹ nhắm đến và biến thành công ty do Mỹ kiểm soát bằng các thủ đoạn, ép buộc, mà cuối cùng chỉ phục vụ lợi ích của Mỹ".
ByteDance và Oracle cuối tuần qua thông báo đạt thỏa thuận về TikTok, song hai bên xác định những điều khoản khác nhau trong các tuyên bố công khai. ByteDance cho biết TikTok Global sẽ là công ty con và ByteDance sở hữu 80% cổ phần. Trong khi đó, Oracle nói rằng quyền sở hữu của ByteDance với TikTok sẽ được phân chia cho các nhà đầu tư của ByteDance, trong đó có nhiều công ty Mỹ, và bản thân ByteDance sẽ không có cổ phần trong TikTok Global.
Thỏa thuận cần có sự chấp thuận của các cơ quan quản lý ở cả Mỹ và Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 21/9 tuyên bố chính quyền của ông sẽ không chấp nhận thỏa thuận cho phép ByteDance duy trì quyền kiểm soát TikTok tại Mỹ.
Trump tháng trước ký sắc lệnh cấm mọi cá nhân, tổ chức nằm trong quyền tài phán của Mỹ giao dịch với ByteDance nhằm "bảo vệ an ninh quốc gia". Ông cũng đặt thời hạn 20/9 cho ByteDance phải đạt thỏa thuận bán hoạt động tại Mỹ hoặc đối mặt với lệnh đóng cửa.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân khẳng định cơ sở an ninh quốc gia mà Mỹ sử dụng để "đàn áp các công ty Trung Quốc" là "không có căn cứ", nhấn mạnh doanh nghiệp Trung Quốc kinh doanh theo quy tắc quốc tế và luật pháp Mỹ.
ByteDance muốn định giá TikTok 60 tỷ USD Tập đoàn ByteDance đề xuất giá 60 tỷ USD cho TikTok, trong đó Oracle và Walmart sẽ chi 12 tỷ USD để mua 20% cổ phần, theo nguồn giấu tên. "Oracle và Walmart sẽ chi tổng cộng 12 tỷ USD để mua cổ phần nếu chấp nhận mức giá 60 tỷ USD do chủ sở hữu ByteDance đưa ra. Giá trị cuối cùng...