Trump khen thiết bị y tế Nga
Trump cho biết vận tải cơ Nga đã mang đến những thiết bị y tế chất lượng cao, có thể giúp cứu sống nhiều người.
“Đó là cử chỉ rất đẹp dưới danh nghĩa của Tổng thống Putin. Tôi có thể từ chối hoặc đồng ý, tôi đã nói rằng ‘tôi sẽ nhận nó’. Ông ấy gửi tới rất nhiều thiết bị y tế chất lượng cao và tôi đã đồng ý. Chúng có thể cứu được rất nhiều mạng sống”, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 2/4.
“Tôi không lo ngại về mục đích tuyên truyền của Nga, không một chút nào”, ông chủ Nhà Trắng nói thêm. Một số quan chức Mỹ từng bày tỏ phản đối hoạt động này, cho rằng Trump quá gần gũi Tổng thống Nga Vladimir Putin, đồng thời cáo buộc hoạt động vận chuyển thiết bị y tế của Moskva là công cụ tuyên truyền nhằm gây ảnh hưởng tới Washington.
Tổng thống Trump họp báo tại Nhà Trắng hôm 2/4. Ảnh: AFP.
Vận tải cơ thuộc Không quân Vũ trụ Nga lên đường tới Mỹ hôm 1/4, mang theo 60 tấn hàng hóa gồm khẩu trang, đồ bảo hộ và thuốc khử trùng. Máy bay đáp xuống sân bay John F. Kennedy ở thành phố New York, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 tại Mỹ với 49.707 ca nhiễm và 1.562 người chết.
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) sẽ kiểm tra các thiết bị để bảo đảm chúng đáp ứng tiêu chuẩn Mỹ, sau đó phân phối tới những địa điểm cần thiết.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Nga cho biết Moskva chịu một nửa chi phí hàng hóa, Washington thanh toán phần còn lại. Tuy nhiên, quan chức giấu tên trong chính quyền Trump khẳng định Mỹ đã trả tiền mua toàn bộ 60 tấn hàng, đồng thời cám ơn Nga “đã bán với mức giá thấp hơn thị trường” nhưng không tiết lộ giá trị đơn hàng.
Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận về thông tin trên.
Tổng thống Putin đề xuất hỗ trợ Washington trong cuộc điện đàm thảo luận phương án ứng phó Covid-19 với người đồng cấp Mỹ hôm 30/3. “Phía Nga đề xuất giúp Mỹ trong thời điểm khó khăn vì dịch bệnh. Tổng thống Trump đã tỏ ý biết ơn và chấp nhận đề nghị”, Thư ký báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết.
Vận tải cơ Nga chở thiết bị y tế đến Mỹ hôm 1/4. Ảnh: Sputnik.
Chính phủ Mỹ đã lập cầu hàng không với Trung Quốc để tăng tốc độ vận chuyển thiết bị y tế được mua bởi các công ty tư nhân bằng cách sử dụng máy bay, thay vì tàu biển như thông thường. Một số chuyến bay bổ sung có thể mang thiết bị tương tự từ các nước như Việt Nam và Malaysia đến Mỹ.
Mỹ hiện ghi nhận hơn 242.000 người mắc Covid-19, trong đó gần 6.000 người đã chết.
Vũ Anh
Thổ phủ nhận mua Su-35 và hy vọng vào F-35
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar hôm 29/10 đã chính thức lên tiếng phủ nhận thông tin nước này mua tiêm kích Su-35 của Nga.
Theo ông Hulusi Akar, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ không hề có kế hoạch mua chiến đấu cơ Su-35 để thay thế vào nhiệm vụ của F-35. "Những thông tin trước đó cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mua 36 chiếc Su-35 là không đúng sự thật", Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ nói.
Tuy nhiên, điều bất ngờ không chỉ ở lời phủ nhận mua Su-35 khi ông này nói về lý do không mua Su-35: "Chúng tôi là đối tác với dự án tiêm kích F-35 của Mỹ. Chúng tôi có quyền được tiếp nhận những chiến đấu cơ thế hệ 5 này".
Tuyên bố được Bộ trưởng Akar đưa ra sau đúng 4 ngày tờ Daily Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ đăng tải thống tin Nga đã sẵn sàng chuyển giao 36 chiếc tiêm kích Su-35 cho Ankara. Hiện tại những cuộc đàm phán giữa 2 bên đã gần như hoàn tất. Ngoài ra, tờ báo này còn khẳng định, hai bên đang xem xét khả năng sản xuất một số linh kiện dành cho Su-35 tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Giới chuyên gia nhận định, tuyên bố của Bộ trưởng Akar cũng đồng nghĩa với việc Thổ Nhĩ Kỳ vẫn hy vọng vào việc Mỹ sẽ chuyển giao số máy bay tàng hình F-35 theo hợp đồng đã ký kết trước đó dù những bất đồng đang tồn tại giữa Washington và Ankara.
Hy vọng về việc F-35 vẫn sẽ có mặt trong Không quân Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã được Ngoại trưởng nước này, ông Mevlut Cavusoglu nói rằng: "Mọi biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ không mang lại hiệu quả và cuối cùng Mỹ sẽ không dám đóng băng thương vụ máy bay tàng hình F-35. Chúng tôi tin rằng máy bay sẽ được chuyển giao vào tháng 11/2019 bất chấp S-400 có mặt tại Thổ Nhĩ Kỳ", vị quan chức này tuyên bố.
Trước đây, dư luận từng đặt vấn để là Washington nên thúc đẩy đồng minh mua S-400 và người Mỹ sẽ dựa trên những chiến lợi phẩm đó để hoàn thiện kỹ thuật cho mình. Khi ngăn Thổ Nhĩ Kỳ ngừng thương vụ S-400 không được, có thể Mỹ sẽ chọn nước đi này.
Nếu thực sự Mỹ có toan tính như vậy thì việc bàn giao F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ không hẳn là sự nhượng bộ của Mỹ, việc Lầu Năm Góc liên tục thể hiện cứng rắn với Nga và đối tác về các thương vụ S-400 cũng chưa hẳn là muốn ngăn chặn những thương vụ đó.
Đó có thể là một kịch bản của người Mỹ, để làm sao tạo động lực và quyết tâm cho Nga nhanh chóng chuyển giao S-400 cho đối tác, từ đó giúp Mỹ hiện thực hoá toan tính riêng của mình với báu vật S-400 của Nga.
Nhưng những thông tin trên mới chỉ dừng lại ở mức độ suy luận và Mỹ chưa có phản ứng chính thức nào với tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Hulusi Akar. Vì vậy, tương lai của F-35 ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện vẫn chưa có gì thay đổi.
Thùy Dung
Nối tiếp M1A2 Sepv3 Abrams, Leopard 2A6NL áp sát biên giới Nga Quân đội Phần Lan thông báo họ đã nhận đủ 100 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A6NL mua lại từ Hà Lan và sẽ triển khai sát biên giới Nga. Động thái mới nhất của Phần Lan rõ ràng rất đáng quan tâm, bởi tiếp sau việc Mỹ triển khai xe tăng M1A2 SEPv3 Abrams hay các quốc gia Baltic từng...