Trump kêu gọi tử hình kẻ đánh bom giải marathon
Trump cho rằng Dzhokhar Tsarnaev, kẻ đánh bom giải marathon ở Boston năm 2013, đáng bị tử hình, sau khi tòa phúc thẩm lật lại bản án đối với y.
“Hiếm có ai đáng nhận án tử hình hơn kẻ đánh bom giải marathon ở Boston Dzhokhar Tsarnaev. Quá nhiều sinh mạng đã mất và nhiều cuộc đời bị hủy hoại”, Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng Twitter hôm 2/8. “Chính phủ liên bang một lần nữa yêu cầu án tử hình trong phiên giám đốc thẩm. Đất nước chúng ta không thể để phán quyết phúc thẩm này có hiệu lực”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại một cuộc họp ở bang Florida hôm 31/7. Ảnh: AFP.
Tsarnaev, 27 tuổi, đã đặt hai quả bom tự chế gần vạch đích cuộc đua marathon năm 2013, khiến ba người chết và 264 người bị thương. Y thừa nhận thực hiện vụ tấn công cùng anh trai mình, Tamerlan Tsarnaev, người đã chết trong vụ đấu súng với cảnh sát 4 ngày sau vụ đánh bom.
Vụ đánh bom là một trong những cuộc tấn công gây chấn động nhất ở Mỹ, sau vụ khủng bố 11/9/2001. Tsarnaev năm 2015 bị tuyên có tội với toàn bộ 30 tội danh bị truy tố và bị tuyên tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc với 17 tội danh chịu mức án cao nhất.
Tsarnaev sau đó kháng cáo với lý do phiên tòa không nên được tổ chức ở Boston, có sai sót trong quá trình lựa chọn bồi thẩm đoàn và thẩm phán đã không xem xét đầy đủ các bằng chứng.
Video đang HOT
Tòa phúc thẩm liên bang ở Massachusetts hôm 31/7 giữ nguyên hầu hết các bản án của Tsarnaev do tòa sơ thẩm tuyên, nhưng chỉ đạo một tòa án quận tổ chức lại phiên xử mới để định đoạt số phận của Tsarnaev liên quan đến 17 tội danh bị tuyên án tử. Lý do tòa phúc thẩm đưa ra phán quyết này là do tòa sơ thẩm có một số vấn đề về tính trung lập trong quá trình lựa chọn bồi thẩm đoàn.
Bất kể kết quả phiên tòa mới thế nào, Tsarnaev vẫn “bị giam trong tù đến hết đời”, ba thẩm phán tòa phúc thẩm nói.
Các luật sư của Tsarnaev luôn khẳng định anh trai y đáng trách hơn và Dzhokhar không có tiền sử bạo lực.
Dzhokhar Tsarnaev và một mảnh của quả bom nồi áp suất sót lại sau vụ đánh bom Boston năm 2013. Ảnh: Theatlanticwire.
Trump thường xuyên kêu gọi tăng cường áp dụng án tử hình và trong chiến dịch tái tranh cử, chính quyền của ông dường như quyết tâm thực hiện một số lượng kỷ lục các vụ tử hình liên bang.
Các vụ tử hình cấp liên bang rất hiếm được thực thi ở Mỹ, dù ba tù nhân đã bị xử tử trong tháng này sau khi Trump ra lệnh nối lại án tử hình liên bang sau 17 năm gián đoạn. Vụ tử hình thứ tư sẽ được thực hiện cuối tháng tới.
"Cạnh tranh Mỹ-Trung là đua đường dài, không phải nước rút"
Quyền Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhận định cạnh tranh Mỹ - Trung tại Ấn Độ - Thái Bình Dương là cuộc đua đường dài chứ không phải chạy nước rút.
Mỹ cần chiến lược dài hạn và "các đối tác cùng chí hướng" để cạnh tranh với Trung Quốc trong "cuộc đua marathon" dài hơi để lãnh đạo trật tự quốc tế, David Helvey, Quyền Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các vấn đề an ninh Ấn Độ - Thái Bình Dương nhận định.
Quyền Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các vấn đề an ninh Ấn Độ - Thái Bình Dương David Helvey. Ảnh: Handout
"Cùng với nhau, chúng ta phải bền bỉ khi đối mặt với thách thức dài hạn này bằng cách tiếp tục duy trì và đại diện cho những nguyên tắc cốt lõi như tôn trọng chủ quyền, tôn trọng sự minh bạch, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, ủng hộ tự do hàng hải và hàng không".
Ông Helvey là người phụ trách chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Trump - một nội dung trở thành tâm điểm trong chính sách châu Á của Mỹ. Chiến lược này đã mở rộng khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ Nam Á cho tới bờ biển Thái Bình Dương của Mỹ. Bắc Kinh đã coi chiến lược này là một nỗ lực nhằm tập hợp các quốc gia như Ấn Độ và Nhật Bản để chống lại sự nổi lên của Trung Quốc trong khu vực.
Sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc đã leo thang và mở rộng trên nhiều lĩnh vực trong những năm qua, từ xung đột thương mại cho tới các vấn đề trên Biển Đông và gần đây nhất là vấn đề Hong Kong.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị từng cảnh báo rằng Mỹ sẽ đẩy 2 quốc gia này đến "một cuộc Chiến tranh Lạnh mới".
"Cộng đồng quốc tế không thể ngồi yên khi Trung Quốc tiếp tục bẻ cong, coi thường và viết lại các quy tắc nhằm áp đặt mong muốn của họ", ông Helvey nói.
Quyền Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng cho rằng: "Đó là lý do tại sao ngay bây giờ, hơn lúc nào hết, các đối tác cùng chí hướng phải hành động qua việc chuẩn bị, kết nối và đồng hành lâu dài cùng nhau để chúng ta có thể đảm bảo hòa bình và thịnh vượng trong những thập kỷ sắp tới".
Mỹ sẽ "vẫn tập trung vào việc chống lại các hành vi thô bạo" bằng cách duy trì một lực lượng có khả năng và sẵn sàng hành động, thúc đẩy các sáng kiến cũng như đầu tư nhiều hơn nhằm củng cố lợi thế công nghệ, trong đó bao gồm lĩnh vực vũ trụ và không gian mạng".
"Chúng ta cũng phải quyết tâm bảo vệ mạng lưới và hệ thống truyền thông, nền kinh tế, các thể chế chính trị và xã hội của chúng ta trước ảnh hưởng tiêu cực từ Trung Quốc để bảo vệ các lợi ích và an ninh chung".
Quan chức Mỹ cho rằng Washington cần tìm kiếm cơ hội để đưa các đối tác mới cùng tham gia nỗ lực này, cũng như kêu gọi các đồng minh và đối tác hiện tại tăng cường năng lực quốc phòng, "đóng góp vào việc bảo vệ lợi ích chung của chúng ta", đồng thời làm sâu sắc thêm khả năng tương tác, hoạt động huấn luyện, tập trận chung và các kế hoạch song phương để các bên có thể hoạt động "hiệu quả và gắn kết với nhau".
Liu Weidong, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc nhận định chính quyền Tổng thống Trump hiện đang thúc đẩy những nỗ lực nhằm tập hợp các đồng minh và đối tác để đối phó với Trung Quốc.
"Hiện nay, mối quan hệ Mỹ - Trung đã thay đổi theo hướng của một cuộc Chiến tranh Lạnh, tập trung vào sự đối đầu về ý thức hệ. Mỹ đã bị chỉ trích vì quá chú tâm vào bản thân mà không hợp tác với các đồng minh. Hiện nay, nước này đang tận dụng mọi cơ hội để châm ngòi cho làn sóng chống Trung Quốc", chuyên gia này bình luận
Collin Koh, một chuyên gia nghiên cứu thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore thì phân tích, Mỹ và các đồng minh khu vực sẽ hợp tác mạnh mẽ hơn sau nhiều năm lo ngại về cam kết của Mỹ trong khu vực dưới thời Tổng thống Trump với đường lối "Nước Mỹ trước tiên"./.
Chính sách visa mới đè bẹp tương lai 1 triệu du học sinh tại Mỹ Hai tháng nữa, Tianyu Fang, 19 tuổi, sẽ bắt đầu học kỳ đầu tiên tại Đại học Stanford ở California. Nhưng hiện tại, Fang không chắc mình sẽ làm được. Fang, đến từ Trung Quốc, là một trong hàng triệu sinh viên quốc tế đang đối mặt nguy cơ phải rời Mỹ nếu trường đại học của họ chuyển sang hình thức học...