Trump gặp tổng thống từng ví ông với Hitler
Donald Trump sẽ tới Mexico gặp tổng thống nước này trước khi có bài phát biểu về nhập cư tại bang Arizona, Mỹ.
Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump. Ảnh: Reuters.
“Tôi nhận lời mời từ Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto và rất mong đợi được gặp ông ấy vào ngày mai (31/8)”, Donald Trump, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa, viết trên Twitter cá nhân tối 30/8.
Văn phòng tổng thống Mexico xác nhận chuyến thăm, đăng thông báo bằng tiếng Tây Ban Nha rằng tỷ phú New York “đã nhận lời mời và sẽ gặp riêng Tổng thống @EPN”.
Tổng thống Mexico gửi lời mời tới cả Trump và ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton, theo AFP. Chiến dịch của Clinton thông báo bà chưa có kế hoạch thăm Mexico. Một trợ lý nói bà Clinton “mong muốn trao đổi với Tổng thống Pena Nieto vào thời gian thích hợp”.
Video đang HOT
Trump thăm Mexico chỉ vài giờ trước khi ông có bài phát biểu tại thành phố Phoenix, bang Arizona, tối 31/8. Bài phát biểu được cho là cơ hội để Trump nêu rõ quan điểm của ông về nhập cư. Ông gần đây tỏ ý sẵn sàng nới lỏng lập trường cứng rắn thành một chính sách “công bằng và nhân đạo” hơn.
Trump thường xuyên công kích người nhập cư Mexico vượt biên trái phép vào Mỹ. Chính sách cứng rắn đối với nhập cư, bao gồm cả trục xuất, là một yếu tố quan trọng trong chiến dịch tranh cử. Ông từng cam kết “xây tường” dọc theo biên giới phía nam Mỹ nếu đắc cử và buộc Mexico phải trả chi phí.
Tổng thống Pena Nieto mô tả Trump giống “Hitler và Mussolini”, lên án ứng viên đảng Cộng hòa vì quan điểm chủ nghĩa biệt lập. Trong cuộc phỏng vấn với CNN tháng trước, ông nói “không đời nào Mexico lại trả phí xây một bức tường như vậy”.
Như Tâm
Theo VNE
Tham vọng hạt nhân của Ấn Độ: Lực đẩy mới, lực cản cũ
Trong chuyến công du vừa kết thúc, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi giành được sự hậu thuẫn của Mỹ và Mexico cho việc nước này gia nhập Nhóm các quốc gia cung ứng hạt nhân (NSG).
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto trong chuyến thăm của ông Modi đến Mexico hôm 8.6.2016REUTERS
Đây là tổ chức được thành lập để kiểm soát việc buôn bán, cung ứng chất liệu phóng xạ cũng như chuyển giao công nghệ hạt nhân. Tham gia nhóm này, Ấn Độ không chỉ có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển chương trình hạt nhân mà còn gia tăng đáng kể vị thế quốc tế, kéo theo vai trò và ảnh hưởng chính trị.
Tuy chưa ký kết Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), nhưng nhờ những thỏa thuận hợp tác hạt nhân song phương với Mỹ mà Ấn Độ đã hưởng không ít ưu đãi dành riêng cho thành viên NSG. Sự hậu thuẫn nói trên tạo ra cú hích quan trọng mới cho Ấn Độ trên con đường trở thành thành viên của nhóm.
Nhà máy điện nguyên tử Kakrapar ở bang Gurajat, Ấn Độ. AFP
Tuy nhiên, lực đẩy mới này chưa đủ để vô hiệu hóa lực cản cũ là sự chống đối của Trung Quốc. Nước này lâu nay tỏ ra không đồng tình, thậm chí ngăn cản Ấn Độ được kết nạp vào NSG. Lý do được đưa ra là New Delhi chưa tham gia Hiệp ước NPT.
Thực chất, Bắc Kinh lo ngại về triển vọng phát triển hạt nhân của Ấn Độ, nhất là khi Washington chủ động dỡ bỏ những trở ngại pháp lý để thúc đẩy hợp tác với New Delhi trong lĩnh vực này.
Lợi ích chiến lược của Trung Quốc là không để Ấn Độ trở thành đối thủ ngang bằng, không để Mỹ và Ấn Độ thúc đẩy hợp tác hạt nhân song phương và không để Ấn Độ vượt trội Pakistan về hạt nhân. Cho nên chưa biết khi nào Ấn Độ mới vượt qua được lực cản cũ này.
La Phù
Theo Thanhnien
Mexico đề xuất hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính Tổng thống Mexico Enrique Pea Nieto ngày 17/5 đã đề xuất cải cách hiến pháp lên Quốc hội nước này nhằm hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trên toàn quốc. Tổng thống Mexico Nieto đã đề xuất hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trên toàn quốc. (Ảnh: AP) Phát biểu tại thủ đô Mexico City nhân ngày Quốc tế chống lại...