Trump đòi xây tường biên giới Mỹ – Mexico: Trên nóng dưới lạnh
Cách biên giới chỉ vài phút chạy xe, quán cafe Borderland ở thị trấn Columbus, bang New Mexico (Mỹ), phục vụ bánh ngô burrito và pizza cho người dân địa phương.
Hàng rào biên giới với Mexico ở thị trấn Columbus. (Ảnh: NYT)
“Đây là thị trấn nhỏ buồn ngủ nhất mà bạn có thể tưởng tượng”, chị Adriana Zizumbo, 31 tuổi, nói. Chị lớn lên ở Columbus và đang cùng chồng quản lý quán cafe này.
“Cuộc khủng hoảng duy nhất mà chúng tôi đang đối mặt ở đây là tình trạng thiếu lao động”, chị nói. Hiện nay, số người vượt qua biên giới để sang đây làm việc đã ít đi, trong khi người Mỹ không muốn tự tay làm những việc nặng nhọc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đóng cửa chính phủ một phần vì vấn đề an ninh biên giới và kế hoạch xây bức tường dọc biên giới Mỹ- Mexico của ông bị ngăn cản. Và trong bài phát biểu trên sóng truyền hình vào giờ vàng của ông vào tối 8/1, ông đã vẽ ra một bức tranh ảm đạm về cuộc sống ở những thị trấn như Columbus.
Ông nói rằng người dân biên giới đang trải qua một cuộc “khủng hoảng nhân đạo”, và ông mô tả tình trạng bạo lực và nguy hiểm rình rập từ “những kẻ buôn người tàn nhẫn và những nhóm tội phạm man rợ”. Nhưng đó không phải điều mà chị Zizumbo thấy. Chị nói rằng người dân ở Columbus phản đối chuyện xây tường biên giới với tỷ lệ khoảng 90%.
“Chuyện về bức tường đã quá đủ rồi. Chúng tôi có những vấn đề khác cần giải quyết”, báo New York Times dẫn lời chị Zizumbo.
Quán cafe Borderland ở thị trấn Columbus. (Ảnh: NYT)
Trải dài gần 2.000 dặm từ nam Texas đến hàng rào nhô ra Thái Bình Dương ở San Diego, biên giới của Mỹ với Mexico dài và vượt qua nhiều địa hình khác nhau. Ở những nơi xa thuộc vùng sa mạc như ở Columbus, một thị trấn với khoảng 1.600 dân, mọi thứ tĩnh lặng đến mức buồn ngủ. Ở những thành phố như El Paso và San Diego, những gia đình di cư muốn tìm đường vào Mỹ đã dồn lại thành nhiều đám đông và ồn ào, khi họ bị dồn vào các trại giam và bến xe buýt, rồi mẫu thuẫn giữa những người di cư ném đá vào lực lượng thực thi công vụ liên bang.
Video đang HOT
Đoán trước nội dung bài phát biểu của ông Trump, báo New York Times đã cử phóng viên đến vùng biên giới bên phía Mexico và 4 bang bên phía Mỹ, gồm California, New Mexico, Arizona và Texas, nhưng không thấy mấy người chia sẻ quan điểm của Tổng thống.
Nhiều người nói rằng thực sự đang có một cuộc khủng hoảng nhân đạo, nhưng họ cho rằng chính quyền Trump có lỗi vì đã khiến tình trạng này tồi tệ hơn bằng hàng loạt chính sách nhằm chặn đường của người dân từ Trung Mỹ. Họ cho rằng những chính sách đó không thể ngăn người nhập cư, mà chỉ làm gia tăng căng thẳng, khiến các trung tâm nhân đạo quá tải và đẩy những người muốn xin tị nạn vào bạo lực và nguy cơ mắc bệnh cũng như những vấn đề khác.
Vào một buổi chiều cách đây vài tháng, một cậu bé người Mỹ Latin bước đến bến xe buýt ở Tp McAllen, phía nam bang Texas. Bến xe trung chuyển này là hơi hàng trăm người nhập cư bị chính quyền đưa đến mỗi ngày. Cậu bé trông vẫn mệt mỏi sau thời gian bị giam giữ. Nhưng cậu là người bản địa ở Texas. Cậu đến thăm họ hàng và mặc chiếc áo phông in dòng chữ nhắn nhủ đến những ai có thể hiểu nhầm về xuất thân của cậu: “Bình tĩnh đi ông Trump, tôi là người hợp pháp”.
Một người chăn gia súc ở Arizona cho biết anh sang Mexico 1 ngày trước đó, và anh không thấy tình hình có gì khẩn cấp. Dòng người xếp hàng dài, lực lượng chức năng chặn các ngả đường mà người di cư có thể đi qua, nhưng không có dấu hiệu xung đột hay người dân chen lấn xô đẩy.
“Chẳng có vấn đề gì ở biên giới, ngoài những chuyện mà chúng ta đang gây ra”, người chăn nuôi giấu tên nói. Anh cho biết anh không muốn tiết lộ danh tính để tránh gặp rắc rối với những người ủng hộ ông Trump xây tường.
“Không cần phải xây tường to hơn. Chẳng có cuộc khủng hoảng biên giới nào ở đó”, anh nói.
Một số quan chức ở nơi này nói rằng những vấn đề tồi tệ hơn hiện nay là kết quả của cách quản lý biên giới của chính phủ liên bang. Ở El Paso và những thành phố khác của California và Arizona, cơ quan di trú và hải quan liên bang gần đây lặng lẽ thả hàng ngàn người nhập cư ra đường khiến giới chức thành phố và các trung tâm di cư vất vả tiếp nhận họ.
“Họ bị thả ra mà không có gì trong tay, không tiền, không gì hết”, ông Kevin Malone, một trong những sáng lập viên của Mạng lưới phản ứng nhanh San Diego, nói. Ông cho biết mạng lưới này phải xử lý số lượng người nhập cư trái phép được thả không thông báo nhiều hơn trước đây.
Nhưng bên cạnh đó vẫn có người ủng hộ ông Trump.
Ông James Johnson, một nông dân có tiếng nói ở Columbus, cho biết ông đã bỏ phiếu cho ông Trump năm 2016 và tiếp tục ủng hộ tổng thống, bao gồm cả đề xuất xây tường biên giới.
“Hãy xem, chúng ta cần an ninh và một bước tường sẽ đem lại an ninh”, ông Johnson, 43 tuổi, chủ một trang trại gia đình gần biên giới, nói.
Trong một lều tạm của người tị nạn ở Mexico. (Ảnh: NYT)
Để xem những người mà lực lượng ông Trump muốn đẩy ra xa, chỉ cần vượt qua một đoạn đường không dài từ biên giới phía nam Texas đến thị trấn Matamoros của Mexico, nơi hàng trăm người di cư đang chờ đợi cơ hội sang Mỹ tị nạn.
Chiếc lều tạm bợ giúp họ tránh mưa nắng.
Bà Iris Patricia Oseguera, một phụ nữ 51 tuổi người Hondura, ngồi trong lều với cậu con trai 10 tuổi. Bà và con phải quay về đây sau khi bị chặn đường sang Mỹ.
“Chúng tôi chẳng có nơi nào để đi”, bà Oseguera nói. Người phụ nữ này cho biết mẹ con bà không thể trở về Honduras vì các băng nhóm tội phạm ở đó hoành hành rất kinh khủng.
Trong trại tị nạn khác, một nhóm tình nguyện viên người Mỹ đang phát các túi nước và hoa quả.
Một trong số họ là bà Cyndie Rathburn, thị trưởng thị trấn Rancho Viejo, bang Texas, nơi có rất đông những người bảo thủ ủng hộ ông Trump. “Đây không phải khủng hoảng an ninh quốc gia. Tổng thống Trump chỉ giỏi hùng biện và cường điệu”, bà nói.
BÌNH GIANG
Theo TPO
Mỹ điều thêm quân đội ngăn dòng người di cư tràn qua biên giới với Mexico
Mỹ được cho là tiếp tục tăng cường thêm binh sĩ tới "điểm nóng" biên giới California và Mexico nhằm hỗ trợ các lực lượng ở đây ngăn hàng nghìn người di cư xâm nhập vào lãnh thổ Mỹ.
Một người mẹ đưa các con tránh khỏi khu vực xịt hơi cay ở biên giới Mỹ-Mexico (Ảnh: Reuters)
Washington Post ngày 26/11 dẫn nguồn tin quân đội Mỹ cho biết hàng trăm quân nhân đang đóng ở các bang Texas và Arizona đã được điều động tới California hỗ trợ lực lượng Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) ngăn hàng nghìn người di cư Trung Mỹ đi vào lãnh thổ nước này.
Business Insider sau đó đã xác nhận lại thông tin trên một lần nữa thông qua Bộ Tư lệnh Bắc Mỹ. "Khoảng 300 quân nhân đã được điều động tới California trong vài ngày qua", thông báo của cơ quan trên xác nhận.
Hiện thời có khoảng hơn 5.000 di dân Trung Mỹ đang có mặt ở Tijuana, San Diego. Ngày 25/11, có khoảng vài trăm người bao gồm cả phụ nữ và trẻ em đã tràn qua hàng rào kim loại thứ nhất và áp sát với hàng rào thứ 2 khiến cho cảnh tượng khi đó trở nên rất hỗn loạn.
Vì vậy, phía quân đội Mỹ đã buộc phải xịt hơi cay và bắn đạn cao su để kiềm chế nhóm di dân. Theo thông báo chính thức, Mỹ và Mexico đã bắt hơn 100 người. Những người này đang đối mặt với việc bị trục xuất, có nghĩa là hành trình kéo dài cả tháng trời tới Mỹ của họ sẽ quay lại nơi bắt đầu.
Vụ việc đã khiến dư luận Mỹ và thế giới có những phản ứng trái chiều sau khi truyền thông đưa tin rằng khi hơi cay được xịt ra nhằm kiềm chế đám đông, phụ nữ và trẻ em đã bị ảnh hưởng ít nhiều. AP nỏi rằng trẻ em bắt đầu gào khóc, và ho liên tục khi hít phải chất hóa học.
Do lo ngại tình hình có thể xấu đi, Mỹ ngày 25/11 đã đóng đường di chuyển của phương tiện ở phía bắc và phía nam tại San Ysidro, sau đó đóng tiếp đường dành cho người đi bộ. Vào 5h chiều cùng ngày (giờ địa phương), CBP đã mở lại phần biên giới đóng cửa.
Vai trò của quân đội Mỹ ở biên giới đã trở thành chủ đề gây tranh cãi trong nhiều tuần qua. Các ý kiến chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng việc triển khai quân nhân là một sự lãng phí thời gian, nguồn lực và nhân sự.
Khoảng 5.000 người đã tới Tijuana tuần trước, sau chuyến đi kiệt sức kéo dài tới 4.000 km trong suốt một tháng. Nhiều người trong số họ muốn chạy trốn cuộc sống nghèo đói và bạo lực ở Honduras.
Người nhập cư Trung Mỹ đứng trước hàng rào dây thép gai, phía đối diện là lực lượng biên giới và quân đội Mỹ đứng canh gác (Ảnh: Bloomberg)
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Business Insider
Đứa trẻ người Guatemala thứ 2 chết sau khi bị biên phòng Mỹ bắt giữ Theo Reuters, một bé trai 8 tuổi người Guatemala đã chết lúc rạng sáng 25/12 sau khi bị lực lượng biên phòng Mỹ bắt giữ. Đây là trường hợp trẻ em di cư thứ hai người Guatemala bị chết trong nhà tù Mỹ tháng này. Một thông cáo của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ (CBP) cho biết, các...