Trump đối đầu cố vấn y tế giữa Covid-19
Khi Covid-19 bùng phát trở lại, Trump không còn che giấu những bất đồng giữa ông với đội ngũ cố vấn, chuyên gia y tế hàng đầu của Nhà Trắng.
5 tháng kể từ khi Covid-19 bùng phát tại Mỹ, Tổng thống Donald Trump và các chuyên gia y tế làm việc cho chính quyền của ông đã chuyển từ những bất đồng âm thầm sau hậu trường sang tranh cãi công khai về dịch bệnh.
Kết quả là các chuyên gia y tế Mỹ không khỏi cảm thấy mất tinh thần khi họ vừa phải nỗ lực chống lại cuộc khủng hoảng sức khỏe nghiêm trọng nhất thế hệ, vừa phải đối phó với những ý tưởng bất chợt của Tổng thống, người ít quan tâm hay thực sự thấu hiểu công việc họ đang làm.
Cố vấn y tế Anthony Fauci (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 13/4. Ảnh: AFP.
Việc Trump không tin hay nghe theo lời khuyên từ những người có chuyên môn như tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu nước Mỹ về bệnh truyền nhiễm, không phải điều mới lạ.
Trump đã không còn tham dự các phiên họp của nhóm chuyên trách chống Covid-19 trong vài tháng qua. Các cuộc họp của nhóm gần đây diễn ra với tần suất thưa hơn và được tổ chức bên ngoài Nhà Trắng.
Khi được hỏi liệu Tổng thống Trump còn tin tưởng tiến sĩ Fauci không, Thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany hôm qua chỉ trả lời rằng Trump “tin tưởng vào những kết luận mà đội ngũ chuyên gia y tế của chúng ta đưa ra”.
Tuy nhiên, Trump đã không ít lần phàn nàn với các cố vấn trong các cuộc họp về việc mỗi lần xuất hiện trên truyền hình, tiến sĩ Fauci đều đưa ra thông điệp mâu thuẫn với những gì ông truyền đạt. Hồi tháng ba, Trump đã giận dữ khi Fauci dự đoán về diễn biến dịch bệnh kém lạc quan hơn so với ông, song Tổng thống Mỹ vẫn tránh công khai thể hiện sự phật ý với cố vấn y tế hàng đầu Nhà Trắng.
Trong bối cảnh số ca nhiễm nCoV tăng trở lại và cách Trump phản ứng với dịch bệnh đang làm lu mờ triển vọng tái đắc cử của ông, Tổng thống Mỹ đã đưa những bất đồng giữa ông với tiến sĩ Fauci và cả Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh (CDC) lên một cấp độ mới, công khai hơn, trực diện hơn.
Bước phát triển này thực sự gây thất vọng với những người đang mong chờ rằng chính quyền liên bang sẽ phối hợp ăn ý, chặt chẽ hơn nhằm ngăn chặn dịch bệnh tiếp tục lây lan.
Thay vào đó, Trump đang phát đi tín hiệu rằng sau nhiều tháng tranh cãi nội bộ và chỉ khiển trách riêng với các quan chức hay cơ quan được giao nhiệm vụ chống Covid-19, ông giờ đây sẵn sàng công khai chất vấn và bỏ qua những lời khuyên từ họ.
“Tôi không đồng tình với ông ấy”, Trump hôm 7/7 trả lời khi được hỏi về bình luận của Fauci rằng Mỹ vẫn “chìm trong đợt sóng đầu tiên” của Covid-19. Tổng thống Mỹ cho biết ngay từ đầu, ông nên bỏ ngoài tai ý kiến từ các chuyên gia và chỉ tin vào bản năng, trực giác của mình.
“Tiến sĩ Fauci ban đầu nói không nên đeo khẩu trang và giờ lại bảo nên đeo”, Trump trả lời phỏng vấn kênh Gray Television. “Ông ấy còn nói vô số thứ khác. Đừng đóng cửa với Trung Quốc. Đừng cấm Trung Quốc. Dù sao thì tôi vẫn làm điều đó. Tôi không nghe theo lời các chuyên gia của mình mà vẫn cấm đi lại từ Trung Quốc. Chúng ta đáng lẽ sẽ rơi vào tình trạng tồi tệ hơn nhiều. Bạn sẽ không thể tin được có bao nhiêu người chết nếu chúng ta không ban lệnh cấm”.
Tuy nhiên, những chỉ trích của Trump đối với Fauci không hoàn toàn chính xác. Tiến sĩ này đưa ra lời khuyên không đeo khẩu trang vào lúc cả nước đang thiếu vật tư y tế nghiêm trọng và thực tế, Fauci đã công khai ủng hộ lệnh cấm nhập cảnh với người đến từ Trung Quốc vào thời điểm nó vừa được công bố.
Những chỉ trích Trump nhằm vào Fauci phản ánh niềm tin của Tổng thống Mỹ rằng các chuyên gia y tế mà ông tập hợp ở giai đoạn dịch mới bùng phát đã khiến ông có những bước đi sai lầm. Đây cũng là quan điểm được thúc đẩy bởi một số hãng truyền thông bảo thủ.
Một ngày sau khi chỉ trích Fauci, Trump cáo buộc CDC đã đưa ra “những hướng dẫn rất đắt đỏ và khó khăn về việc mở cửa trường học”, khẳng định ông không đồng tình với những đề xuất từ cơ quan phòng chống dịch này.
Video đang HOT
“Muốn tiến hành mở cửa nhưng họ lại yêu cầu trường học làm những điều rất phi thực tế”, Trump viết trên Twitter. “Tôi chắc chắn sẽ gặp họ!!!”.
Vài giờ sau, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence cho hay CDC sẽ ra hướng dẫn mới vào tuần tới về việc tái mở cửa trường học và thêm rằng CDC không nên được nhìn nhận như rào cản ngăn trẻ em quay lại lớp học.
Trong giai đoạn đầu khủng hoảng Covid-19, những bất đồng giữa Trump với các quan chức y tế như Fauci không được thể hiện rõ ràng. Sau khi Fauci công khai thể hiện quan điểm trái ngược với Trump trong các vấn đề như sử dụng thuốc trị sốt rét hydroxychloroquine để chữa Covid-19 hay thời gian phát triển thành công vaccine, Trump vẫn kiềm chế thể hiện nỗi giận dữ, khẳng định ông tôn trọng các chuyên gia y tế và vẫn nghe theo lời khuyên từ họ.
Khi Fauci và tiến sĩ Deborah Birx, điều phối viên phản ứng với Covid-19 của Nhà Trắng, hồi đầu tháng 4 khuyên Trump tiếp tục duy trì các biện pháp phong tỏa, ông chấp nhận. Nhưng đây có lẽ là đỉnh điểm sức chịu đựng của ông.
Từ đó đến nay, Trump liên tục xem nhẹ những khuyến nghị từ các chuyên gia và đưa ra những thông tin mâu thuẫn về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh cũng như dự đoán cho những tháng sắp tới.
Rạn nứt giữa Nhà Trắng với CDC không chỉ giới hạn ở Tổng thống Trump. Một số quan chức Cánh Tây đã cáo buộc CDC phá hỏng những nỗ lực ban đầu của chính phủ nhằm tăng cường năng lực xét nghiệm nCoV. Số khác hoài nghi về dữ liệu họ nhận được từ CDC và cả tiến sĩ Birx, cho rằng chúng không đầy đủ hoặc bị trì hoãn.
Tuần qua, trong lúc chính quyền cố gắng hết sức thúc đẩy việc mở cửa trở lại trường học, CDC công bố một số hướng dẫn giữ an toàn cho học sinh, sinh viên, bao gồm sắp xếp lại các lớp học nhằm duy trì cách biệt cộng đồng và nâng cấp hệ thống thông gió. Dù vậy, giám đốc CDC Robert Redfield nhấn mạnh hướng dẫn của họ không nên bị coi là rào cản đối với việc mở cửa trường học.
Trong một cuộc họp bàn tròn về mở cửa trường học và hàng loạt dòng tweet sau đó, Trump đã gọi việc mở cửa trường học là vấn đề chính trị, đồng thời cho biết sẽ thuyết phục các thống đốc cho phép học sinh, sinh viên quay lại lớp học.
Sau sự kiện trên, một số lãnh đạo CDC lên tiếng bày tỏ thất vọng rằng việc mở cửa trở lại trường học đã bị chính trị hóa. “Chúng tôi thực sự đã dành thời gian nghiên cứu và đưa ra khuyến nghị dựa trên khoa học. Nhưng vì Tổng thống đã biến việc mở cửa thành vấn đề chính trị nên chúng có lẽ sẽ không được thực hiện”, một quan chức cấp cao CDC nói.
Chuyên gia Mỹ dự đoán 3 cái kết có thể sẽ xảy ra đối với virus corona Vũ Hán
Dịch bệnh do virus corona gây nên khiến nhiều người lo lắng và hoảng sợ, thắc mắc liệu dịch bệnh sẽ đi về đâu và liệu đến bao giờ nó mới thực sự chấm dứt... Dưới đây là lời dự báo của các chuyên gia y tế Mỹ.
Bệnh viêm phổi cấp do virus corona (2019-nCoV) mới gây ra bắt đầu ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối tháng 12 năm 2019. Tính đến ngày 8/2, dịch bệnh đã cướp đi mạng sống của 724 người trên toàn cầu, trong đó 722 trường hợp là người Trung Quốc, lây nhiễm cho hơn 34.000 người trên 26 quốc gia.
Dịch bệnh khiến nhiều người lo lắng và hoảng sợ, thắc mắc liệu dịch bệnh sẽ đi về đâu và liệu đến bao giờ nó mới thực sự chấm dứt.
Nhân viên y tế của Bệnh viện Trung ương Vũ Hán chụp ảnh. Ảnh: Reuters
Trang Business Insider - một trang báo điện tử Mỹ đã đăng tải lời dự đoán của các chuyên gia y tế công cộng rằng dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra có thể sẽ diễn ra theo 3 cái kết sau:
1. Sự bùng phát có thể được kiểm soát thông qua các can thiệp y tế và nó sẽ hoàn toàn biến mất, giống như những gì đã xảy ra với đại dịch SARS trước đây.
2. Các chuyên gia sẽ tìm ra vắc xin đặc trị cho dịch bệnh.
3. Virus corona có thể không bao giờ chấm dứt, nó sẽ trở nên phổ biến như bệnh cúm mùa.
Theo 2 vị chuyên gia y tế công cộng nổi tiếng tại Mỹ, cái kết thứ 3 rất có thể sẽ xảy ra, tức là loại virus corona mới này sẽ không bao giờ thực sự biến mất.
Dưới đây là 3 cách mà dịch coronavirus có thể diễn ra trong thời gian tới:
Kết quả 1: Dịch bệnh do virus corona gây ra sẽ không bao giờ thực sự kết thúc
Theo các nhà nghiên cứu tại Tổ chức Y tế Thế giới, cứ 1 người nhiễm coronavirus có thể truyền cho 1,4 - 2,5 người khác. Đồng thời, WHO cũng đã tuyên bố coronavirus là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế vào ngày 30/1 vừa qua.
Theo ông Amesh Adalja, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins: 2019-nCoV nằm trong "gia đình" virus corona bao gồm OC43, 229E, HKU1 và NL63, tất cả đều là loại virus hiện diện vĩnh viễn trên toàn cầu. Chúng gây ra bệnh cảm lạnh thông thường, tuy nhiên đôi khi loại virus này cũng gây ra bệnh viêm phổi, khiến con người tử vong trong các trường hợp hiếm gặp.
Vì vậy ông Adalja đánh giá, 2019-nCoV có thể cũng sẽ giống các "thành viên trong gia đình" corona của mình, sẽ hiện diện vĩnh viễn. Như vậy đồng nghĩa với việc, dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra sẽ không bao giờ thực sự kết thúc.
- Nếu tồn tại mãi mãi, coronavirus có thể sẽ gây ra bệnh giống bệnh cúm theo mùa:
Trong trường hợp đó, 2019-nCoV có thể sẽ không xuất hiện vào mùa hè mà sẽ phát triển mạnh vào mùa thu và mùa đông mỗi năm.
Thực tế, 4 loại coronavirus kia cũng có tính thời vụ, nguyên nhân bởi "virus gây cúm thường mạnh mẽ hơn, có thể sống lâu trong không khí hơn khi nhiệt độ trở lạnh", ông Amanda Simanek, nhà dịch tễ học tại Đại học Wisconsin ở Milwaukee trả lời trên Insider.
Thế nhưng, ông Stephen Morse, nhà dịch tễ học tại Đại học Columbia lại cho rằng không giống như cúm, coronavirus không có khả năng biến đổi mỗi mùa. Các gen của virus cúm thay đổi thông qua một quá trình gọi là trôi dạt kháng nguyên và mỗi đột biến nhỏ tạo ra một loại virus cúm mới, khiến cho hệ thống miễn dịch của chúng ta phải bắt đầu chiến đấu từ đầu. Đó là lý do tại sao vắc-xin cúm không phải lúc nào cũng hiệu quả.
"Nói chung, coronavirus ít bị đột biến hơn cúm", ông Morse nói.
- Nếu tồn tại mãi mãi, cũng có thể coronavirus trong tương lai sẽ còn yếu hơn virus cúm:
Ngoài ra, các chuyên gia cũng tiên đoán rất có thể virus cororna trong thời gian tới sẽ còn trở nên nhẹ hơn cả bệnh cúm, tuy nhiên theo ông Morse, ông sẽ rất ngạc nhiên nếu điều ấy xảy ra. Và nếu điều ấy xảy ra thật thì cũng sẽ phải mất một thời gian dài.
Kết quả 2: Nhờ sự can thiệp của y tế, virus corona sẽ hoàn toàn biến mất
Sự bùng phát 2019-nCoV tương tự như đại dịch SARS năm 2003, cụ thể là: Cả hai đều là coronavirus có nguồn gốc từ dơi, cả hai đều có bắt nguồn từ động vật sang người ở các chợ bán thịt động vật hoang dã Trung Quốc, hai virus này đều có khoảng 80% DNA giống nhau. Vì vậy, rất có thể dịch viêm phổi cấp do virus cororna gây ra cũng sẽ có kết thúc giống như SARS.
SARS là đại dịch đã giết chết 774 người và lây nhiễm hơn 8.000 người từ tháng 11 năm 2002 đến tháng 7 năm 2003. Nó đã biến mất vào năm 2004 nhờ sự làm việc chăm chỉ của của các y bác sĩ bằng cách theo dõi, chẩn đoán, cách ly những người nhiễm SARS.
Một bác sĩ đang đeo mặt nạ. Ảnh: Getty
Ngoài ra, nhờ cơ quan chức năng ra quyết định hạn chế đi lại, tổ chức các chiến dịch thông tin công cộng và sàng lọc tại sân bay mà dịch bệnh đã được đẩy lùi. Đáng nói, đây cũng là cách mà Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới đang tiến hành để giải quyết virus corona.
Tuy nhiên, điều các nhà nghiên cứu lo ngại là SARS vốn dĩ ít lây lan hơn nhiều so với coronavirus. Nguyên nhân bởi corona có thể lây lan ngay cả khi người bệnh không có triệu chứng.
Kết quả 3: Thế giới sản xuất ra vắc xin đặc trị và virus corona sẽ bị xóa sổ
Ông Stephen Morse và Amesh Adalja cho rằng, cũng có thể thế giới sẽ sản xuất ra một loại vắc xin đặc trị để kiểm soát dứt điểm 2019-nCoV.
"Hiện, có rất nhiều biện pháp can thiệp để kiểm soát virus cororna đến khi chúng tôi tìm thấy vắc xin", ông Morse nói.
Ảnh minh họa.
Hiện, có 5 công ty dược phẩm hàng đầu là Johnson & Johnson, Regeneron Enterprises, GlaxoSmithKline, Moderna và Gilead Science đã công bố kế hoạch nghiên cứu và phát triển các phương pháp điều trị virus mới.
Một số nước cũng đang phát triển vắc xin dựa trên mã di truyền của coronavirus. Hiện, các nhà nghiên cứu đang trong thời gian đánh giá hiệu quả của các loại vắc xin này.
Dù việc đưa vắc xin ra thị trường vốn là một quá trình khó khăn và phải mất nhiều năm, ví dụ như vắc xin Ebola phải mất 20 năm để sản xuất nhưng ông Anthony Fauci, giám đốc trung tâm bệnh truyền nhiễm của Viện Y tế Quốc gia lại tiết lộ rằng cơ quan này đang hợp tác với Moderna để nhanh chóng phát triển vắc xin trị coronavirus.
Ảnh: Reuters.
"Vượt qua mọi khó khăn, chúng tôi sẽ thử nghiệm loại vắc xin này cho người trong vòng 2,5 tháng nữa", ông Fauci tuyên bố.
Theo Insider/Trí Thức Trẻ
Mỹ đề nghị gửi chuyên gia hỗ trợ chống virus, Trung Quốc vẫn phớt lờ Hơn 1 tháng sau đề nghị gửi chuyên gia đến Trung Quốc giúp đỡ, lời đề nghị của Mỹ vẫn chưa được Bắc Kinh chấp thuận. Trung Quốc vẫn chưa mời các chuyên gia y tế Mỹ giúp đỡ trong cuộc chiến chống virus corona mới mặc dù Mỹ đã đưa ra lời đề nghị hơn một tháng trước, CNN dẫn lời Bộ...