Trump dỡ lệnh cấm nhập cảnh từ Anh, châu Âu
Trump phê duyệt gỡ bỏ lệnh cấm đi lại từ Anh, châu Âu và Brazil vào Mỹ, quyết định dự kiến có hiệu lực từ ngày 26/1.
Lệnh cấm nhập c ảnh vào Mỹ với hành khách từ Anh, 26 nước trong khối Schengen và Brazil được Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định dỡ bỏ hôm 18/1, nhưng sẽ chỉ hết hiệu lực từ ngày 26/1, cùng thời điểm quy định toàn bộ hành khách quốc tế phải xét nghiệm âm tính nCoV trước khi đến Mỹ được áp dụng, hai quan chức giấu tên am hiểu vấn đề cho hay.
Nhà Trắng sau đó xác nhận thông tin này.
Chính quyền Mỹ từng xem xét dỡ bỏ hạn chế đi lại với các khu vực này từ tháng 11 sau khi nhận được sự ủng hộ từ nhóm chuyên trách ứng phó Covid-19 của Nhà Trắng và các quan chức y tế cộng đồng.
Video đang HOT
Hành khách tại sân bay Miami của Mỹ hồi cuối tháng 12/2020. Ảnh: AP .
Lệnh cấm đi lại được áp dụng từ tháng 3/2020, trong đó ngăn những người không phải công dân Mỹ nhập cảnh vào nước này nếu từng ở Anh và 26 nước trong khối Schengen trong vòng 14 ngày trước đó. Biện pháp tương tự với hành khách từ Brazil được thông qua vào tháng 5/2020.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC) tuần trước ký văn bản yêu cầu hành khách nước ngoài phải trình kết quả xét nghiệm âm tính nCoV hoặc bằng chứng cho thấy đã hồi phục sức khỏe sau khi nhiễm Covid-19 để có thể nhập cảnh vào Mỹ.
Marty Cetron, giám đốc bộ phận di trú và cách ly toàn cầu của CDC, cho biết những lệnh cấm nhập cảnh là chiến lược mở đầu nhằm đối phó đà lây nhiễm nCoV và “nên được chủ động xem xét lại”.
Tổng thống đắc cử Joe Biden có thể tái áp đặt lệnh cấm đi lại sau khi nhậm chức.
Nhiều quan chức chính quyền Mỹ cho rằng lệnh cấm không còn ý nghĩa vì phần lớn quốc gia trên thế giới không bị cấm đi lại với Mỹ, trong khi một số người khác kêu gọi giữ nguyên biện pháp này do hàng loạt nước châu Âu vẫn chặn công dân Mỹ nhập cảnh.
Mỹ hiện ghi nhận hơn 24,6 triệu ca nhiễm nCoV, trong đó hơn 408.000 người đã chết. Tiến sĩ Rochelle Walensky, giám đốc tương lai của CDC, cảnh báo Mỹ sắp “đối mặt những tuần đen tối ở phía trước” khi số người chết vì Covid-19 sẽ chạm ngưỡng 500.000 vào giữa tháng 2.
Châu Âu cảnh báo Iran về kế hoạch sử dụng nhiên liệu urani
Ngày 16/1, ba cường quốc châu Âu là Anh, Pháp và Đức đã cảnh báo Iran về việc nước này dự định sử dụng nhiên liệu sản xuất từ urani cho một lò phản ứng phục vụ nghiên cứu và phát triển.
Kỹ thuật viên làm việc bên trong một nhà máy điện hạt nhân ở Isfahan, Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo các nước này, hành động trên đi ngược tinh thần của thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) đã được Tehran ký năm 2015 với Nhóm P5 1 (Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức).
Trong tuyên bố chung đưa ra về vấn đề này, ngoại trưởng Pháp, Anh và Đức nêu rõ: "Chúng tôi đặc biệt khuyến khích Iran chấm dứt hoạt động này và lập tức quay trở lại tuân thủ đầy đủ các cam kết của mình trong JCPOA, nếu như nước này nghiêm túc duy trì thỏa thuận". Các ngoại trưởng nói rõ họ "lo ngại sâu sắc" về kế hoạch của Iran vì urani không phải được sử dụng vì mục đích dân sự mà chủ yếu cho mục đích quân sự.
Tuyên bố trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Cơ quan Năng lương Nguyên tư quôc tê (IAEA) hôm 13/1 cho biết đã nhận được thông báo từ Iran về việc nước này đang đẩy mạnh nghiên cưu sản phẩm từ urani, nhằm cung cấp nhiên liệu cải tiến cho một lo phan ưng phuc vu công tac nghiên cưu tai Tehran. Trong giai đoạn đầu tiên, Iran sẽ sử dụng urani tư nhiên đê san xuât kim loai urani tại một nhà máy ở thành phố Isfahan.
Đây là một bước đi nhạy cảm vì kim loại urani co thê đươc sư dung trong chê tao vu khi hat nhân và việc Iran nghiên cứu phát triển sản phẩm từ urani có thể vi phạm các điều khoản trong JCPOA, trong đó quy định rõ những giới hạn đối với việc Iran sản xuất và sở hữu plutoni, urani hay các hợp chất chứa hai thành phần này trong vòng 15 năm. JCPOA cũng chỉ cho phép Tehran làm giàu urani ở mức 3,67%, thấp hơn nhiều so với mức 20% mà nước này đã thực hiện trước khi thỏa thuận được ký kết.
Tuy nhiên, JCPOA đã bị lung lay kể từ tháng 5/2018, khi Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận và áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhằm gây áp lực buộc Tehran đàm phán lại. Không chấp nhận áp lực từ Mỹ, Iran cắt giảm dần các cam kết trong thỏa thuận, đồng thời tăng mức làm giàu urani trở về ngưỡng 20%.
Iran khẳng định nước này đủ năng lực làm giàu urani ở độ tinh khiết lên tới 90%, mức đủ để chế tạo vũ khí hạt nhân. Trong động thái đưa ra hồi tháng trước, Quôc hôi Iran đa thông qua luât yêu câu chinh phu nươc nay mở rộng hoạt động hạt nhân, trong đó có việc đưa vào sử dụng nha may urani ơ Isfahan trong vong 5 thang. Ngoài ra, nêu cac lênh trưng phat cua My không đươc nơi long trươc ngay 21/2/2021, tức một tháng sau khi nước Mỹ có chính phủ mới, Iran se đây manh hoat đông lam giau urani va se giơi han vai tro thanh tra cua IAEA ơ nươc nay.
Châu Âu có thể nếm 'ác mộng kéo dài' năm 2021 Covid-19, Brexit và căng thẳng chính trị quốc tế khiến 2020 trở thành một năm đáng quên với châu Âu, nhưng triển vọng 2021 cũng không mấy khả quan. Năm 2021, khi không còn đại dịch Covid-19, những cuộc đàm phán gay gắt với Anh hay một tổng thống Mỹ chống Liên minh châu Âu (EU) như Donald Trump, châu Âu cuối cùng...