Trump đe dọa chương trình vũ khí tốn kém nhất lịch sử Mỹ
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump ngày 12.12 chỉ trích chương trình phát triển chiến đấu cơ tàng hình F-35 của tập đoàn vũ khí Lockheed Martin quá đắt đỏ.
Chương trình chế tạo F-35 có thể sẽ bị cắt giảm dưới thời Donald Trump.
Theo National Interest, ông Trump không nói rõ liệu có hủy bỏ chương trình chế tạo chiến đấu cơ tàng hình hay không nhưng cam kết hàng tỷ USD sẽ được tiết kiệm khi tỷ phú Mỹ nhậm chức vào tháng tới.
Đây là dấu hiệu cho thấy chương trình chế tạo chiến đấu cơ F-35, tiêu tốn đến gần 400 tỷ USD sẽ bị cắt giảm nghiêm trọng.
“Chương trình F-35 quá tốn kém và hoàn toàn vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Hàng tỷ USD có thể được tiết kiệm dành cho quân đội và những hạng mục mua sắm khác sau ngày 20.1″, ông Trump viết trên Twitter.
Trước đó một ngày, Tổng thống Mỹ đắc cử cũng bày tỏ sự không hài lòng với dự án F-35. “Hãy nhìn vào chương trình F-35 với số tiền đã tiêu tốn, lên tới hàng trăm tỷ USD”.
“Người nào ký hợp đồng cho những thỏa thuận này không xứng đáng để đi làm nữa. Hai hoặc ba năm sau nhìn lại, chúng ta sẽ thấy họ như làm việc cho chính công ty đề xuất dự án tốn kém đó. Họ cần phải bị giám sát cả đời”, ông Trump nói trên Fox News.
Kể từ khi được giao cho Lockheed Martin năm 2001, chương trình chế tạo F-35 liên tục bị đội giá. Chương trình cũng bị trì hoãn từ 5-6 năm và hiện mới có 180 máy bay sẵn sàng chiến đấu thay vì 2.500 chiếc như kế hoạch.
So với chi phí ban đầu ở mức 233 tỷ USD năm 2001, khoản tiền cần thiết để chế tạo F-35 đã tăng lên đến 379 tỷ USD năm 2015. Giá thành mỗi chiếc F-35 cũng tăng từ 81 triệu USD lên 154,3 triệu USD.
Video đang HOT
Dự án chế tạo F-35 có thể là chương trình vũ khí thất bại nhất của Mỹ.
Theo tính toán, Mỹ sẽ phải tiêutốn 891 tỷ USD trong tương lai để bảo dưỡng và duy trì năng lực chiến đấu của toàn bộ những chiếc F-35 hiện có trong 56 năm tới.
Đặc tính kỹ chiến thuật kém, thường xuyên phát sinh lỗi, chậm tiến độ khiến chương trình chế tạo F-35 có thể trở thành dự án thất bại nhất lịch sử của Mỹ.
Trước sự chỉ trích của ông Trump, trưởng nhóm dự án F-35 của Lockheed Martin, Jeff Babione, nói ông và tập đoàn hiểu được những quan ngại và chi phí. Tập đoàn đã đầu tư hàng triệu USD để tập trung nghiên cứu giảm giá thành máy bay.
Babione khẳng định mục tiêu của Lockheed là giảm giá F-35 đến 70% so với chi phí ban đầu.
Một tuần trước ngày Trump thắng cử, Bộ Quốc phòng Mỹ và Lockheed Martin đã kết thúc đàm phán về hợp đồng thầu thứ 9, về việc mua thêm 90 máy bay chiến đấu F-35. Số tiền mà Lockheed nhận được ước tính vào khoảng 7,18 tỷ USD.
F-35 hiện là chiến đấu cơ tàng hình chiến thuật duy nhất vẫn còn được sản xuất. Không quân Mỹ đã ngừng đặt mua tiêm kích F-22 kể từ năm 2012 cũng vì vấn đề chi phí.
Nếu ngừng sản xuất F-35, hải quân Mỹ có thể lựa chọn các máy bay Boeing F/A-18E/F Super Hornet thay thế trong ngắn hạn còn không quân sẽ không có máy bay khỏa lấp vai trò mà F-35 để lại.
Theo Danviet
Trump chọn ngoại trưởng Mỹ, nước nào "mừng" nhất?
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump được cho là đang muốn chọn "người bạn của Nga" làm ngoại trưởng nhưng quyết định này có thể bị Thượng viện Mỹ can thiệp.
Rex Tillerson (trái) ngồi cạnh Tổng thống Nga Vladimir Putin trong lễ ký thỏa thuận giữa Exxon Mobil và Rosneft .
Guardian nhận định, nếu Rex Tillerson, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) Tập đoàn Dầu khí Exxon Mobil làm ngoại trưởng thì đây sẽ là một trong những thắng lợi chiến lược của Tổng thống Nga Vladimir Putin sau cuộc bầu cử Mỹ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra lệnh điều tra về sự can thiệp bí mật của Nga, giúp ông Trump đắc cử như CIA mới đây báo cáo. Nhưng dù Nga có can thiệp hay không thì việc ông Trump có thể chọn Tillerson rõ ràng là một lợi thế đáng kể đối với Moscow.
So với các ứng viên ngoại trưởng Mỹ khác có tư tưởng truyền thống và thù địch với Nga, CEO Exxon Mobil lại có quá khứ kinh doanh gần gũi với ông Putin.
Tờ Wall Street Journal viết: "Chỉ có một số ít người Mỹ có mối quan hệ gần gũi với ông Putin hơn Tillerson". Doanh nhân 64 tuổi người Texas đã dành phần lớn thời gian trong sự nghiệp để làm việc với đối tác Nga.
Năm 2011, Exxon Mobil đạt thỏa thuận khai thác nguồn tài nguyên dồi dào của Nga ở Bắc Cực. Đổi lại, công ty dầu khí quốc gia Nga OAO Rosneft có cơ hội đầu tư vào các hoạt động của Exxon Mobil ở nước ngoài.
Tillerson cũng là bạn thân của người đứng đầu Rosneft, Igor Sechin. Ông Sechin từng làm việc dưới quyền Tổng thống Nga Putin khi cả hai còn ở St Petersburg, trong giai đoạn những năm 1990. Igor Sechin từng nhắc đến viễn cảnh" lái xe môtô trên những con đường ở Mỹ cùng Tillerson".
Thỏa thuận năm 2011 giữa Exxon và Rosneft bị đóng băng vì lệnh cấm vận Mỹ áp đặt sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014. Exxon Mobil ước tính cấm vận đã khiến tập đoàn thiệt hại 1 tỷ USD. Tillerson đã nhiều lần yêu cầu chính phủ Mỹ dỡ bỏ cấm vận.
Rex Tillerson hiện là ứng viên hàng đầu Trump chọn làm ngoại trưởng Mỹ.
"Khả năng ông Trump lựa chọn Rex Tillerson cho thấy, Tổng thống Mỹ đắc cử muốn giữ lời hứa hợp tác với Nga thay vì cô lập", chuyên gia Thomas Wright đến từ Viện Brookings nhận định. "Tillerson có mối quan hệ thân cận với ông Putin và CEO Exxon Mobil phản đối cấm vận Nga. Đây là dấu hiệu đáng báo động cho những người lo ngại về Nga ở châu Âu".
Ca ngợi Tillerson trong cuộc trả lời phỏng vấn trên Fox News ngày 11.12, ông Trump nói: "Đối với tôi, Tillerson là người biết và hiểu rõ nhiều lãnh đạo trên thế giới".
"Ông ấy đạt được không ít thỏa thuận với Nga không chỉ vì bản thân, mà còn có lợi cho cả công ty", ông Trump nói thêm.
Theo Guardian, dù chỉ là giám đốc tập đoàn nhưng Tillerson giống như người đứng đầu một bang. Exxon Mobil tạo ra lợi nhuận lớn hơn nhiều quốc gia. Công ty này có chính sách đối ngoại riêng và thuê nhân viên an ninh riêng.
Để có thể trở thành ngoại trưởng Mỹ, Tillerson sẽ phải nhận được đa số ủng hộ của các Nghị sĩ trong Thượng viện. Chỉ cần 3 Nghị sĩ đảng Cộng hòa bỏ phiếu phản đối thì Tillerson khó có cơ hội làm việc trong chính quyền Donald Trump.
CEO Exxon Mobil cũng phải hứng chịu làn sóng chỉ trích từ các Nghị sĩ diều hâu đảng Cộng hòa, do John McCain dẫn đầu. "Tôi đặc biệt quan ngại đến mối quan hệ của Tillerson và Putin. Chúng ta cần phải phân tích rõ các vấn đề liên quan trước khi lựa chọn đồng ý hay phản đối", Nghị sĩ John McCain nói trên CNN ngày 10.12.
Dmitri Trenin, Giám đốc Trung tâm Carnegie ở Moscow (Nga) bình luận: "Tillerson trở thành ngoại trưởng là sự gián đoạn lớn nhất trong chính sách đối ngoại Mỹ sau thời Chiến tranh Lạnh".
"Không chỉ trong quan hệ Nga-Mỹ, chính sách mà Trump-Tillerson theo đuổi chỉ tập trung vào lợi ích quốc gia Mỹ, hơn là tham vọng toàn cầu", ông Trenin nói.
Theo Danviet
Trump "chọc giận" để ép Trung Quốc chấp nhận đàm phán? Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump ngày 11.12 ra dấu hiệu sẽ tiếp tục đối đầu với Bắc Kinh, bằng cách để ngỏ khả năng Mỹ từ bỏ lập trường Một Trung Quốc mà Washington duy trì lâu nay. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump. "Tôi hoàn toàn hiểu chính sách Một Trung Quốc nhưng tôi không hiểu tại sao chúng...