Trump đấu khẩu với báo chí Mỹ trên mạng xã hội
Tổng thống đắc cử Mỹ chỉ trích báo New York Times mất hàng nghìn độc giả vì đưa tin sai về “hiện tượng Trump”, khiến tờ báo phản pháo rằng lượng người đọc của họ tăng 4 lần.
Trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, ông Trump nhiều lần chỉ trích truyền thông và báo chí không công bằng. Ảnh: LA Times
Sau khi đắc cử tổng thống Mỹ thứ 45, Donald Trump, người có 14 triệu người theo dõi trên Twitter, hứa sẽ “hết sức kiềm chế” sử dụng mạng xã hội hôm 11/11. Tuy nhiên, hai ngày sau, ông lại đăng một tweet gây sốc, theo CBS.
“Ồ, New York Times đang mất hàng nghìn độc giả vì những bài báo kém chất lượng và sai về ‘hiện tượng Trump’”, ông viết. Sau 30 phút, ông lại tiếp tục đăng một dòng tweet khác: “New York Times gửi thư xin lỗi bạn đọc vì những bài báo đưa tin không hay về tôi. Tôi tự hỏi sau vụ này báo có thay đổi cung cách làm việc không, thật nghi ngờ?”
Ông Trump đề cập tới thư gửi độc giả của Arthur Sulzberger Jr, chủ báo New York Times và tổng biên tập Dean Baquet hôm 11/11. Tuy nhiên, ông đã nhầm lẫn vì trong thư không nói xin lỗi mà chỉ khẳng định tờ báo đã đưa tin về bầu cử “rất nhanh và sáng tạo”.
“Chúng tôi tin tưởng mình đã đưa tin công bằng về cả hai ứng viên trong chiến dịch tranh cử tổng thống”, trích thư của New York Times. “Bạn đọc có thể dựa vào New York Times, tờ báo luôn đưa tin công bằng, độc lập và sát về tổng thống mới và nhóm làm việc cho ông”.
Sau khi ông Trump lên Twitter chê New York Times, tờ báo trả lời hôm 14/11 bằng dòng tweet: “Thưa ông Trump, lượng người xem mới, lượng ấn phẩm báo in và lượng người đọc báo điện tử đã tăng gấp 4 lần bình thường”.
Trưa ngày 13/11, ông lại tiếp tục đăng dòng tweet: “New York Times hôm nay đưa tin DJT (Donald John Trump) cho rằng “cần nhiều quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân hơn”. Đó là điều dối trá. Tôi chưa bao giờ nói thế!”
Video đang HOT
Tuy nhiên, tờ New York Times cho rằng tổng thống đắc cử Donald Trump đã nhớ sai. Trong một buổi vận động tranh cử hồi tháng ba ở Wilwaukee, Wisconsin, ông từng nói: “Bây giờ có rất nhiều nước sở hữu vũ khí hạt nhân, Trung Quốc, Pakistan, Nga. Vậy thì, Nhật Bản có nên sở hữu vũ khí hạt nhân không khi mà Triều Tiên có vũ khí hạt nhân?”
Trước đó, một cựu phóng viên chuyên theo dõi Nhà Trắng đã chỉ trích đội chuyển giao quyền lực của Donald Trump vì không thông báo tổng thống đắc cử Trump đã rời Washington đi New York cho phóng viên.
“Đúng là không thể chấp nhận”, Wolf Blitzer, hiện là phóng viên của CNN, nói. “Tổng thống đắc cử và tổng thống đương nhiệm. Đáng lẽ phải có một rừng phóng viên đi cùng họ trong những dịp như thế”.
Sau khi gặp gỡ Tổng thống Obama, ông Trump và nhóm của mình rời đi New York mà không thông báo cho các phóng viên. Trước đó, Hội phóng viên chuyên theo dõi Nhà Trắng đã chỉ trích ông Trump vì từ chối cho phóng viên đi cùng chuyến bay tới Washington gặp Obama.
“Hiệp hội phóng viên Nhà Trắng lo ngại sâu sắc trước quyết định từ chối thông lệ di chuyển cùng phóng viên của tổng thống đắc cử Donald Trump trong chuyến thăm Washington đầu tiên sau bầu cử”, Jeff Mason, chủ tịch hiệp hội cho biết.
Hope Hicks, phát ngôn viên của Trump, sau đó đã xoa dịu truyền thông và báo chí bằng cách hứa hẹn sẽ tuân thủ thông lệ trong tương lai.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Thú nhận muộn màng của báo chí Mỹ sau khi Donald Trump chiến thắng
Nhiều tờ báo uy tín của Mỹ thú nhận không thể theo sát và nắm bắt đúng tâm lý của tất cả tầng lớp cử tri Mỹ trong kỳ bầu cử tổng thống được đánh giá kỳ lạ nhất lịch sử.
Báo chí Mỹ đa số đều dự đoán chiến thắng cho bà Hillary Clinton. Ảnh: Newsweek
Ngoài việc đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong đời sống chính trị Mỹ, chiến thắng áp đảo của Tổng thống đắc cử Donald Trump còn bộc lộ rõ hạn chế của nền báo chí nước này đối với nhiệm vụ nắm bắt, phản ánh đúng nhịp đập và xu hướng của đất nước, theo Figaro.
"Madam President" là khẩu hiệu mà hầu hết các tờ báo của Mỹ chuẩn bị để đưa lên trang nhất sáng ngày 9/11 chúc mừng chiến thắng cho bà Hillary Clinton. Tuy nhiên, cử tri Mỹ đã khiến họ thật sự bị sốc khi giành sự ủng hộ cho Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Hai ngày sau cuộc bầu cử, khi tâm lý bất ngờ và thất vọng qua đi, một số tờ báo đã lên tiếng thừa nhận sai lầm.
"Giống như tất cả mọi người, chúng ta đã sai", Tony Romando, giám đốc điều hành Topix Media (đối tác của Newsweek) khẳng định trên New York Post.
"Thành thật mà nói các phương tiện truyền thông đã bỏ lỡ một thời khắc quan trọng của lịch sử đất nước", Margaret Sullivan, biên tập viên cao cấp của Washington Post nhận định.
Trong khi đó, bình luận viên Jim Rutenberg của New York Times cho rằng công nghệ và các phương thức xử lý dữ liệu hiện đại không thể cứu nền báo chí Mỹ, một lần nữa bị tụt hậu so với lịch sử đất nước.
"Tin tưởng mù quáng vào các cuộc thăm dò, các nhà báo đã không thể theo sát những diễn biến xung quanh họ. Những con số đó không chỉ là những chỉ dẫn sai lầm mà chính là hố sâu ngăn cách họ với thực tế", USA Today viết đồng thời nhấn mạnh truyền thông Mỹ phải đón nhận thất bại cay đắng nhất khi đánh giá thấp tâm lý giận dữ của cử tri Mỹ.
Khoảng cách giữa nhà báo với người dân Mỹ
Theo bình luận viên Paul Louis, sự khác biệt giữa những đánh giá của truyền thông, báo chí và kết quả bỏ phiếu là phản ánh rõ nét về sự phân hóa sâu sắc trong xã hội Mỹ, giữa một bên là tầng lớp tinh hoa (bao gồm các nhà báo) sinh sống ở bờ Tây và trong các đô thị lớn như New York hay Washington với phần còn lại là những người dân bình thường.
Mặc dù các nhà báo đã nỗ lực đi thực địa tại một số bang truyền thống của đảng Cộng hòa, phỏng vấn những thanh niên, những công nhân ngành ôtô thất nghiệp tại khu vực vành đai Rust, nhưng như thế vẫn chưa đủ để có cái nhìn toàn cảnh về cử tri năm nay.
"Nhiều cử tri Mỹ đang muốn thay đổi, họ đã bày tỏ mong muốn, thậm chí bằng cách hét lên, nhưng các nhà báo không lắng nghe", biên tập viên Sullivan khẳng định.
Paul Krugman, cây bút về kinh tế từng giành giải Nobel 2008 nhận định rằng những nội dung báo chí đưa ra gần đây đa phần chỉ dành cho những độc giả có học vấn cao, điển hình như các độc giả của New York Times, chứ không dành cho toàn thể người dân Mỹ.
"Nếu báo chí không thể dựa trên tình hình thực tế để đưa ra dự đoán đúng kịch bản chính trị của đất nước, báo chí đã thất bại trong chính chức năng cơ bản và quan trọng nhất của mình", Krugman nói.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Tranh cãi về luật khiến Clinton bại trận dù có nhiều cử tri ủng hộ hơn Trump Bầu cử tổng thống Mỹ theo phương thức đại cử tri bị phản đối vì không bảo đảm dân chủ nhưng nó vẫn tồn tại vì các lý do lịch sử và vấn đề pháp lý phức tạp. Hillary Clinton ngày 9/11 phát biểu sau khi thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Ảnh: Reuters Tháng 11/2000, khi cuộc kiểm phiếu lại...