Trump có thể trục xuất 300.000 người nhập cư
Một tòa phúc thẩm liên bang phán quyết chính quyền Trump có thể chấm dứt bảo trợ nhân đạo 300.000 người nhập cư từ Sudan, Nicaragua, Haiti và El Salvador.
Tòa phúc thẩm số 9 hôm 14/9 tuyên bố theo quy chế Tình trạng được Bảo trợ Tạm thời (TPS), Bộ An ninh Nội địa có toàn quyền quyết định và tòa không thể xem xét các sự việc bị coi là can thiệp việc đưa ra quyết định về TPS. Quyết định đồng nghĩa hàng nghìn người nhập cư đang sống ở Mỹ có thể bị trục xuất.
Trong phán quyết, tòa cũng nói rằng một tòa án liên bang ở San Fransisco đã sai lầm khi ban hành lệnh bảo vệ hơn 300.000 người nhập cư từ El Salvador, Haiti, Nicaragua và Sudan không bị trục xuất khỏi Mỹ.
Người nhập cư và các nhà hoạt động biểu tình gần Nhà Trắng yêu cầu Bộ An ninh Nội địa gia hạn TPS năm 2018. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
TPS, một hình thức cứu trợ nhân đạo, áp dụng cho những người ở Mỹ đối mặt với khó khăn cùng cực nếu buộc phải trở về quê hương bị tàn phá bởi xung đột vũ trang hoặc thiên tai, và cho phép họ làm việc hợp pháp tại Mỹ. Chính quyền Tổng thống Donald Trump chỉ trích TPS, cho rằng việc gia hạn tình trạng nhiều lần là trái với mục đích của nó và đã chấm dứt các biện pháp bảo trợ đối với một số quốc gia nhất định.
Người phát ngôn Cơ quan Di trú và Nhập tịch Mỹ Dan Hetlage cho biết trong một tuyên bố rằng cơ quan này đang “xem xét lại quyết định và sẽ thông báo các bản cập nhật khi có”.
Những người thuộc diện TPS nhưng con cái là công dân Mỹ phản đối động thái này, cho rằng quyết định được thúc đẩy bởi sự phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, ban hội thẩm kết luận “không có bằng chứng xác thực nào hỗ trợ kết luận mục tiêu bao quát này được thúc đẩy bởi động cơ chủng tộc”.
Một tuyên bố của Liên minh Tự do Dân sự Mỹ cho biết phán quyết sẽ dẫn đến việc các gia đình sống hợp pháp ở Mỹ bị chia rẽ và họ thề sẽ chống lại quyết định này. Do đó, phán quyết sẽ không dẫn đến việc trục xuất ngay lập tức những người thuộc diện TPS.
“Chính phủ này đã hạ gục tôi và 250.000 công dân Mỹ là con cái của những người thuộc diện TPS. Nếu quyết định này có hiệu lực, điều đó có nghĩa việc Trump chấm dứt TPS sẽ được tiến hành và những người thuộc diện TPS sẽ chỉ còn sống và làm việc hợp pháp tại đất nước này đến tháng 1/2021″, Crista Ramos, nguyên đơn chính trong vụ kiện cho biết.
Nhật Bản bổ sung 18 quốc gia vào danh sách cấm nhập cảnh
Ngày 29/6, Chính phủ Nhật Bản cho biết nước này sẽ bổ sung 18 quốc gia vào danh sách cấm nhập cảnh như một phần của các biện pháp kiểm soát biên giới nhằm ngăn chặn đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 14/6/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo thông báo, từ ngày 1/7, công dân nước ngoài từng đến 18 quốc gia nói trên trong vòng 14 ngày sẽ bị từ chối nhập cảnh vào Nhật Bản. Các quốc gia mới được đưa vào danh sách này chủ yếu ở khu vực Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Phi, gồm Algeria, Cuba, Iraq, Cameroon, CH Trung Phi, Costa Rica, Eswatini, Gruzia, Grenada, Guatemala, Guyana, Haiti, Jamaica, Liban, Mauritania, Nicaragua, Saint Vincent và Grenadines, cùng Senegal. Như vậy, danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới mà công dân bị cấm nhập cảnh vào Nhật Bản hiện lên tới con số 129.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ duy trì các biện pháp kiểm soát biên giới như ngừng cấp thị thực (visa) cho công dân các nước thuộc danh sách trên cho đến cuối tháng Bảy tới. Với các hạn chế này, trong tháng Năm vừa qua, chỉ có khoảng 1.700 công dân nước ngoài nhập cảnh vào Nhật Bản, giảm 99,9% so với cùng kỳ năm 2019 và là mức thấp nhất trong lịch sử.
Hiện Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc dỡ bỏ hạn chế đi lại đối với những nước kiểm soát tốt dịch COVID-19. Theo số liệu thống kê chính thức ở Nhật Bản, tính đến ngày 29/6, nước này ghi nhận hơn 18.500 ca mắc bệnh, trong đó có 985 ca tử vong.
Cùng ngày, Chính phủ Nam Phi thông báo tiếp tục dỡ bỏ các hạn chế đối với hoạt động đi lại trong nước bằng đường hàng không. Quyết định này được đưa ra mặc dù số ca mắc COVID-19 ở nước này tiếp tục tăng cao.
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Giao thông Nam Phi Fikile Mbalula cho biết, cùng với 4 sân bay hiện đang hoạt động, các sân bay khác sẽ mở cửa trở lại từ ngày 1/7, phục vụ các chặng bay nội địa. Các chuyến bay quốc tế hiện vẫn bị cấm, ngoại trừ các chuyến bay được bộ trên cấp phép.
Trước đó, ngày 30/5, Bộ trưởng Mbalula thông báo về việc nối lại hoạt động hàng không nội địa vì mục đích công tác hoặc thiết yếu. Theo ông, kế hoạch mở cửa trở lại giai đoạn một đóng vai trò quan trọng để đánh giá tính hiệu quả cũng như tác động của các hướng dẫn y tế phòng dịch đối với hành khách và nhân viên hàng không. Việc tiếp tục nới lỏng hạn chế đối với hàng không nội địa được thực hiện đồng thời với từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế.
Theo số liệu thống kê, trong ngày 28/6, Nam Phi ghi nhận thêm 6.334 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc ở nước này lên 138.134 người. Trong khi đó, số ca tử vong đang là 2.456 người.
Phan An (TTXVN)
Mỹ sẽ siết thêm quy định xin tị nạn Chính quyền Trump đang đề xuất bộ quy định mới khiến người di cư gặp khó khăn hơn nữa khi xin tị nạn tại Mỹ. Dự thảo quy định dài 161 trang do Bộ Tư pháp và Bộ An ninh Nội địa công bố hôm 10/6 liệt kê một loạt các thay đổi sẽ đặt ra thách thức lớn hơn đối với những...