Trump có thể tăng áp lực với Trung Quốc trước khi rời Nhà Trắng

Theo dõi VGT trên

Trump có thể thông qua hàng loạt chính sách vào phút chót nhằm “t.rói t.ay” chính quyền kế nhiệm và Trung Quốc là mục tiêu trong tầm ngắm.

Nhiều hãng truyền thông lớn của Mỹ đã “xướng tên” ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden là người chiến thắng cuộc đua vào Nhà Trắng. Trong lúc đó, Tổng thống Donald Trump vẫn từ chối chấp nhận kết quả, cáo buộc đảng Dân chủ gian lận phiếu bầu song không đưa ra bằng chứng và thúc đẩy hàng loạt vụ kiện liên quan đến quá trình kiểm phiếu.

Với rất ít dấu hiệu cho thấy Trump sẽ rời Nhà Trắng trong yên bình sau khi thất cử, giới chuyên gia và các cựu quan chức Mỹ nhận thấy nguy cơ ngày càng cao ông có thể thực hiện những động thái vào phút chót nhằm thúc đẩy các ưu tiên của mình, đồng thời “t.rói t.ay” người kế nhiệm.

Trump có thể tăng áp lực với Trung Quốc trước khi rời Nhà Trắng - Hình 1

Tổng thống Donald Trump (phải) và Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh năm 2017. Ảnh: AP.

Nếu Trump quyết định rời Nhà Trắng bằng một “tiếng vang”, trọng tâm có thể là chính sách đối ngoại, sử dụng những công cụ mà ông có khả năng tung ra nhanh chóng và ít bị cản trở nhất. Và Trung Quốc dường như là một mục tiêu tiềm tàng, khi Trump thường xuyên đổ lỗi cho Bắc Kinh vì Covid-19, đại dịch đã kéo nền kinh tế Mỹ đi xuống, nhấn chìm luôn cả triển vọng tái đắc cử của ông.

“Trump từng hứa sẽ trừng phạt Trung Quốc vì Covid-19, vậy điều đó nghĩa là gì?”, Jeff Moon, cựu quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, đặt câu hỏi. Ông nhận thấy khả năng cao chính quyền Trump sẽ có các động thái trừng phạt phút chót nhằm vào Bắc Kinh.

Một cách để làm mối quan hệ Mỹ – Trung vốn đã ảm đảm trở nên tệ hơn và làm suy yếu những nỗ lực của chính quyền Biden nhằm cải thiện hợp tác song phương, có thể liên quan đến vấn đề Đài Loan. Các lựa chọn có thể bao gồm cử một thành viên nội các khác đến Đài Bắc, tăng cường mối quan hệ quân sự với Đài Loan và thông báo đàm phán hướng đến một hiệp định thương mại tự do với hòn đảo.

“Họ đang cố gắng tung ra nhiều chính sách khó đảo ngược nhất có thể, dù đó là đối với Trung Quốc, Iran hay bất kỳ đâu”, Bonnie Glaser, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận xét.

Vấn đề Tân Cương cũng có thể là một mục tiêu dễ dàng khác. Ngoài việc trừng phạt Trung Quốc vì cáo buộc giam giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, điều mà Bắc Kinh một mực phủ nhận, Trump có thể chặn thị thực của nhiều quan chức Trung Quốc hoặc gây rắc rối bằng cách yêu cầu các vận động viên Mỹ không tham dự Thế vận hội mùa Đông ở Bắc Kinh năm 2022.

Những lựa chọn khác của Trump bao gồm trừng phạt thêm nhiều công ty nhà nước Trung Quốc, mở rộng các hạn chế đối với xuất khẩu các mặt hàng “lưỡng dụng” có thể dùng cho cả mục đích quân sự lẫn dân sự, cấm thêm nhiều ứng dụng Trung Quốc sau TikTok và WeChat hay chặn mọi hoạt động bán chất bán dẫn cho tập đoàn công nghệ Huawei. Mặt khác, Washington cũng có thể tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng t.iền tệ, khiến họ phải chịu các mức thuế trừng phạt, Thomas Duesterberg, chuyên gia tại Viện Hudson, cựu quan chức Bộ Thương mại Mỹ, cho hay.

Video đang HOT

Xu hướng thúc đẩy thay đổi chính sách vào phút chót thường xảy ra khi một tổng thống có người kế nhiệm đến từ đảng đối lập, theo giáo sư Đại học Chicago William Howell và giáo sư Đại học Wisconsin ở Madison Kenneth Mayer.

“Nếu tổng thống đương nhiệm thua cuộc bầu cử, ông ấy có mọi lý do để đẩy nhanh việc thông qua các chính sách vào phút chút, làm mọi thứ để t.rói t.ay người kế nhiệm”, Howell và Kenneth viết trên tạp chí Presidential Studies Quarterly.

Tuy nhiên, theo giới phân tích tại Washington, đấu đá nội bộ có thể làm thất bại bất kỳ nỗ lực nào nhằm trừng phạt Trung Quốc hay t.rói t.ay Biden. Một số bộ trưởng có thể ủng hộ đường lối cứng rắn chống lại Bắc Kinh. Bộ Ngoại giao có thể tìm cách từ chối thị thực đối với các quan chức hàng đầu Trung Quốc. Bộ Thương mại và Bộ Quốc phòng có thể ủng hộ áp đặt thêm các hạn chế xuất khẩu. Bộ Tư pháp có thể đặt ra thêm các giới hạn đối với du học sinh và giới khoa học Trung Quốc tới. Song những hành động này có thể vấp phải sự phản đối từ Bộ Tài chính và Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, bên muốn bảo vệ cái mà họ coi là một thành tựu nổi bật: Thỏa thuận thương mại giai đoạn một Mỹ – Trung.

Ngay cả Trump cũng có thể đưa ra những chương trình nghị sự mâu thuẫn. “Sẽ có những căng thẳng bên trong chính quyền giữa những người theo quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, muốn t.rói t.ay chính quyền Biden, với những người mong muốn chính quyền Biden duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh nhằm đảm bảo những cơ hội kinh doanh thuận lợi và các khoản đầu tư lớn từ Trung Quốc trong tương lai”, James Green, chuyên gia từ Đại học Georgetown, bình luận.

Trung Quốc nỗ lực 'tiếp quản' Liên Hợp Quốc

Trung Quốc có đại diện lãnh đạo 4 trong 15 cơ quan của Liên Hợp Quốc, trong khi hầu hết quốc gia khác chỉ có tối đa một người.

Khi Trung Quốc thông qua luật an ninh Hong Kong hồi cuối tháng 6, hai tuyên bố trái chiều xuất hiện ở Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Tuyên bố thứ nhất do Cuba soạn thảo, ủng hộ động thái của Trung Quốc, đã nhận được sự đồng thuận của 53 quốc gia. Tuyên bố chung bày tỏ lo ngại của Anh chỉ có 27 nước ủng hộ.

Đây chỉ là thành quả ngoại giao mới nhất trong chiến dịch nâng tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh ở các tổ chức quốc tế. Khi chính quyền Tổng thống Donald Trump ngày càng rút khỏi trật tự đa phương được thiết lập sau Thế chiến II, Trung Quốc được xem là bên hưởng lợi nhiều nhất.

Bắc Kinh đang nỗ lực đưa quan chức của mình, cũng như của các nước đối tác vào vị trí lãnh đạo của nhiều tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc (LHQ), chuyên thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu về du lịch hàng không, viễn thông và nông nghiệp. Hồi tháng 3, Trung Quốc đã giành được một ghế trong hội đồng 5 thành viên phụ trách lựa chọn báo cáo viên của LHQ về lạm dụng nhân quyền, các quan chức từng chỉ trích Bắc Kinh về vấn đề người Duy Ngô Nhĩ. Washington đã phản đối quyết định này, nhưng không mang lại nhiều tác động.

Trung Quốc nỗ lực tiếp quản Liên Hợp Quốc - Hình 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ghi hình bài phát biểu cho Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở Bắc Kinh hồi tháng 9. Ảnh: Xinhua.

Thành công của Trung Quốc đặt ra câu hỏi hóc búa cho Mỹ và đồng minh. Sau khi Liên Xô sụp đổ, các quốc gia này đều trông đợi Mỹ trở thành cơ chế thúc đẩy dân chủ và nhân quyền. Nhưng giờ đây, khi nguy cơ về Chiến tranh Lạnh mới ngày càng lớn, tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Liên Hợp Quốc có thể giúp Trung Quốc hợp pháp hóa tuyên bố trở thành giải pháp thay thế ưu việt cho nền dân chủ phương Tây.

"Cảm giác của Trung Quốc lúc này là 'đây là thời điểm của chúng ta và chúng ta cần kiểm soát các cơ quan này'", Ashok Malik, cố vấn chính sách cấp cao của Bộ Ngoại giao Ấn Độ. "Nếu bạn nắm được đòn bẩy quan trọng của các tổ chức đó, bạn có thể ảnh hưởng tới các quy chuẩn hay chính sách quốc tế".

Phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tháng trước, Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi cơ quan này đóng "vai trò trung tâm trong các vấn đề quốc tế", đặc biệt giữa đại dịch Covid-19. "Hệ thống quản lý toàn cầu nên tự thích ứng với các động lực kinh tế và chính trị toàn cầu đang tiến triển", ông Tập ngầm nói tới ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh và sự suy giảm của Washington.

Chính quyền Trump cho rằng các cơ quan LHQ đang tồn tại nhiều vấn đề và Mỹ cần phải nỗ lực để sửa chữa. Hồi tháng 7, Washington bắt đầu rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi cáo buộc cơ quan này "gần như bị kiểm soát" bởi Trung Quốc, khiến Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới.

Nhiều đồng minh Mỹ nói rằng việc Washington rút khỏi các tổ chức như WHO không khác gì "tặng quà" cho Trung Quốc. "Mỹ rút khỏi chủ nghĩa đa phương là điều rất đáng tiếc đối với chúng tôi và Trung Quốc đang tiến vào", Hans Blix, cựu quan chức ngoại giao Thụy Điển và từng phụ trách chương trình giám sát vũ khí của LHQ ở Iraq, nói.

Đối với Bắc Kinh, động thái của Mỹ mang tới cho họ cơ hội, theo Lanxin Xiang, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Vành đai Con đường ở Thượng Hải. "Nếu bạn tự nguyện rút chứ không phải do chúng tôi, việc lấp khoảng trống đó không thể được xem là hành động khiêu khích", Lanxin nói.

Trung Quốc nỗ lực tiếp quản Liên Hợp Quốc - Hình 2

Bài phát biểu ghi hình sẵn của Chủ tịch Tập Cận Bình được phát tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ hôm 22/9. Ảnh: AFP.

Trung Quốc đã có đại diện lãnh đạo 4 trong 15 cơ quan chuyên môn của LHQ, sau khi đ.ánh bại các ứng viên được phương Tây hậu thuẫn vào năm ngoái để giành vị trí đứng đầu Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực LHQ (FAO). Ba cơ quan còn lại do Trung Quốc lãnh đạo gồm Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế, Liên minh Viễn thông Quốc tế và Tổ chức Phát triển Công nghiệp LHQ.

Nỗ lực có đại diện ở cơ quan thứ 5, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) hồi tháng 3 đã bị cản trở bởi Mỹ và các đồng minh. Hầu hết quốc gia khác chỉ có tối đa một đại diện đứng đầu một cơ quan của LHQ.

"Bắc Kinh có thể khiến LHQ trông giống Trung Quốc hơn", Moritz Rudolf, người sáng lập Moritz Rudolf, công ty tư vấn Đức chuyên nghiên cứu về sáng kiến Vành đai Con đường, nói.

Giới chuyên gia nhận định Trung Quốc từ lâu đã có chiến lược để tìm cách nâng tầm ảnh hưởng ở các cơ quan LHQ. Năm ngoái, các nước thành viên của FAO nhóm họp ở Rome, thủ đô Italy, để lựa chọn người thay thế vị trí tổng giám đốc. Bắc Kinh đã đề cử Khuất Đông Ngọc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc.

Bắc Kinh đã nỗ lực tìm kiếm ủng hộ từ nhóm nước đang phát triển. Tại Uganda, nhân viên ngoại giao Trung Quốc đã cùng xuất hiện ở nông trại của Tổng thống Yoweri Museveni và cam kết xây dựng lò g.iết mổ thịt bò trị giá 25 triệu USD cùng một nhà máy dệt nếu chính phủ của ông ủng hộ ứng viên Khuất Đông Ngọc.

Cameroon đã đề cử nhà kinh tế học Médi Moungui, một ứng viên tiềm năng có thể thu hút ủng hộ ở khu vực Tây Phi, cho vị trí tổng giám đốc của FAO. Khi Trung Quốc đồng ý hủy khoản nợ 78 triệu USD cho Cameroon, ông Moungui lập tức rút lui. Cả ứng viên này và quan chức Cameroon đều từ chối trả lời bình luận.

Trong khi đó Mỹ và châu Âu lại mâu thuẫn với nhau. Châu Âu ủng hộ kỹ sư nông nghiệp người Pháp Catherine Geslain-Lanéelle, trong khi Mỹ hậu thuẫn cho Davit Kirvalidze, cựu bộ trưởng nông nghiệp của Cộng hòa Gruzia.

Trung Quốc đã cử phái đoàn khoảng 80-100 người tới cuộc họp ở Rome, nhiều hơn hẳn một phái đoàn hơn chục người thường thấy, theo quan chức Mỹ. Các đại biểu Trung Quốc đã mang theo máy chụp ảnh với ống kính lớn và ghi hình cuộc bỏ phiếu kín này. Trong một số trường hợp, họ còn yêu cầu đại diện các quốc gia khác chụp ảnh phiếu bầu để chứng minh đã ủng hộ ông Khuất, theo quan chức châu Âu và Mỹ. Các phái bộ của Trung Quốc ở Rome và Geneva từ chối bình luận về thông tin này.

Cuối cùng, chiến thắng đã thuộc về ứng viên Trung Quốc. Phát biểu sau khi đắc cử vị trí tổng giám đốc FAO, ông Khuất nói "Tôi rất biết ơn quê hương mình".

Wang Huiyao, cố vấn Quốc vụ viện Trung Quốc và là người đứng đầu Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa ở Bắc Kinh, nói rằng vận động hành lang để ông Khuất chiến thắng bởi vì "Trung Quốc đã làm rất tốt trong lĩnh vực nông nghiệp và thế giới đều công nhận điều đó".

Trung Quốc nỗ lực tiếp quản Liên Hợp Quốc - Hình 3

Ghế của đại diện Mỹ bỏ trống tại phòng họp ở Geneva, Thụy Sĩ sau khi chính quyền Tổng thống Trump rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ hồi năm 2018. Ảnh: Reuters.

Chiến thắng của ứng viên Khuất Đông Ngọc được xem là lời cảnh tỉnh cho Mỹ và đồng minh. Tháng 11 năm ngoái, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O'Brien đã tới New York để gặp gỡ các đại diện thường trực của LHQ đến từ châu Âu, Nhật Bản và nhiều nền dân chủ khác, đề xuất liên minh chống Trung Quốc.

Phản ứng của đại diện châu Âu là "Chắc chắn rồi, nhưng các bạn đã ở đâu cho đến giờ?", theo một người giấu tên biết rõ về cuộc gặp mặt.

Quan chức châu Âu nói rằng họ đồng tình với sự lo ngại của Mỹ về Trung Quốc nhưng có cách nhìn nhận vấn đề khác. Đối với Mỹ, Trung Quốc là đối thủ đe dọa truất ngôi cường quốc hàng đầu thế giới của Mỹ. Đối với châu Âu, Trung Quốc là mối đe dọa khi tìm cách thay đổi trật tự thế giới, điều mà họ cho rằng chính quyền Trump cũng muốn làm.

Gérard Araud, người từng là đại sứ Pháp tại Washington và là đặc phái viên LHQ, cho biết cách Trung Quốc nâng tầm ảnh hưởng hiện nay là điều mà Mỹ từng làm cách đây hàng thập kỷ trước, đó "tặng quà" hoặc gây áp lực đối với các quốc gia khác.

"Trung Quốc đang làm điều này một cách quyết liệt, nhưng điều đó không có gì bất thường. Lỗi sẽ không thuộc về người thắng, mà chỉ thuộc về kẻ thua cuộc", Araud nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Khách Trung Quốc đi tour 0 đồng, bị hướng dẫn viên đ.ánh vì không mua hàng
20:53:55 22/09/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump từ chối tham gia cuộc tranh luận thứ hai với bà Harris
18:10:44 22/09/2024
Tiếp tục khám phá hang động dài nhất châu Á
07:33:43 23/09/2024
'Cuộc chiến' thêm ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
17:37:20 22/09/2024
Khó khăn nhiều, sức ép lớn
13:08:35 23/09/2024
Thắm đượm tình nghĩa Việt Nam - Lào sau cơn mưa lũ
17:54:45 22/09/2024
Việt Nam và Cuba - Biểu tượng của tình hữu nghị, tình anh em, sự đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau
07:41:37 23/09/2024
Sự quan tâm của Đông Nam Á đối với BRICS củng cố vị thế của Nga
09:32:15 22/09/2024

Tin đang nóng

Vợ Duy Mạnh để lộ tính cách thật của chồng, chỉ nói 1 câu mà gây bão mạng
06:28:49 24/09/2024
2 giờ sáng nghe tiếng của chồng vọng ra từ phòng chị dâu, tôi chạy đến xem thì tá hỏa khi thấy cảnh này
07:22:53 24/09/2024
Học người Nhật cách ăn thịt gà để trường thọ
06:25:33 24/09/2024
5 vai diễn cổ trang đẹp nhất sự nghiệp Lưu Diệc Phi: Nhan sắc năm 16 t.uổi xứng đáng phong thần
05:58:44 24/09/2024
Nữ ca sĩ từng bị tẩy chay vì scandal b.án d.âm gửi thông điệp lạ khiến dân mạng lo sợ
06:31:34 24/09/2024
Starbucks lại gây khó chịu
07:54:03 24/09/2024
5 thực phẩm bổ sung nguồn gốc thảo dược gây hại cho gan nếu dùng không đúng cách
05:39:38 24/09/2024
Nhân vật nào mà mời được G-Dragon, PSY, Park Shin Hye và dàn sao khủng nhất showbiz Hàn đến dự đám cưới thế này?
06:37:32 24/09/2024

Tin mới nhất

Thủ tướng Li Băng lên án "kế hoạch hủy diệt" của Israel

08:05:11 24/09/2024
Thủ tướng Li Băng Najib Mikati ngày 23/9 đã lên án một kế hoạch hủy diệt của Israel khi Tel Aviv tấn công dữ dội ở phía đông và phía nam nước này trong cùng ngày.

Nga: Châu Âu cần một cấu trúc an ninh mới

08:00:32 24/09/2024
Giới chức Nga ngày 23/9 cho rằng, cấu trúc an ninh mới của châu Âu vẫn chưa được xây dựng và đây là vấn đề cấp thiết mà các nước phương Tây cần phải đặc biệt quan tâm.

Chiến đấu cơ Israel tập kích 150 mục tiêu Hezbollah ở Li Băng

07:57:18 24/09/2024
Không lâu sau khi khuyến cáo người dân Li Băng sơ tán, quân đội Israel đã huy động hàng chục máy bay chiến đấu tập kích các mục tiêu cuaara Hezbollah ở miền Nam và Đông Li Băng ngày 23/9.

Hàn Quốc, Nhật Bản đối phó ngập lụt nghiêm trọng

07:40:21 24/09/2024
Mưa lớn liên tiếp những ngày qua đã kéo theo tình trạng ngập lụt, lở đất ở một số khu vực ở Hàn Quốc và Nhật Bản

Quân đội Iran cấm thiết bị liên lạc sau vụ nổ máy nhắn tin của Hezbollah

07:03:11 24/09/2024
Iran ra lệnh cấm binh sĩ trong lực lượng Vệ binh cách mạng dùng thiết bị liên lạc sau các vụ nổ máy nhắn tin, bộ đàm liên tiếp ở Li Băng tuần trước nhằm vào lực lượng Hezbollah.

Israel điều tra nghi vấn thủ lĩnh Hamas t.hiệt m.ạng

07:00:44 24/09/2024
Lãnh đạo Hamas Yahya Sinwar có trụ sở tại Gaza đã không được liên lạc trong một thời gian tương đối dài và Israel đang điều tra liệu ông đã t.hiệt m.ạng hay không.

Trung Đông bên "bờ vực thảm họa", Trung Quốc hối thúc công dân rời Israel

06:23:44 24/09/2024
Trung Quốc đã kêu gọi công dân nước này ở Israel rời đi càng sớm càng tốt , khi căng thẳng leo thang ở Trung Đông.

Ukraine tung vũ khí nội địa, b.ắn nổ loạt kho đạn trong lãnh thổ Nga

06:14:06 24/09/2024
Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố Ukraine đang tấn công các kho vũ khí của Nga bằng vũ khí do Kiev tự sản xuất.

Danh mục thuốc không kê đơn sắp có nhiều thay đổi

05:48:01 24/09/2024
Một tiêu chí quan trọng khác là lịch sử sử dụng an toàn. Các thành phần hoạt chất trong thuốc phải có thời gian lưu hành thực tế tại Việt Nam tối thiểu 5 năm mà không có báo cáo về các biến cố bất lợi nghiêm trọng.

Tướng Nga nói Ukraine "thất bại", mất hơn 50% vũ khí ở Kursk

20:30:06 23/09/2024
Lực lượng vũ trang Ukraine đã mất hơn một nửa số thiết bị quân sự được sử dụng trong cuộc tấn công vào vùng Kursk, chỉ huy đơn vị đặc nhiệm Akhmat của Nga, Thiếu tướng Apti Alaudinov, nói với Sputnik vào hôm 22/9.

CNA: Việt Nam hướng tới là trung tâm đổi mới công nghệ

19:20:07 23/09/2024
Cũng theo CNA, bất chấp những bất ổn toàn cầu và động lực thương mại thay đổi, Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định và tăng trưởng mạnh mẽ.

Căng thẳng sẽ leo thang như thế nào khi Hezbollah và Israel đều không lùi bước

19:14:52 23/09/2024
Cường độ ngày càng tăng của các cuộc tấn công dường như cho thấy Chính phủ của của Thủ tướng Benjamin Netanyahu sẵn sàng thực hiện mọi hành động để đáp trả Hezbollah.

Có thể bạn quan tâm

Gái ế lấy đại cậu bạn thân, đêm tân hôn kinh hoàng phát hiện bí mật trên cơ thể người chồng mới

Góc tâm tình

08:17:02 24/09/2024
Tùng ôm lấy tôi rồi bất ngờ cởi áo của mình ra. Tôi bối rối nhìn cơ thể săn chắc của anh dần lộ ra, sự thật đằng sau khiến tôi vô cùng sốc.

Bắt kẻ chủ mưu thuê người tạt sơn đòi nợ ở TPHCM

Pháp luật

08:10:33 24/09/2024
Ngày 23/9, Công an quận 12, TPHCM đã tạm giữ Trương Vương Hiếu (SN 1983, ngụ TP Hải Phòng) và Nguyễn Quốc Kỳ (SN 2000, ngụ tỉnh Bến Tre) để điều tra về hành vi Hủy hoại tài sản.

Người dân Hà Nội "mót" từng cọng lúa chìm trong nước, nhiều nhà mất trắng

Tin nổi bật

07:54:10 24/09/2024
Theo thống kê của Hà Nội, sau cơn bão Yagi (bão số 3) và đợt mưa lũ sau bão, hơn 57.300/72.000ha diện tích gieo trồng bị ảnh hưởng, thiệt hại khoảng 1.500 tỷ đồng. Trong đó, hơn 38.700 ha lúa bị ảnh hưởng.

Mua tập truyện ngắn của một nhà văn nổi tiếng Việt Nam về đọc, độc giả Trung Quốc sững sờ bình luận: "Hay đáng kinh ngạc!"

Netizen

07:53:17 24/09/2024
Nam Cao, sinh năm 1915, tên là Trần Hữu Tri, là nhà văn nổi tiếng của Việt Nam vào thế kỷ 20. Ông được đ.ánh giá là một trong những cây bút xuất sắc của trào lưu hiện thực phê phán thời kỳ 1940-1945,

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 39: Nghẹn ngào cảnh bố con Chải nhường nhau lọ ruốc

Phim việt

07:47:20 24/09/2024
Cả nhà có lọ ruốc, Tả lấy một ít cho ông Chiểu, còn cất đi để dành. Tả và Chải cho rằng mình thanh niên trai tráng chỉ cần lượng không cần chất, lấp đầy cái bụng là được.

Bộ Y tế hướng dẫn nguyên tắc phòng chống bệnh trong mùa mưa lũ

Sức khỏe

06:08:10 24/09/2024
Đối với các bệnh ngoài da như: nấm chân, tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở, mụn nhọt... người dân không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn.

5 cách nấu món ăn tuyệt vị từ bí đỏ, trong đó có món chắc chắn bạn chưa từng nấu: Hãy thử ngay

Ẩm thực

06:06:23 24/09/2024
Hôm nay chúng tôi hướng dẫn các bạn làm 5 món ngon từ bí đỏ mềm ngọt. Những món ăn này hầu như được tất cả mọi người yêu thích.

Ca sĩ Hoàng Nguyên: Tôi tậu nhà, mua xế hộp sau 'Người hát tình ca'

Tv show

06:00:11 24/09/2024
8 năm sau khi giành quán quân Người hát tình ca , Hoàng Nguyên gây bất ngờ khi trở lại với cuộc thi Tinh hoa hội tụ .