Trump có thể sa thải Bộ trưởng Tư pháp
Việc Bộ trưởng Tư pháp Barr tuyên bố bầu cử không có gian lận khiến Trump vô cùng giận dữ và muốn sa thải ông, theo các nguồn tin.
Các nguồn thạo tin hôm 2/12 cho biết sự phẫn nộ của Tổng thống Donald Trump với Bộ trưởng Tư pháp William Barr đã lên đến đỉnh điểm trong những ngày gần đây, khiến các cố vấn phải nỗ lực thuyết phục ông không sa thải Barr trong những ngày cuối nhiệm kỳ.
Sự giận dữ của Trump chủ yếu bắt nguồn từ việc Bộ trưởng Barr không chỉ đạo xem xét nguồn gốc cuộc điều tra của FBI nhằm vào cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016. Cuộc điều tra mới do công tố viên John Durham dẫn dắt đang xem xét liệu FBI có phạm luật khi điều tra mối liên hệ giữa chiến dịch Trump với Nga 4 năm trước hay không.
Barr hồi tháng 9 nói với các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa rằng cuộc điều tra của Durham sẽ không thể kết thúc kịp thời để đưa ra báo cáo công khai trước thềm cuộc bầu cử tháng 11.
Thông tin này đã khiến Trump vô cùng tức giận vì ông luôn nghĩ cuộc điều tra sẽ tìm ra bằng chứng rằng chính quyền Obama cùng “nhà nước ngầm” cố hạ bệ ông bằng cách khơi mào cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr tại Maryland hôm 1/9. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Sự thất vọng của Trump lên đỉnh điểm những ngày gần đây, sau khi Bộ trưởng Tư pháp Barr khẳng định chưa phát hiện ra bằng chứng gian lận bầu cử năm nay. Nguồn tin từ ABC News cho hay Trump và Barr đã có cuộc gặp “căng thẳng” tại Nhà Trắng sau khi tuyên bố bác gian lận bầu cử của Barr được đăng tải.
Một quan chức cấp cao trong chính quyền cho biết vẫn có khả năng Tổng thống sa thải Barr sau những nỗi tức giận trên. Người này cho hay một số cố vấn Nhà Trắng đang ra sức thuyết phục Trump không làm như vậy.
Nếu Barr bị sa thải, ông sẽ nối dài danh sách các quan chức bị Trump cho “về vườn” kể từ khi thua cuộc bầu cử năm nay.
Tổng thống hôm 9/11 đã sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Esper, người từng có nhiều bất đồng với ông. Trump sau đó tiếp tục sa thải Giám đốc Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Chris Krebs vì bác cáo buộc gian lận bầu cử của ông.
Những nhân vật thân cận đứng về phía ông Trump, cản trở chính quyền ông Biden
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho phép đội ngũ của ông Biden tham gia quá trình chuyển giao quyền lực, để ông Biden sắp tới thay thế ông Trump ở Nhà Trắng.
Nhưng hai tháng cuối nhiệm kỳ có thể là thời điểm đội ngũ của ông Trump "rải bẫy" cản trở chính quyền ông Biden.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Với khả năng này, những nhân vật thân cận với ông Trump trong chính quyền như Bộ trưởng Tư pháp William Barr, Ngoại trưởng Mike Pompeo, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Christopher Miller, Bộ trưởng Tài chính Stephen Mnuchin, Bộ trưởng Nhân sinh và Y tế Alex Azar và cố vấn Stephen Miller, đều trở thành tâm điểm chú ý tương đương ông Trump, theo Bloomberg.
Đầu tiên, quyền ân xá giúp Trump có thể giải cứu một loạt đồng minh vướng vào vòng lao lý kể từ khi ông tranh cử tổng thống năm 2016. Cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn, người từng thừa nhận khai man với FBI về mối liên hệ với một nhà ngoại giao Nga, gần đây đã được ông Trump ký lệnh ân xá.
Ông Trump còn có thể ký một loạt sắc lệnh hành pháp, công cụ mà ông đã sử dụng để thay đổi các quy định quản lý môi trường và điều kiện nhập cư.
Vài tuần trước, ông Trump ký sắc lệnh hành pháp cấm các công ty Mỹ đầu tư vào các công ty Trung Quốc có liên hệ với quân đội. Tuần trước, Bộ Tài chính Mỹ đã thu hồi thành công 455 tỷ USD thuộc quỹ cứu trợ Covid-19, với lý do chương trình cứu trợ sẽ hết hiệu lực vào thời điểm cuối năm.
Điều này có nghĩa là nếu cần sử dụng khoản tiền trên, đội ngũ của ông Biden sẽ phải đề xuất với Quốc hội.
Ông Trump hiện vẫn là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, nắm giữ mã hạt nhân và có đủ quyền lực để ra lệnh cho Lầu Năm Góc phát động các chiến dịch quân sự ở nước ngoài.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Miller, người vừa được Trump bổ nhiệm gần đây, đang gấp rút thay đổi nhiều chính sách được cho là sẽ gây khó khăn cho ông Biden khi tiếp quản quyền lực, bao gồm kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan. Ông Trump cũng cân nhắc khả năng tấn công quân sự Iran.
Bộ trưởng Tư pháp William Barr cũng có thể gợi ý cho ông Trump về quyền hủy hoặc giữ lại một số tài liệu mà những người ngoài có thể muốn tiếp cận, theo Bloomberg.
Báo Mỹ cho biết, các sắc lệnh hành pháp của ông Trump có thể bị ông Biden đảo ngược. Đội ngũ của ông Biden cũng có thể sửa đổi các chính sách. Nhưng ông Trump và đội ngũ thân cận có thể có các hành động để lại ảnh hưởng lâu dài.
Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp Mỹ và các cơ quan chính phủ khác giờ đây tràn ngập những người trung thành với ông Trump, trong khi ông Biden không thể đột nhiên sa thải tất cả.
Ông Trump đã đưa những người ủng hộ vào các ban điều hành chính phủ như Ủy ban Bầu cử Liên bang, Ủy ban Truyền thông Liên bang và Ủy ban Điều tiết Năng lượng Liên bang. Những người này thậm chí còn có nhiệm kỳ dài hơn cả ông Biden, theo Bloomberg.
Những chuyện như vậy đã từng xảy ra trong quá trình nước Mỹ chuyển giao quyền lực. Năm 1933, Tổng thống Mỹ thứ 31, Herbert Hoover đã làm mọi cách để cản trở các chính sách của Tổng thống đắc cử Franklin D. Roosevelt.
Nhưng dưới thời ông Trump, vấn đề này có thể còn sâu rộng hơn và để lại những ảnh hưởng lâu dài hơn, theo Bloomberg.
Các công tố viên liên bang Mỹ không tìm thấy chứng cứ về bất thường đáng kể trong bầu cử 16 trợ lý thẩm phán tại 15 bang ở Mỹ được giao nhiệm vụ giám sát các hoạt động bất hợp pháp trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 cho biết đã không tìm thấy chứng cứ bất thường đáng kể nào. Các công tố viên này đã kêu gọi Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr thu hồi một bản ghi...