Trump có thể rời khỏi Mỹ để tránh bị điều tra sau khi mãn nhiệm
Một chuyên gia hàng đầu người Anh về Mỹ quan ngại Tổng thống Donald Trump có thể rời khỏi Mỹ sau thất bại trước Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống 2020 để tránh các cuộc điều tra nhắm vào ông.
Tổng thống Mỹ Donald Trump
Theo Express, ông Timothy Snyder, giáo sư lịch sử tại Đại học Yale xem ông Trump là “một “nguy cơ bay” khi ông có thể tìm cách rời khỏi Mỹ sau khi rời Nhà Trắng, mất đi mọi đặc quyền dành cho tổng thống Mỹ.
Phát biểu trên Channel 4 News, ông Snyder nói rằng, ông Trump mắc nợ tài chính hàng tỷ USD và phải đối mặt với nhiều “cuộc điều tra nghiêm trọng” hậu bầu cử. Một trong những cuộc điều tra ông Trump đang phải đối mặt là gian lận thuế và ngân hàng.
Video đang HOT
“Ông ấy vẫn chưa bị cáo buộc bất kỳ tội danh nào nhưng đây là những cuộc điều tra nghiêm túc”, ông Snyder nói.
Theo vị giáo sư, bất cứ ai nhìn ông Trump từ bên ngoài đều sẽ đồng ý rằng ông ấy là một người có nguy cơ bay khỏi đất nước. Hiện ông Trump vẫn chưa nhượng bộ và chấp nhận thất bại trước ông Biden.
“Một người đàn ông mãn nhiệm chức vụ tổng thống sẽ đi đâu với những khoản nợ chính trị khổng lồ, những khoản nợ tài chính khổng lồ và còn phải đối mặt với những cáo buộc hình sự? Ông ấy có thể làm điều gì đó khiến nhiều người ngạc nhiên, như rời khỏi đất nước”, ông Snyder nói.
Trước đó, hồi tháng 10, Tổng thống Trump cũng từng nói đùa trong một cuộc vận động tranh cử ở Georgia rằng nếu ông thua cuộc bầu cử thì “Có lẽ tôi sẽ phải rời khỏi đất nước, tôi chưa biết được”.
Pháp ra tối hậu thư cho Thổ Nhĩ Kỳ, Địa Trung Hải "sóng gió chưa yên"
Chính phủ Pháp hôm 25/10 ra tối hậu thư cho Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng 2 tháng phải có câu trả lời thỏa đáng cho những cuộc phiêu lưu nguy hiểm trên Địa Trung Hải, cũng như tại khu vực.
Từ căng thẳng trên Địa Trung Hải đến cuộc xung đột tại Libya hay mới đây nhất là vấn đề Nagorno Karabakh, những hồ sơ gây chia rẽ giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ, hai quốc gia đồng minh trong NATO ngày một nối dài. Đỉnh điểm là việc hai nước cuối tuần qua gia tăng những phát biểu công kích lẫn nhau, cũng như phản ứng của chính quyền Pháp sau vụ ám sát giáo sư lịch sử Samuel Paty gây chấn động dư luận.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (trái) và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron trong một cuộc gặp. (Nguồn: AFP).
Trong hai ngày cuối tuần qua, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan liên tục công kích trực tiếp Tổng thống Emmanuel Macron khi cho rằng, nhà lãnh đạo Pháp "cần phải được kiểm tra sức khỏe tâm thần" theo cách mà ông "đã đối xử với hàng triệu tín đồ của các cộng đồng tôn giáo khác nhau".
Cách đó chỉ hai tuần, cũng chính ông Erdogan đã gọi những tuyên bố của Tổng thống Pháp về vấn đề tôn giáo là một sự khiêu khích:"Cuộc tấn công nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không mang lại lợi ích gì. Một năm nữa sẽ tới bầu cử và chúng ta sẽ thấy số phận của ông ấy sẽ được quyết định ra sao. Làm thế nào để ông ấy chiến thắng khi không làm được gì cho nước Pháp?"
Ngoại trưởng Pháp Jean Yves Le Drian đã chỉ trích những tuyên bố của Người đứng đầu Nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ là "kích động sự thù hằn" giữa nước Pháp và nhà lãnh đạo của mình. Chính phủ Pháp cũng lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ ngoại giao với Thổ Nhĩ Kỳ triệu Đại sứ Pháp tại Ankara về nước để tham vấn. Cùng ngày, Điện Elysee đặt thời hạn chót cho Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng 2 tháng phải có câu trả lời thỏa đáng cho những cuộc phiêu lưu nguy hiểm trên Địa Trung Hải, cũng như tại khu vực.
Trên thực tế, những hồ sơ gây căng thẳng trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp nói riêng hay giữa Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu nói chung không hề ít và vụ ám sát giáo sư lịch sử Samuel Paty dù chỉ như "giọt nước tràn ly", song lại có tác động rất lớn. Vụ việc đã gây chấn động dư luận nước Pháp và khiến nhiều người liên tưởng đến làn sóng khủng bố của những đối tượng Hồi giáo cực đoan hồi năm 2015 sau khi tòa soạn báo Charlie Hebdo đăng tải các hình ảnh biếm họa về đấng tiên tri Mohammed.
Tổng thống Macron đã gọi đây là vụ tấn công của phần tử khủng bố Hồi giáo" và Chính phủ Pháp mới đây cũng trình một dự luật chống chủ nghĩa ly khai: "Giáo sư Samuel Paty đã trở thành gương mặt đại diện cho nước Cộng hòa. Quyết tâm của chúng tôi là tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố, trấn áp các phần tử Hồi giáo cực đoan vì một cộng đồng tự do".
Tuy nhiên tuyên bố của Nhà lãnh đạo Pháp "sẽ không từ bỏ các bức tranh biếm họa" đã thổi bùng cơn giận dữ của người Hồi giáo tại nhiều quốc gia, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, dẫn tới làn sóng tẩy chay hàng hóa Pháp tại nhiều nước Trung Đông. Trong một dấu hiệu cho thấy Pháp sẽ không nhượng bộ, ông Macron tối qua (25/10) đăng tải dòng Twitter nhấn mạnh: "Không gì có thể khiến nước Pháp lùi bước." Dòng Twitter được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Arab.
Cùng ngày, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu Josep Borrell chỉ trích những phát biểu của Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ là "không thể chấp nhận", đồng thời kêu gọi nước này chấm dứt "vòng xoáy đối đầu" nguy hiểm. Một sự leo thang vượt tầm kiểm soát giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ khiến các nước trong khu vực "không thể ngồi yên". Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng dành 2 ngày cuối tuần qua để thảo luận về vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ cũng như cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa nước này với các nước đồng minh châu Âu.
Nghiên cứu mới phát hiện SARS-CoV-2 có thể xâm nhập não người Các triệu chứng như đau đầu, lú lẫn và mê sảng ở một số bệnh nhân mắc Covid-19 có thể do SARS-CoV-2 xâm nhập vào não, theo nghiên cứu công bố ngày 9/9. Nghiên cứu này vẫn còn ở giai đoạn sơ bộ nhưng đã cung cấp một số bằng chứng mới cho những phỏng đoán trước đây về việc virus SARS-CoV-2 có...