Trump có thể hứng sóng gió tín nhiệm sau nhậm chức
Do không có các nỗ lực rõ ràng để thuyết phục những người không có thiện cảm, ông Trump có thể có mức tín nhiệm thấp hơn so với các tổng thống tiền nhiệm.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP
Số liệu điều tra của Gallup cho thấy ông Trump không phải là một tổng thống đắc cử được ưa chuộng, phần lớn vì những người ủng hộ đảng Dân chủ đặc biệt không thích ông. Chỉ 1 trong 10 đảng viên Dân chủ nhìn nhận ông Trump một cách tích cực, tỷ lệ thấp hơn đáng kể so với cách đảng viên Cộng hòa nhìn nhận ông Barack Obama hay Bill Clinton sau bầu cử. Không chỉ vậy, các cử tri độc lập (không thuộc hai chính đảng) cũng có cái nhìn nghi ngờ về ông Trump.
Để dự đoán mức tín nhiệm của ông Trump trong tương lai, Washington Post đã nhìn lại mức độ tín nhiệm các tổng thống Mỹ sau nhậm chức trong lịch sử.
Video đang HOT
Đồ họa: Washington Post
Trong hầu hết hai nhiệm kỳ, mức tín nhiệm của ông Obama ở dưới mức 50%. Ông có khởi đầu thuận lợi nhưng sự ủng hộ nhanh chóng bốc hơi. Ông đã có một thời gian ngắn có mức tín nhiệm khởi sắc vào năm 2012, nhưng sự khởi sắc này chỉ xuất hiện trở lại khi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016 diễn ra. Với thống kê trung bình hàng tuần của Gallup, mức tín nhiệm của Obama chỉ ở mức hơn 50% trong 30% toàn bộ thời gian ông ở Nhà Trắng, phần lớn là ở đầu nhiệm kỳ thứ nhất. Tuy nhiên, kể từ tháng một năm nay, ông có mức tín nhiệm hơn 50% trong 76% thời gian. Theo Washington Post, nguyên nhân là do có nhiều người độc lập, cử nhân đại học và đảng viên Dân chủ có cái nhìn tích cực về ông hơn.
So sánh hai nhiệm kỳ của Obama với hai tổng thống tiền nhiệm qua lăng kính của hai chính đảng:
Đồ họa: Washington Post
Hầu hết thời gian, mức tín nhiệm đối với tổng thống ở mức hơn 75% trong đảng của mình và dưới 25% với đảng đối lập.
Có một số ngoại lệ – mức tín nhiệm cao của ông Bush với đảng viên Dân chủ vào đầu nhiệm kỳ đầu tiên là do nhiều người hài lòng với cách ông xử lý vụ khủng bố 11/9. Sau đó, mức tín nhiệm của ông Bush với đảng đối lập lại tụt xuống trong nhiệm kỳ hai, chủ yếu là do chiến tranh Iraq. Đối với ông Clinton, có những tín hiệu tích cực trong đảng Cộng hòa ở nhiệm kỳ hai nhờ thành tựu kinh tế.
Đối với ông Obama, con số này ổn định hơn. Điều đó có nghĩa là ý kiến của những người độc lập chính là yếu tố xác định con số tín nhiệm tổng thể của ông.
Washington Post cho rằng có thể dự đoán ông Trump sẽ vào Nhà Trắng mà không có thời gian “tuần trăng mật” ông Obama được hưởng năm 2009. Tờ báo cũng suy đoán rằng ít nhất là ở giai đoạn đầu, mức tín nhiệm của Donald Trump với đảng viên Dân chủ và người độc lập sẽ khó có thể cao. Nếu khuôn mẫu vốn được duy trì trong suốt hai nhiệm kỳ của Tổng thống Obama tiếp tục, ông Trump nhiều khả năng có mức tín nhiệm dưới 50% trong phần lớn thời gian.
Ông Trump đã có rất ít nỗ lực để điều chỉnh lập trường cho phù hợp hơn với cánh tả và những người đảng Cộng hòa ít bảo thủ. “Điều đó có nghĩa rằng ông Trump sẽ có một thời gian khó khăn thuyết phục người Mỹ không thuộc đảng Cộng hòa rằng ông đang làm tốt công việc”, cây bút Philip Bump của Washington Post viết.
Phương Vũ
Theo VNE
Mỹ sẽ đáp trả hành động can thiệp bầu cử của Nga
Tổng thống Barack Obama nói Mỹ sẽ đáp trả việc Nga tấn công mạng, can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống của nước này.
Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters.
"Khi có chính phủ nước ngoài tìm cách tác động đến tính toàn vẹn cuộc bầu cử của chúng ta, chúng ta cần phải hành động", Tổng thống Mỹ Barack Obama trả lời đài NPR ngày 15/12. "Và chúng ta sẽ làm vậy, vào thời gian và địa điểm do chúng ta chọn".
Hồi tháng 10, chính quyền Obama chính thức cáo buộc Nga tiến hành một chiến dịch tấn công mạng vào một số tổ chức chính trị của Mỹ trước bầu cử. Ông Obama cho biết ông đã cảnh báo người đồng cấp Nga Vladimir Putin về hậu quả của việc này và tuần trước yêu cầu các cơ quan tình báo Mỹ xem xét lại.
NBC News cuối ngày 14/12 đưa tin giới chức tình báo Mỹ "rất tự tin" ông Putin liên quan trực tiếp tới chiến dịch tấn công mạng trên. Điện Kremlin sau đó lên tiếng bác bỏ, gọi cáo buộc trên là "vô lý nực cười".
Như Tâm
Theo VNE
Tổng thống Putin bị tố 'đích thân tham gia' can thiệp bầu cử Mỹ Giới chức tình báo Mỹ cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có liên quan đến đợt tấn công mạng bầu cử Mỹ để cản trở ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters. Tổng thống Nga Vladimir Putin đích thân chỉ đạo những dữ liệu đánh cắp từ đảng Dân chủ Mỹ được rò rỉ, nếu...