Trump có hủy Thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên vì Mike Pence?
Liệu Tổng thống Donald Trump có hủy Thượng đỉnh với Kim Jong-un chỉ vì Phó Tổng thống Mike Pence bị chỉ trích hay không?
Tổng thống Trump vốn là người thực dụng và sẽ không dại gì để đến một cuộc gặp mà ông biết sẽ không có kết quả mong muốn. Ảnh: AP.
Sự sụp đổ của cuộc gặp Thượng đỉnh dù đầy nuối tiếc nhưng cũng không phải quá bất ngờ. Sau khi Tổng thống Trump nhận lời mời gặp của nhà lãnh đạo Kim vào tháng Ba vừa rồi, hầu hết các quan chức trong chính quyền Mỹ đều dự đoán khả năng Thượng đỉnh xảy ra sẽ là dưới 50% và con số này lại càng trở nên thấp hơn sau tuần qua. Đặc biệt, vào hôm 21.5, vị chủ nhân Nhà Trắng cũng đánh tiếng trong cuộc gặp với người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in khi nói rằng có thể cuộc gặp này sẽ không diễn ra.
Lý do là Washington ngày càng nghi ngờ về cam kết phi hạt nhân của Bình Nhưỡng. Rõ ràng là dù đều hướng tới việc phi hạt nhân, thế nhưng dường như khái niệm “phi hạt nhân” của Mỹ và Triều Tiên lại khác nhau. Do đó, thay vì gặp mặt trực tiếp “ngay và luôn”, Mỹ đang muốn có một cuộc gặp cấp cao khác giữa hai nước nhằm tìm kiếm sự đảm bảo về việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn trước khi ông Trump và ông Kim gặp gỡ nhau.
Trong thời điểm hiện tại, Tổng thống Trump tỏ ra bất cần, sẵn sàng chấp nhận hủy hội nghị thượng đỉnh với Triều Tiên và quay trở lại vạch xuất phát. Rõ ràng, với xuất phát là một doanh nhân thực dụng, ông đã bất chấp tổn hại về uy tín hay thể diện của bản thân – điều mà dường như chính ông cũng không quan tâm nhiều cho lắm – để từ bỏ một thỏa thuận, một cuộc gặp mà gần như 100% sẽ diễn ra không theo hướng mà ông Trump và các cộng sự mong muốn.
Một khi hội nghị bị hủy, Mỹ vẫn có chiêu bài “tối đa hóa áp lực” vốn đã đạt được nhiều thành quả với Triều Tiên, đồng thời tiếp tục gây sức ép với Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên. Hiện giờ, nước Mỹ của ông Trump dù có bị tổn hại về uy tín đôi chút nhưng vẫn đang “cầm dao đằng chuôi” và Washington không có lý do gì phải vội vàng trong việc đàm phán với Bình Nhưỡng.
Nói một cách khác, sự sụp đổ của Thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên vốn đã được định sẵn và Tổng thống Trump chỉ chính thức hóa việc này bằng bức thư gửi Chủ tịch Kim mà thôi.
Theo Danviet
Video đang HOT
5 lý do Trump đột nhiên hủy gặp thượng đỉnh Kim Jong-un
Động thái bất ngờ của ông Trump đang khiến giới chuyên gia đặt ra câu hỏi tại sao.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) vừa hủy hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải)
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa hủy hội nghị thượng đỉnh lịch sử sắp tới với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, nói rằng đã có "sự giận dữ lớn và thù địch rõ ràng" trong một tuyên bố nhắm vào Mỹ.
Thông báo của Trump được đưa ra ngay sau khi Triều Tiên phá hủy bãi thử hạt nhân Punggye-ri. Đây là hành động chứng minh rằng ông Kim rất nghiêm túc về các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa và việc tiến gần hơn tới mục tiêu cuối cùng là cải thiện quan hệ với Hàn Quốc.
Việc Trump bất ngờ hủy bỏ cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa một tổng thống Mỹ và lãnh đạo Triều Tiên có thể là "bước lùi" lớn cho hòa bình vốn đã khó đạt được trên bán đảo Triều Tiên.
Dưới đây là 5 lý do tại sao ông Trump hủy hội nghị thượng đỉnh, theo báo Mỹ Newsweek.
1. Triều Tiên vừa xúc phạm Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence
Trong cuộc phỏng vấn với Fox News hôm thứ 21.5, ông Pence cảnh báo: "Việc Kim Jong-un nghĩ rằng ông ấy có thể giỡn mặt Donald Trump là sai lầm lớn".
Phó Tổng thống Mỹ cũng đe dọa Kim chịu số phận tương tự thủ lĩnh Muammar el-Qaddafi của Libya nếu không từ bỏ vũ khí hạt nhân.
(el-Qaddafi bị lật đổ và giết chết trong cuộc nổi dậy do NATO hậu thuẫn năm 2011 sau khi từ bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt vào năm 2003).
Đến 24.5, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên trích dẫn phản ứng gay gắt của Thứ trưởng ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui, người gọi ông Pence là "dốt nát và ngu ngốc", "tên ngốc chính trị".
Triều Tiên vừa phá hủy bãi thử hạt nhân Punggye-ri của nước này hôm 24.5
2. Triều Tiên đe dọa đối đầu hạt nhân
Cũng trong tuyên bố này, bà Choe đe dọa "cuộc đối đầu hạt nhân-hạt nhân" là phương án thay thế khả thi duy nhất hướng tới đàm phán hòa bình.
Triều Tiên từ trước luôn khẳng định chương trình hạt nhân của họ chỉ có mục đích tự vệ và ngăn chặn nguy cơ xâm lược của Mỹ. Cuộc khẩu chiến giữa Trump và Kim từ năm 2017 cũng thường bao gồm các lời đe dọa hạt nhân từ cả hai bên. Thế nhưng, tuyên bố gần đây nhất của bà Choe có thể khiến "giọt nước tràn ly".
3. Áp lực từ các thành viên trong chính quyền Trump
Vào tháng 3, Trump có hai thay đổi quan trọng trong nội các - được nhận định là những thay đổi làm cho chính quyền ông hiếu chiến hơn.
Đầu tiên, ông thay Ngoại trưởng Rex Tillerson bằng Giám đốc CIA Mike Pompeo. Một số nhà bình luận, trong đó có cựu Ngoại trưởng Condoleeza Rice, nhận định Tillerson có công trong việc củng cố quan hệ ngoại giao Mỹ-Triều Tiên. Sau đó, Trump thay cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster bằng John Bolton - người ủng hộ "mô hình Libya" và các hành động quân sự chống lại kẻ thù trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
4. Trump cảm thấy mình đã nhận đủ thành quả
Thông báo của Trump được đưa ra ngay sau khi bãi thử hạt nhân Punggye-ri bị phá hủy. Punggye-ri, nằm ở phía đông bắc Triều Tiên, là địa điểm thử hạt nhân duy nhất được biết đến của nước này. Trong khi một số báo cáo nói rằng bãi thử này vẫn có thể hoạt động, ông Kim dường như đã thực hiện những lời hứa về việc phá hủy cơ sở thử nghiệm, dừng thử nghiệm hạt nhân và phóng tên lửa tầm xa. Khi bãi thử rõ ràng đã bị phá hủy - hoặc ít nhất bị hư hại nặng nề - Trump có thể cảm thấy mình có ưu thế hơn Kim Jong-un.
5. Trump cảm thấy mình không thể rời khỏi hội nghị thượng đỉnh với tư cách là người chiến thắng tuyệt đối
Tháng trước, Trump cho biết ông sẵn sàng để "rời cuộc đám phán với ông Kim một cách tôn trọng" nếu cuộc trò chuyện không hiệu quả.
Mặc dù Mỹ không thừa nhận một cách công khai nhưng cả hai bên dường như đều đã nhượng bộ một chút, dẫn đến việc hội nghị thượng đỉnh được lên kế hoạch. Mỹ không dùng khí tài hạt nhân trong các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc. Triều Tiên ngừng thử nghiệm hạt nhân, phát nổ bãi thử và thả 3 tù nhân Mỹ.
Tuy nhiên, quá khứ cho thấy các kế hoạch đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên đều đổ bể vì nhiều lý do. Vì vậy, Trump có thể cảm thấy không thể gây ảnh hưởng đến Kim, người đã chứng minh ông là chính khách khôn ngoan theo cách riêng của mình.
Theo Danviet
Triều Tiên "nóng mặt", dọa hủy đàm phán vì phát ngôn của Phó Tổng thống Mỹ Triều Tiên đã lên tiếng chỉ trích phát ngôn của Phó Tổng Mỹ Mike Pence rằng Bình Nhưỡng sẽ có kết cục tương tự như Lybia nếu không chịu hợp tác với Washington. Triều Tiên cảnh báo rằng họ không "van xin" để thương lượng với Mỹ. Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui (Ảnh: Kyodo) Theo lịch trình dự kiến, Tổng...