Trump có 2 chiến lược chống mối đe dọa hạt nhân nhưng đều vô dụng
Iran và Triều Tiên là những phiên bản cực kỳ khác nhau của cùng một mối đe dọa, và chính quyền Trump có những cách tiếp cận rất khác nhau đối với 2 nước này.
Chính quyền Trump có 2 cách tiếp cận khác nhau đối với Triều Tiên, Iran
Viết cho CNN, nhà phân tích Nick Paton Walsh bình luận, khi lên cầm quyền, Tổng thống My Donald Trump được thừa hưởng một nền kinh tế đang cải thiện, hai trong số các cuộc chiến tranh kéo dài nhất của Mỹ đang bị đình chỉ và tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo (IS) đang sụp đổ.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã không đánh giá cao một trong những món quà đáng kể nhất mà chính quyền Obama trao cho ông: thỏa thuận hạt nhân với Iran. Thỏa thuận này có thể còn một số hạn chế nhưng ít nhất nó đã giải quyết được vấn đề nguy hiểm nhất: ngăn Iran theo đuổi vũ khí hủy diệt.
Ông Trump chỉ thấy điểm hạn chế của thỏa thuận và đã nghe nhóm cố vấn diều hâu bao gồm Ngoại trưởng Mike Pompeo, Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton và nhà lãnh đạo Israel Benjamin Netanyahu đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran. Ông Trump cũng tin rằng đe dọa và trừng phạt có thể đảo ngược hành vi của Iran và làm suy yếu nước này.
Và Mỹ vẫn thích sử dụng “một cây gậy lớn”, hơn là tập trung vào ngoại giao. Trump đã tuyên bố rằng, ông không thực sự muốn chiến tranh và sẵn sàng nói chuyện với Tehran. Nhưng quyết định triển khai thêm 1.000 quân tới Trung Đông sẽ nhấn chìm những tuyên bố đó.
Video đang HOT
Phản ứng của Iran cũng đã chứng minh rằng chiến lược gây áp lực tối đa của Mỹ vô tác dụng. Mặc dù nền kinh tế của Iran tiếp tục chịu thiệt hại từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và sẽ còn chịu thiệt hại nhiều hơn khi các miễn trừ liên quan đến xăng dầu kết thúc. Tuy nhiên, phản ứng của Iran liên quan đến các sự cố tàu chở dầu ở Vịnh Ô-man và lời đe dọa tăng tốc làm giàu uranium cho thấy họ chưa sẵn sàng để khuất phục Mỹ.
Trong khi đó, đối với Triều Tiên, Tổng thống Trump đã bắt đầu bằng lời đe dọa nhấn chìm nước này trong “biển lửa và cơn thịnh nộ”, nhưng nhanh chóng nhận ra cuộc xung đột trực tiếpvới một cường quốc hạt nhân bất ổn sẽ có hậu quả thảm khốc thế nào.
Quân đội Mỹ đóng ở Hàn Quốc và Nhật Bản cũng như Seoul, thành phố gần 10 triệu dân đều nằm trong tầm bắn của các cỗ pháo Triều Tiên, chứ chưa cần đến tên lửa hạt nhân.
Bất cứ tính toán sai lầm nào với Kim Jong Un có thể giết chết hàng triệu người trong nhiều giờ. Tên lửa được trang bị đầu đạn hạt nhân thu nhỏ của họ, một ngày nào đó có thể chạm đến lãnh thổ Mỹ. Rõ ràng có quá nhiều rủi ro để Trump sử dùng “cây gậy” đối với Triều Tiên.
Vì vậy, ông chủ Nhà Trắng đã lựa chọn chiến lược dùng “sự quyến rũ cá nhân” để tiếp cận Triều Tiên, làm thân với nhà lãnh đạo Kim Jong-un bất chấp nhiều người bên cạnh ông tin rằng, Bình Nhưỡng khó có thể tự nguyện giải trừ vũ khí hạt nhân.
Iran thấy rằng Triều Tiên đã tạo ra nhiều động thái khiêu khích và quyết liệt chạy đua với chương trình bom hạt nhân và tên lửa đạn đạo của họ.
Phần thưởng cho việc lm đó là một hội nghị thượng đỉnh song phương với Trump. Theo đó, Tehran có thể khá chắc chắn rằng đề nghị trả lời cuộc gọi điện thoại của Tổng thống Iran sẽ vẫn còn trên bàn của Trump khi họ được vũ trang tốt hơn.
Trong khi đó, Triều Tiên thấy rõ rằng Mỹ muốn cứng rắn với Iran nhưng không thực sự muốn xung đột. Ông Kim Jong Un cũng sẽ thấy một điều khác rõ ràng hơn nhiều rằng, Trump không muốn chiến tranh với một quốc gia bị cô lập, bị thiệt hại về kinh tế như Iran, quốc gia vốn đặt ra mối đe dọa ít nghiêm trọng đối với Mỹ trong cuộc xung đột quân sự trực tiếp.
Mỗi đối thủ của Trump đang học hỏi được nhiều điều từ cách Mỹ hành xử với họ trong khi Nhà Trắng không có bất cứ chiến lược nào khôn ngoan hơn.
Theo Danviet
Tiết lộ điều tuyệt mật của Kim Jong Un khi gặp Trump ở Hà Nội
Một tài liệu được cho là rò rỉ từ Bình Nhưỡng hé lộ, Chủ tịch Kim Jong Un muốn Mỹ công nhận Triều Tiên là cường quốc hạt nhân tại hội nghị thượng đỉnh lần hai ở Hà Nội đầu năm nay.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un.
Một tài liệu được cho là rò rỉ từ Bình Nhưỡng hé lộ, Chủ tịch Kim Jong Un muốn Mỹ công nhận Triều Tiên là cường quốc hạt nhân tại hội nghị thượng đỉnh lần hai ở Hà Nội đầu năm nay.
Giới truyền thông có trong tay tập tài liệu dày 3 trang là một hướng dẫn nội bộ, truyền đạt các quan điểm chính thức của nhà nước đối với quân đội, do đảng Lao động Triều Tiên phát hành tháng 11/2018.
Tài liệu cũng trích dẫn lời nhà lãnh đạo Kim khẳng định, ông sẽ dùng hội nghị thượng đỉnh lần hai với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 2/2019 "để củng cố hơn nữa sức mạnh hạt nhân" đã có của Triều Tiên.
Theo hãng thông tấn UPI, các phần khác trong tài liệu nhấn mạnh đến việc Bình Nhưỡng đã đạt tới giai đoạn phát triển tên lửa chiến lược tiên tiến nhất từ trước tới nay.
Morgan Ortagus, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay, bất chấp các nội dung trong tài liệu nói trên, cả Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đều tin ông Kim sẽ thực hiện các cam kết giải trừ hạt nhân. Đó cũng là chính sách nhất quán của chính quyền ông Trump.
Hồi đầu tuần này, Bộ Thống nhất Hàn Quốc tuyên bố có hay biết về tài liệu nói trên và đang tìm cách xác thực nó. Nhà phân tích Cheong Seong Chang phát biểu với hãng tin UPI rằng, tài liệu này vẫn có một số điểm đáng ngờ, kể cả cách định dạng ngày và những dấu hiệu hàm chỉ việc phát hành cho nội bộ đảng cầm quyền Triều Tiên.
Diễn biến mới xảy ra chỉ vài ngày sau khi cơ quan theo dõi động đất của Trung Quốc tình nghi một vụ nổ đã làm khởi phát một cơn địa chấn mạnh 1,3 độ Richter ở thành phố Hunchun thuộc tỉnh Cát Lâm, giáp biên giới với Triều Tiên. Các báo cáo về "vụ nổ" đã dấy lên các lo ngại về việc Bình Nhưỡng vừa tiến hành một vụ thử hạt nhân mới.
Theo Danviet
Nga vội cảnh báo điều này khi Mỹ thổi bùng "lò lửa" Trung Đông Nga đã kêu gọi kiềm chế để tránh leo thang căng thẳng ở Trung Đông sau khi Mỹ cho biết họ đang triển khai thêm quân tới khu vực do căng thẳng tăng vọt với Iran. Nga muốn Mỹ kiềm chế để tránh leo thang căng thẳng ở Trung Đông "Chúng tôi đang kêu gọi tất cả các bên thể hiện sự kiềm...