Trump chỉ trích gay gắt truyền thông ‘thiếu trung thực’
Tổng thống Mỹ Donald Trump công kích dữ dội báo chí sau nhiều sự cố xảy ra trong một tháng đầu tiên của nhiệm kỳ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Fox News
Trong suốt hơn một tiếng họp báo tại Nhà Trắng chiều 16/2, ông Trump đã liên tiếp cáo buộc các phóng viên Mỹ thù địch và bất lương khi đưa tin về tháng đầu tiên ông cầm quyền, CNN cho hay.
“Báo chí đã trở nên quá thiếu trung thực. Chúng ta phải thảo luận để tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra, vì báo chí thực sự đang nằm ngoài tầm kiểm soát. Mức độ bất lương đang nằm ngoài kiểm soát”, ông Trump chỉ trích.
Cho rằng bộ máy chính quyền đang vận hành suôn sẻ, bất chấp thực tế nội các chưa được phê chuẩn, tổng thống Mỹ cho hay khi ông bật truyền hình lên và mở các tờ báo ra thì toàn thấy “những bài viết hỗn loạn”.
Nhắc đến thông tin cho hay các trợ lý của ông thường xuyên liên lạc với phía Nga trong chiến dịch tranh cử năm ngoái, ông Trump khẳng định đây là “thông tin sai”.
“Tin về Nga là tin giả. Tôi chưa bao giờ thấy truyền thông bất lương hơn, nói thẳng ra là truyền thông chính trị”, ông nói.
Tuy nhiên ông Trump khẳng định các thông tin bị rò rỉ là đúng, chỉ có tin tức trên báo là “giả”. Ông đổ lỗi cho báo chí và các nguồn tin khi công bố tin liên quan đến chính quyền của mình.
“Làm sao báo chí có các thông tin bí mật? Đó là quá trình bất hợp pháp và báo chí nên cảm thấy xấu hổ. Nhưng quan trọng hơn, những người đưa thông tin đó nên tự cảm thấy hổ thẹn”, ông nói.
Video đang HOT
Tổng thống Trump cáo buộc The New York Times và The Wall Street Journal không hỏi ý kiến của ông trước khi viết một số bài. Trước đó cả hai tờ đều cho biết đã cố đề nghị Nhà Trắng bình luận. Ông Trump còn doạ sẽ không bao giờ xem CNN nữa.
“Giọng điệu đầy căm thù. Tôi thực sự không phải kẻ xấu. Không, nhưng giọng điệu thì là như thế, tôi nhận được đánh giá tốt, anh phải thừa nhận điều đó”, Trump nói với phóng viên của CNN.
Khánh Lynh
Theo VNE
Thua ở Tòa phúc thẩm, chính quyền Trump sẽ chơi trò "tốc độ"
Giới phân tích cho rằng, một sắc lệnh cấm nhập cư mới của chính quyền Trump (nếu có) vẫn sẽ vấp phải những thách thức pháp lý.
Thua ở Tòa phúc thẩm, ông Trump quyết không dừng lại
Reuters ngày 10/2 dẫn lời Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông đang cân nhắc việc ban hành một sắc lệnh cấm nhập cư mới trong khi Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus thì cho rằng, Nhà Trắng vẫn có thể leo thang tranh chấp pháp lý về lệnh cấm nhập cư đầu tiên của ông Trump tại Tòa Tối cao.
Trong một bước đi được đánh giá là "kích hoạt các cuộc đối đầu pháp lý nghiêm trọng nhất" của chính quyền mới, ngày 27/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh tạm thời cấm nhập cư với người đến từ 7 nước Hồi giáo gồm Iraq, Syria, Iran, Libya, Somalia, Sudan và Yemen trong 90 ngày, với người tị nạn trong 120 ngày và vô thời hạn với người tị nạn Syria.
Sắc lệnh này ngay lập tức châm ngòi cho các cuộc biểu tình lớn nổ ra trên khắp nước Mỹ và những tranh cãi pháp lý gay gắt.
Ngày 3/2, thẩm phán liên bang James Robart ở Seattle, Washington ra phán quyết đình chỉ sắc lệnh của Tổng thống Trump trên phạm vi cả nước, giúp người dân 7 quốc gia Hồi giáo có thể nhập cảnh bình thường.
Thua ở Tòa phúc thẩm, ông Trump quyết không dừng lại.
Chính quyền Tổng thống Trump đệ đơn lên tòa phúc thẩm, đề nghị hoãn thi hành phán quyết của thẩm phán Robart. Ba thẩm phán liên bang Mỹ ngày 7/2 mở phiên tranh luận để lắng nghe ý kiến từ người đại diện hai bên và quyết định cuối cùng được đưa ra ngày 9/2 đã giữ nguyên phán quyết đình chỉ sắc lệnh của Tổng thống.
Giải thích về phán quyết bác đề nghị khôi phục lệnh cấm nhập cư từ chính quyền Tổng thống Donald Trump, Tòa Phúc thẩm cho biết, họ không thể ra quyết định mang tính phân biệt đối xử chống lại một tôn giáo cụ thể khi tôn giáo này đã được phổ biến rộng rãi.
Theo Tòa, các bang Washington và Minnesota cũng đã đưa ra được những bằng chứng xác đáng về nhiều tuyên bố của Tổng thống cho thấy ý định của ông thực hiện việc cấm cửa người Hồi giáo.
Tòa cũng lập luận rằng, Chính phủ Mỹ không thể chứng minh, bất kỳ người nào đến từ 7 quốc gia Hồi giáo nằm trong danh sách cấm nhập cư vào Mỹ đã gây ra một vụ tấn công khủng bố trên lãnh thổ Mỹ.
Chính quyền Trump thích "tốc độ" hơn chờ đợi trình tự pháp lý
Trong phản ứng thường thấy, trả lời phỏng vấn của phóng viên khi đang có mặt trên chuyên cơ Air Force One trong chuyến hành trình từ Washington tới Florida, ông Trump cho biết ông đang cân nhắc về một "lệnh cấm nhập cư mới" và nó có thể được ban hành ngay sau ngày 13 hoặc 14/2, nếu ông quyết định đi theo hướng giải quyết này.
Sau phán quyết của Tòa phúc thẩm khu vực 9 ở San Francisco, một quan chức Nhà Trắng cho biết, chính quyền Tổng thống Trump không có kế hoạch leo thang tranh chấp pháp lý ở Tòa Tối cao nhưng sau đó cùng ngày, Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus lại để ngỏ khả năng này.
"Tất cả các phương án đều được cân nhắc, kể cả việc kháng cáo phán quyết của Tòa Phúc thẩm khu vực 9 lên Tòa án Tối cao. Ngoài ra, chúng tôi sẽ theo đuổi các sắc lệnh hành pháp mới ngay từ bây giờ và hy vọng sớm ban hành để bảo vệ người Mỹ khỏi chủ nghĩa khủng bố", ông Priebus nói.
Việc ban hành một sắc lệnh mới là điều có thể xảy ra nhưng sở dĩ chính quyền Tổng thống Trump cần phải cân nhắc kỹ lưỡng bởi nó có thể khiến cho những người vốn không ưa gì ông Trump "hả hê" với chiến thắng khi buộc Tổng thống Trump lần đầu tiên phải thay đổi kế hoạch của mình.
Giống như những tuyên bố trước đó, ông Trump vẫn rất tự tin vào chiến thắng cuối cùng trong cuộc chiến pháp lý ở Tòa phúc thẩm khu vực 9 ở San Francisco: "Chúng tôi sẽ giành chiến thắng nhưng thật không may là trình tự thủ tục pháp lý cần phải có thời gian... Chúng tôi cần &'tốc độ' vì lý do an ninh...".
Sắc lệnh mới liệu có khả thi hơn?
Một nguồn tin thân cận với đội hoạch định chính sách của ông Trump cho biết, nếu được "viết lại", sắc lệnh mới sẽ tiếp tục là sản phẩm của Stephen Miller, người từng tham gia vào việc soạn thảo sắc lệnh gốc cùng với các quan chức cấp cao của Hội đồng An ninh Quốc gia, Bộ Tư pháp và Bộ An ninh Nội địa.
Bình luận về khả năng chính quyền Tổng thống Trump ban hành một sắc lệnh cấm nhập cư mới, Giáo sư luật học Alexander Reinert tại đại học Yeshiva ở New York cho rằng, ngay kể cả khi ông Trump lựa chọn phương án này, ông vẫn có khả năng phải đối mặt với các thách thức pháp lý khi những người phản đối có thể điều chỉnh khiếu nại của họ.
"Sắc lệnh cấm nhập cư mới của ông Trump nếu có sẽ có thể ngay lập tức kích hoạt lệnh cấm đi lại tạm thời nhưng những bên từng nộp đơn khởi kiện bao gồm bang Washington cũng có thể yêu cầu Tòa đình chỉ sắc lệnh này với những khiếu nại khác", Giáo sư Reinert nói.
Thực tế đã cho thấy, nhận định này hoàn toàn có cơ sở khi trong một diễn biến khác có liên quan, Thẩm phán Leonie Brinkema ở Virgina mới đây đã yêu cầu chính phủ liên bang phải cung cấp danh sách tất cả những ai bị khước từ nhập cảnh hoặc bị trục xuất khỏi Mỹ.
Thẩm phán Leonie Brinkema cũng yêu cầu chính quyền Tổng thống Trump cung cấp thêm bằng chứng về mối đe dọa của công dân 7 nước nằm trong danh sách cấm nhập cư./.
(Theo Vietnamnet)
Những ai bị chính quyền Trump bắt, trục xuất khỏi Mỹ? Những người từng bị kết tội, thậm chí cả những tội danh như lái xe trong khi say rượu đều nằm trong danh sách có thể bị chính quyền Donald Trump trục xuất khỏi Mỹ. Sắc lệnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đưa hàng triệu người nhập cư vào tầm ngắm, dù họ từng an toàn dưới thời người tiền nhiệm...