Trump bỏ ảnh hưởng của Mỹ có làm Biển Đông thành “Crimea phiên bản Trung Quốc”?

Theo dõi VGT trên

Gần 75% cho biết Trung Quốc đã là cường quốc thống trị ở Đông Nam Á, ảnh hưởng của Bắc Kinh đã được thiết lập và sẽ còn phát triển trong thập kỷ tới

South China Morning Post, Hồng Kông ngày 8/5 đưa tin, một cuộc khảo sát ở 10 quốc gia Đông Nam Á cho thấy, dường như Hoa Kỳ đã để tuột mất vị thế chiến lược của mình tại khu vực này và mở cửa cho Trung Quốc nhanh chóng khỏa lấp khoảng trống quyền lực, kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức.

Hơn một nửa trong số 318 người từ 10 nước Đông Nam Á được Viện Iseas-Yusof Ishak, Singapore khảo sát nói rằng:

Hoa Kỳ đã đán.h mất vị thế chiến lược của mình ở Đông Nam Á vào tay Trung Quốc kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, và Trung Quốc đã nổi lên thành quốc gia có ảnh hưởng nhất trong khu vực.

Kết quả khảo sát được công bố tuần trước, khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đưa ra các cam kết an ninh muộn màng trong cuộc họp với các Ngoại trưởng ASEAN ở Washington.

Hơn 70% số người được hỏi là các quan chức chính phủ, các nhà nghiên cứu, giới doanh nhân, truyền thông và xã hội dân sự từ 10 nước ASEAN cho biết, uy tín của Mỹ với khu vực này dưới thời Trump đã xấu đi, hoặc rất xấu.

Bởi vì nước Mỹ dưới thời Trump đã thờ ơ với khu vực này, trong đó bao gồm việc Washington rút khỏi Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Hơn 54% số người được hỏi cảm thấy Mỹ ít đáng tin cậy hơn so với 4 tháng trước đây.

Trump bỏ ảnh hưởng của Mỹ có làm Biển Đông thành Crimea phiên bản Trung Quốc? - Hình 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump, ảnh: SCMP.

Nhiều người trong khu vực Đông Nam Á vẫn tin sự tham gia của Mỹ là rất quan trọng với an ninh khu vực, khi có 68% đồng ý rằng Mỹ nên tiếp tục duy trì tự do hàng hải trong vùng biển tranh chấp trên Biển Đông.

Tuy nhiên, chỉ có hơn 3% cảm thấy Mỹ là quốc gia ảnh hưởng nhất trong khu vực thời điểm hiện tại, thậm chí là trong tương lai 10 năm tới.

Gần 75% cho biết Trung Quốc đã là cường quốc thống trị ở Đông Nam Á, ảnh hưởng của Bắc Kinh đã được thiết lập và sẽ còn phát triển trong thập kỷ tới.

Mặc dù quan hệ Washington – Bắc Kinh đã ấm lên trong những tuần gần đây, vẫn có 44% số người được hỏi dự kiến quan hệ Mỹ – Trung sẽ trở nên cạnh tranh hơn.

14,5% số người được hỏi tin rằng, căng thẳng và thù địch giữa 2 siêu cường sẽ tiếp tục gia tăng.

Đáng chú ý là Trung Quốc đã nhận được những phản ứng tiêu cực cao nhất ở Đông Nam Á khi có 72,5% số người được hỏi ít có, hoặc không có niềm tin vào Trung Quốc sẽ có đóng góp cho hòa bình toàn cầu, an ninh và thịnh vượng khu vực. [1]

Liệu Biển Đông có trở thành “Crimea phiên bản Trung Quốc”?

Câu hỏi này được Nicholas Lyall, một sĩ quan nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Australia và làm việc tại Học viện An ninh quốc gia Australia viết trên The National Interest ngày 7/5. [2]

Video đang HOT

Ông Nicholas Lyall đán.h giá:

Quan hệ hữu nghị đang phát triển giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin thời gian gần đây phản ánh những điểm tương đồng trong phong cách lãnh đạo cá nhân của hai người.

Cả hai nhà lãnh đạo này thường tìm kiếm “vị thế quốc gia” trong chính sách đối ngoại để duy trì địa vị và uy tín của mình ở trong nước.

Tuy nhiên điều này cũng có thể dẫn đến sự đán.h lừa trong chính sách đối ngoại, đồng thời dẫn đến sự hình thành các liên minh giữa các nước nhỏ bị anh hưởng chống lại các siêu cường.

Ông Putin đang phải chịu đựng những tác động tiêu cực từ cái bẫy đán.h lừa này sau sự kiện Crimea mà Nga gọi là “sáp nhập”.

Trong khi Nga ngày càng bận tâm bởi căng thẳng gia tăng với NATO trong vùng Baltic, chiến lược lớn Á – Âu của Putin đình trệ vì các nước Trung Á đang ngày càng nghi ngờ ý đồ của Nga sau sự kiện Crimea.

Dự án chiến lược Liên minh Kinh tế Á – Âu (EEU) hiện không hoạt động.

Sự “vỡ mộng” của các thành viên EEU và các quốc gia Trung Á khác đối với chủ nghĩa phiêu lưu của Putin và nghi ngờ của họ về ý đồ của Moscow có thể làm suy yếu nghiêm trọng chiến lược lớn của Nga.

Hiệu ứng thứ nhất đối với các nước thành viên EEU và Trung Á là tìm kiếm sự hợp tác lớn hơn với Liên minh châu Âu và Trung Quốc để tránh rủi ro trong quan hệ với Nga.

Hiệu ứng thứ hai là là các quốc gia này hợp tác chống lại sự thống trị của Moscow.

Bên cạnh đó việc Nga thiếu vốn để lái con tàu hội nhập kinh tế khu vực có thể đẩy các nước Trung Á tăng cường cải cách kinh tế trong nước, giảm sự phụ thuộc vào kinh tế Nga.

Liệu bài học Crimea với Putin có lặp lại với ông Tập Cận Bình trên Biển Đông?

Hai thành công chiến lược của ông Tập Cận Bình ở Đông Nam Á

Lần đầu tiên ông Tập Cận Bình tuyên bố về chiến lược biến Trung Quốc thành cường quốc hàng hải là một phiên học tập tập thể của Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 7/2013. [3]

Nó báo trước các chính sách đối ngoại đầy tham vọng và cứng rắn của nhà lãnh đạo thay ông Hồ Cẩm Đào.

Tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 10/2013 bàn về chính sách đối ngoại, ông Tập Cận Bình đã vạch ra chương trình nghị sự mới.

Nó được xây dựng trên nền tảng Trung Quốc thúc đẩy tranh chấp trong khu vực để thực hiện tuyên bố chủ quyền của họ và tìm kiếm sự chấp nhận cái gọi là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. [4]

Việc ông Tập Cận Bình ngày càng cứng rắn hơn trong chính sách đối ngoại được thiết kế để hợp thức hóa “mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới” với Hoa Kỳ.

Trong đó Trung Quốc (mong muốn) sẽ nhận được sự tôn trọng và hợp tác tương đương với vai trò và phản ánh sự trỗi dậy của mình như một siêu cường toàn cầu.

Bất chấp việc chính quyền Mỹ thời Barack Obama không bao giờ thừa nhận “mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới” mà Bắc Kinh cổ súy, ông Tập Cận Bình đã có được uy tín đáng kể trong nước nhờ hình ảnh một lãnh đạo có ý chí mạnh mẽ trong đối ngoại. [5]

Sự kiện tháng 5/2014 Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam đã thúc đẩy các nước Đông Nam Á xích lại gần nhau hơn để chống lại chủ nghĩa phiêu lưu quân sự của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), cơ quản chủ quản giàn khoan 981 đã cố gắng đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ tham vọng của ông Tập Cận Bình với tuyên bố:

Giàn khoan khổng lồ là “lãnh thổ quốc gia di động và vũ khí chiến lược” để Trung Quốc thành cường quốc biển. [6]

Trump bỏ ảnh hưởng của Mỹ có làm Biển Đông thành Crimea phiên bản Trung Quốc? - Hình 2

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: Asia Times.

Mối gắn kết của các nước trong khu vực chống lại chính sách độc chiếm Biển Đông mà Trung Quốc theo đuổi tăng dần trong suốt năm 2014 và 2015, đạt mức cao nhất khi Tòa Trọng tài ra phán quyết vụ kiện Biển Đông vào ngày 12/7/2016.

Nhưng ngay sau đó cao trào gây áp lực buộc Trung Quốc tuân thủ Phán quyết Trọng tài đã xẹp xuống khi Mỹ tìm cách giảm áp lực, còn nội các mới tại Manila thời Tổng thống Rodrigo Duterte nhanh chóng tái lập quan hệ với Bắc Kinh.

Thành công chiến lược lớn thứ nhất của Tập Cận Bình trên Biển Đông là khả năng học hỏi cách thức làm thế nào để đẩy ranh giới đến giới hạn mà không gây ra phản ứng mạnh từ đối thủ.

Việc Trung Quốc sử dụng các tàu cảnh sát biển dần kiểm soát cụm bãi cạn Luconia nằm gần bờ biển Malaysia từ tháng 9/2013 đến nay là một ví dụ điển hình.

Các tàu này chỉ tạm rút vào tháng 8/2015 khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh với Trung Quốc trong khuôn khổ hội nghị cấp cao Đông Á tại Kuala Lumpur. Chúng quay trở lại Luconia gần như lập tức khi hội nghị thượng đỉnh kết thúc.

Điều đáng nói là vấn đề Luconia gần như biến mất khỏi các hoạt động diễn thuyết công cộng tại Malaysia, và nó không còn khả năng tạo thành sức mạnh phản kháng thống nhất.

Thành công chiến lược thứ 2 của Tập Cận Bình là tiến hành song song chính sách đối ngoại quyến rũ với các nước Đông Nam Á, điển hình là Philippines.

Tháng 3 năm nay, ông Tập Cận Bình đưa ra một gói đầu tư cam kết dự kiến 10 tỉ USD vào Philippines và đã thu về một “phản ứng dạt dào tình cảm” của Tổng thống Rodrigo Duterte.

Như vậy đến nay so với Tổng thống Putin, ông Tập Cận Bình dường như đã đạt được mục tiêu của mình (tăng kiểm soát thực tế trên Biển Đông cũng như ảnh hưởng đối ngoại – kinh tế thương mại lên ASEAN) mà không bị rơi vào cái bẫy như Crimea.

Trung Quốc đang tiếp tục củng cố sự hiện diện của họ như hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng (quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp ở 7 cấu trúc ngoài Trường Sa) đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể hiện diện của các tàu Trung Quốc phía Nam đường lưỡi bò.

Như vậy Trung Quốc đang tiến gần hơn bao giờ hết mục tiêu kiểm soát Biển Đông, ngăn chặn các nước Đông Nam Á sử dụng và khai thác các vùng biển (nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hợp pháp của mình).

Tình trạng bất ổn hiện nay giữa Hoa Kỳ với các nước Đông Nam Á sẽ cho ông Tập Cận Bình nhiều không gian để củng cố, kiểm soát hoạt động trên Biển Đông.

Tuy nhiên, Trung Nam Hải cũng cần lưu ý một điều, rằng người dân Philippines không phải ai cũng chia sẻ quan điểm của Tổng thống Rodrigo Duterte trong xử lý tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông.

Cái gọi là lệnh cấm đán.h bắt cá trong phạm vi đường lưỡi bò mà Trung Quốc mới tuyên bố có thể là một điểm bùng phát lái quan hệ Philippines -Trung Quốc rẽ theo một hướng khác.

Cho đến hiện tại, ông Tập Cận Bình vẫn đang chiếm thế thượng phong ở Biển Đông.

Tương lai cục diện vùng biển này sẽ phụ thuộc chủ yếu vào cách thức Tập Cận Bình duy trì thành công hiện tại và theo đuổi mục tiêu tiếp theo của mình, cũng như khả năng tránh vượt những giới hạn đỏ, ví dụ như quân sự hóa bãi cạn Scarborough có thể là chất xúc tác hình thành liên minh quốc tế ngăn chặn Trung Quốc.

(Theo Giáo Dục)

Sau Trung Quốc, đến lượt Mỹ kêu gọi Đông Nam Á "cách ly" Triều Tiên

Theo hãng tin AP, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson mới đây đã kêu gọi chính phủ các nước Đông Nam Á ngăn các quan chức ngoại giao Triều Tiên có những hoạt động nhằm thúc đẩy chương trình hạt nhân của họ.

Ông Patrick Murphy, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, ông Tillerson đã kêu gọi các Ngoại trưởng 10 nước ASEAN hãy "tối thiểu hóa" quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng, "để Triều Tiên không tận dụng các hoạt động ngoại giao để thúc đẩy tham vọng vũ khí hạt nhân và tên lửa của mình".

Sau Trung Quốc, đến lượt Mỹ kêu gọi Đông Nam Á cách ly Triều Tiên - Hình 1

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (chính giữa) cùng Ngoại trưởng các nước ASEAN nối vòng tay trong Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN diễn ra ngày 4/5.

Đây là đòn côn.g kíc.h mới nhất của chính quyền Trump nhằm thúc giục cộng đồng quốc tế gia tăng sức ép ngoại giao và kinh tế đối với Triều Tiên nhằm buộc nước này từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân trước khi nó trở thành hiểm họa đối với Mỹ.

Mặc dù Trung Quốc là một trong những đồng minh lâu năm và quan trọng nhất của Triều Tiên, song các quốc gia Đông Nam Á cũng có quan hệ ngoại giao và có những hoạt động thương mại quy mô nhỏ với Bình Nhưỡng. Một báo cáo của Liên Hợp Quốc nói rằng các quan chức ngoại giao Triều Tiên thường đóng vai trò rất lớn trong các hoạt động thương mại mà nghị quyết Hội đồng Bảo an đã cấm nhằm ngăn chặn chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

"Tại nhiều nước, Triều Tiên có sự hiện diện ngoại giao vượt quá mức cần thiết", ông Murphy trả lời trước báo giới. Ông cũng khẳng định rằng giữa Mỹ và các nước ASEAN có "quan điểm chung" đối với Triều Tiên, và việc anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Kim Jong-un bị sá.t hạ.i tại sân bay Malaysia đã cho thấy "mối đ.e dọ.a của Triều Tiên đối với ASEAN".

Quyền Ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo cho biết cách giải quyết căng thẳng bán đảo Triều Tiên hiện nay vẫn phải là đối thoại. Ông tin rằng Trung Quốc "có vai trò rất quan trọng" trong quá trình này và ASEAN cho đến nay vẫn chưa có ý định ngừng hoạt động ngoại giao với Triều Tiên.

"Mối quan tâm của chúng tôi hiện nay đó là căng thẳng Triều Tiên không leo thang, bởi nếu căng thẳng càng nóng thì khả năng các bên có những quyết định sai lầm càng cao. Điều mà tất cả chúng ta không muốn thấy đó là một cuộc xung đột nổ ra tại khu vực này", ông Manalo cho biết.

Các nước Đông Nam Á hiện nay đang tìm cách củng cố quan hệ ngoại giao hơn nữa với Washington trong bối cảnh chính sách thương mại của chính quyền Trump cũng như chính sách đối ngoại với Trung Quốc vẫn còn khá mù mờ. Các nước đều tỏ ra hoan nghênh khi Tổng thống Donald Trump có kế hoạch đến dự một hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Philippines cũng như hội nghị APEC tại Việt Nam vào tháng 11 tới.

Mặc dù vậy, một số đồng minh lâu năm của Mỹ như Philippines và Thái Lan đang xích lại gần Trung Quốc hơn. Philippines, hiện là nước chủ tịch của ASEAN, đã giảm nhẹ những phát ngôn chỉ trích Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo và có những hành động gây hấn trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông.

Ông Murphy cho biết, Mỹ vẫn cam kết sẽ đảm bảo tự do đi lại và thương mại trên Biển Đông. Ông nói thêm rằng Ngoại trưởng Tillerson đã yêu cầu tất cả các bên liên quan hãy ngừng quân sự hóa và xây dựng trong các khu vực tranh chấp khi ASEAN và Trung Quốc vẫn tiếp tục đàm phán để lập nên một quy tắc ứng xử ràng buộc nhằm tránh xảy ra xung đột.

Ông Trump đã gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và thuyết phục ông hợp tác chặt chẽ hơn nữa để đối phó với Triều Tiên. Các nước Đông Nam Á mặc dù hoan nghênh nguyên thủ Mỹ và Trung Quốc củng cố quan hệ, song có nước lo ngại rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tranh chấp Biển Đông khi họ phản đối mạnh mẽ những hoạt động của Trung Quốc trong khu vực.

(Theo Infonet)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bất ngờ với quốc gia Phật giáo nhỏ bé trở thành cường quốc tiề.n điện tử
18:35:47 01/10/2024
Nga ngỏ ý có thể đàm phán phương án rút quân khỏi 2 vùng ly khai Georgia
08:26:57 02/10/2024
Phó Tổng thống K.Harris huy động 55 triệu USD trong hai sự kiện gây quỹ cuối tuần
21:09:33 30/09/2024
Chuyên gia: Trung Quốc đối mặt thách thức chưa từng có từ tình trạng già hoá dân số
19:40:07 30/09/2024
Phát hiện mới về vai trò của nữ giới trong nền văn hóa Moche cổ đại
16:44:08 01/10/2024
Hình ảnh tiểu bang North Carolina của Mỹ 'xơ xác' sau bão Helene
20:07:33 30/09/2024
Đấu giá vòng cổ kim cương 300 carat với giá trị ước tính 2,8 triệu USD
05:43:30 01/10/2024
Cháy xe buýt ở Thái Lan, 25 học sinh và giáo viên thiệ.t mạn.g
10:18:17 02/10/2024

Tin đang nóng

Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
17:15:34 02/10/2024
Phan Đạt rút khỏi showbiz hậu "bó.c phố.t" chấn động, một nam diễn viên lập tức khóa trang cá nhân
15:09:26 02/10/2024
Xác minh clip nữ "giáo viên" có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT
16:00:10 02/10/2024
NSƯT Hữu Châu bị réo chèn ép diễn viên trẻ, Phan Đạt công khai tin nhắn riêng tư
16:19:43 02/10/2024
Bà Phương Hằng "quay xe", huỷ kèo quyên góp bão lũ, bị 1 sao nam réo thẳng tên
17:44:50 02/10/2024
Miss Grand 2024: Quế Anh bị phẫn nộ khủng khiếp, chưa từng có lịch sử nhan sắc
15:15:24 02/10/2024
Nữ giáo viên trẻ có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT tường trình gì?
17:23:55 02/10/2024
Beyoncé nhận kết cục đắng vì dính líu tội ác của Diddy, thao túng Justin Bieber?
17:19:26 02/10/2024

Tin mới nhất

Động đất mạnh ở Philippines và Tonga

19:43:17 02/10/2024
Trong khi đó, một trận động đất khác có độ lớn 6,6 cũng đã làm rung chuyển khu vực cách thị trấn Neiafu của Tonga 156 km về phía Đông Đông Nam.

Nguyên nhân khiến Italy và Thụy Sĩ vẽ lại biên giới

18:32:59 02/10/2024
Theo chính phủ Thụy Sĩ, ngay sau khi cả hai bên ký kết, thỏa thuận sẽ được công bố và thông tin chi tiết về biên giới mới sẽ được công khai.

Nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mexico tuyên thệ nhậm chức

18:21:25 02/10/2024
Ngoài ra, cũng theo INE, với cách biệt tới 32,3 điểm phần trăm so với đối thủ liền kề là ứng cử viên Xóchitl Gálvez, bà Claudia Sheinbaum cũng trở thành Tổng thống đắc cử nhận được nhiều phiếu ủng hộ nhất trong lịch sử Mexico.

Chuyên cơ chở Tổng thống Brazil gặp sự cố kỹ thuật

18:15:02 02/10/2024
Tổng thống Lula da Silva đã tiến hành chuyến thăm chính thức Mexico để tham dự lễ nhậm chức của tân Tổng thống Claudia Sheinbaum vào ngày 1/10. Hãng tin Metropoles của Brazil cho biết chuyên cơ chở ông Lula vẫn đang ở trong không phận M...

Liên minh kinh tế Á - Âu hướng tới tăng cường chủ quyền số

17:57:16 02/10/2024
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết, Yerevan đang xây dựng một kiến trúc kỹ thuật số dựa trên các nguyên tắc tin cậy và bảo mật nhằm hoàn toàn thay đổi các dịch vụ dân sự.

Thủ tướng Pháp phác thảo chính sách ưu tiên quốc gia

17:50:11 02/10/2024
Ngoài ra, Thủ tướng Pháp cũng thông báo các chính sách về năng lượng, nhà ở, và khả năng cải cách hơn nữa chính sách hưu trí. Ông cam kết sẽ quản trị nước Pháp bằng một phương thức mới gồm lắng nghe, tôn trọng và đối thoại .

Ít nhất 45 người di cư bị t.ử von.g ở ngoài khơi Djibouti

17:45:43 02/10/2024
Nhiều người đang cố gắng đến Saudi Arabia và các nước Arab vùng Vịnh khác, nơi họ có thể tìm được việc làm lao động chân tay hoặc giúp việc gia đình.

Bầu cử Mỹ 2024: Khác biệt lịch sử trong cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên phó tổng thống

17:43:34 02/10/2024
Các kết quả thăm dò dư luận của AP/NORC, New York Times/Đại học Sienna được tiến hành ngay trước tranh luận cho thấy Thống đốc Walz được lòng cử tri hơn so với Thượng nghị sĩ Vance, với tỷ lệ tín nhiệm lần lượt là 40% và 25%.

Cảnh báo thảm họa cho các sông băng ở Thụy Sĩ

17:38:09 02/10/2024
Tuy nhiên, với nhiệt độ trung bình tháng 8 cao hơn điểm đóng băng vài độ ngay cả ở trạm Jungfraujoch cao 3.571 m nằm trên sông băng Aletsch, các nhà khoa học đo được lượng băng mất cao kỷ lục trên cả nước trong tháng này.

Israel huy động thêm 4 lữ đoàn dự bị cho chiến trường phía Bắc

17:31:23 02/10/2024
Theo người phát ngôn quân đội Israel, chi tiết về những cuộc đột kích sẽ được giải mật. Động thái này diễn ra chỉ vài giờ sau khi Israel chính thức tuyên bố phát động chiến dịch trên bộ chống Hezbollah ở miền Nam Liban.

Tân Thủ tướng Nhật Bản cam kết thúc đẩy cải cách chính trị và hỗ trợ sinh kế của người dân

17:28:12 02/10/2024
Tân Thủ tướng Nhật Bản nhấn mạnh điều quan trọng đối với Nhật Bản là thúc đẩy tăng trưởng tiề.n lương mạnh mẽ, vì tiêu dùng tư nhân thiếu sức sống. Theo ông Ngân hàng trung ương Nhật Bản nên duy trì các điều kiện tiề.n tệ thích ứng.

Lý do Ukraine không ủng hộ sáng kiến hòa bình của Trung Quốc và Brazil

16:47:06 02/10/2024
Tuy nhiên, phía Ukraine đã bày tỏ sự không hài lòng khi Thụy Sĩ tham gia vào kế hoạch này, đồng thời Kiev tỏ ra khá cứng rắn với sáng kiến hòa bình trên.

Có thể bạn quan tâm

Nhóm người nước ngoài vờ đổi tiề.n rồi chiếm đoạt tài sản ở Ninh Bình

Pháp luật

19:57:15 02/10/2024
Cụ thể, thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh Ninh Bình xuất hiện nhóm đối tượng người nước ngoài dùng thủ đoạn lợi dụng việc đổi tiề.n để chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng thường hoạt động theo nhóm, di chuyển liên tục trên nhiều tỉnh, th...

B.é tra.i 6 tuổ.i ở TPHCM đầy thương tích, nghi bị bạ.o hàn.h

Tin nổi bật

19:48:36 02/10/2024
Hôm nay (ngày 2/10), Công an quận 8, TPHCM đang phối hợp cùng các đơn vị liên quan để điều tra vụ b.é tra.i 6 tuổ.i bị thương tích nghi do bị bạ.o hàn.h xảy ra trên địa bàn. Bé tên N.T.K., 6 tuổ.i.

'Hoa sữa về trong gió' tập 25: Linh bóc trần 'chiêu bẩn' của Hoàn?

Phim việt

19:45:29 02/10/2024
Hoa sữa về trong gió tập 25: Trang gặp người mới; Hiếu hẹn vợ nói chuyện; Hoàn tiếp tục dùng nhiều chiêu để hạ bệ Linh.

Lối thoát cho sự nghiệp của Dele Alli

Sao thể thao

19:42:59 02/10/2024
Theo truyền thông Anh, Genoa đang liên hệ với Alli để tìm hiểu về khả năng ký hợp đồng với cầu thủ theo dạng chuyển nhượng tự do. Cá nhân cựu sao Tottenham cũng hứng với việc trở lại thi đấu.

Kẻ phá hủy nỗ lực của HIEUTHUHAI

Sao việt

19:41:48 02/10/2024
Với những gì đã làm, Negav chắc chắn phải chịu trách nhiệm. Nhưng những cố gắng của HIEUTHUHAI và các thành viên GERDNANG thì Negav sẽ đền bù bằng cách nào?

NTK Thái Công chia sẻ lý do không xoá những bình luận tiêu cực trên bài đăng MXH: Tôi cảm thông vì họ chưa nhận được sự tôn trọng và tình yêu!

Netizen

19:28:33 02/10/2024
Chúng ta không nên khép cửa lại mà phải mở một cánh cửa ra để họ có cơ hội thay đổi, để họ hiểu rằng cuộc sống không phải là những sự ganh ghét mà là sự phát triển của mỗi cá nhân.

Nhận miễn phí tựa game có giá gần 300.000 VND trên Steam, thời gian chỉ kéo dài 24 tiếng

Mọt game

17:38:27 02/10/2024
Không giống như Epic Games Store với những ưu đãi miễn phí định kỳ mỗi tuần, Steam thường xuyên mang tới những bất ngờ thú vị tới với người chơi.