Trump bị xem xét bãi nhiệm lần hai
Trump trở thành tổng thống duy nhất trong lịch sử Mỹ bị xem xét bãi nhiệm hai lần, khi Hạ viện thông qua điều khoản cáo buộc ông kích động bạo loạn.
232 nhà lập pháp, bao gồm 10 nghị sĩ Cộng hòa, ủng hộ luận tội Trump trong khi 197 người phản đối tại cuộc bỏ phiếu ở Hạ viện chiều 13/1 (rạng sáng 14/1 giờ Hà Nội).
Với kết quả này, Hạ viện thông qua điều khoản bãi nhiệm, cáo buộc Trump “kích động bạo loạn”, tập trung vào bài phát biểu của ông trước hàng nghìn người ủng hộ ngay trước khi đám đông tấn công Đồi Capitol. Điều khoản cũng nhắc đến việc Trump gọi điện yêu cầu Tổng thư ký bang Georgia “tìm” phiếu để lật ngược chiến thắng của Biden ở bang này.
“Tổng thống Mỹ đã kích động cuộc bạo loạn vũ trang chống lại đất nước”, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói trước cuộc bỏ phiếu. “Ông ta phải ra đi. Ông ta là mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu với đất nước mà tất cả chúng ta yêu mến”.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi ký điều khoản xem xét bãi nhiệm Trump ngày 13/1. Ảnh: AFP .
Video đang HOT
Sau khi thông qua điều khoản xem xét bãi nhiệm, Hạ viện Mỹ sẽ chuyển nó tới Thượng viện để tổ chức một “phiên tòa” xem xét điều khoản này và nó chỉ được thông qua nếu nhận được ủng hộ của ít nhất 2/3 thượng nghị sĩ, tức là cần 17 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa quay lưng với Trump. Trong trường hợp bị Thượng viện “kết tội”, tổng thống sẽ bị phế truất khỏi mọi chức vụ, theo quy định của Hiến pháp Mỹ.
Tuy nhiên, phiên tòa của Thượng viện nhiều khả năng chỉ được mở khi Trump đã trở thành cựu tổng thống nên ít khả năng động thái của Hạ viện dẫn đến việc Trump bị phế truất trước khi nhiệm kỳ 4 năm của ông kết thúc ngày 20/1. Lãnh đạo phe Cộng hòa ở Thượng viện Mitch McConnell đã bác bỏ lời kêu gọi của đảng Dân chủ về việc tổ chức phiên tòa ngay lập tức, nói rằng không có thời gian để kết thúc một phiên tòa trước khi Trump rời nhiệm sở.
“Với các quy tắc, thủ tục và tiền lệ của Thượng viện về các phiên tòa luận tội tổng thống, hoàn toàn không có khả năng một phiên tòa công bằng, nghiêm túc có thể kết thúc trước khi Tổng thống đắc cử Joe Biden tuyên thệ vào tuần tới”, McConnell ra tuyên bố.
“Ngay cả khi quy trình của Thượng viện bắt đầu trong tuần này và tiến hành nhanh chóng, sẽ không có phán quyết cuối cùng nào được đưa ra cho đến sau khi Tổng thống Trump rời nhiệm sở”, McConnell nói thêm và chỉ ra rằng ba phiên tòa luận tội trước đó, đối với Andrew Johnson năm 1868, Bill Clinton năm 1999 và Trump năm ngoái, lần lượt kéo dài 83 ngày, 37 ngày và 21 ngày. Ba người này đều đã được Thượng viện tha bổng.
Tổng thống Mỹ Trump tại Nhà Trắng ngày 13/11. Ảnh: AFP .
Tổng thống Trump hôm 6/1 phát biểu trước hàng nghìn người ủng hộ, nhấn mạnh cuộc bầu cử “bị đánh cắp” và kêu gọi họ tuần hành đến Đồi Capitol, nơi quốc hội họp để xác nhận chiến thắng của Joe Biden. Đám đông xông vào tòa nhà quốc hội phá hoại, khiến cuộc họp bị gián đoạn và các nghị sĩ phải sơ tán. 5 người chết do cuộc bạo loạn.
Phe Dân chủ tại Hạ viện từng xem xét bãi nhiệm Trump một lần vào tháng 12/2019, sau khi ông từ chối viện trợ cho Ukraine như một đòn bẩy để gây áp lực buộc các quan chức nước này mở cuộc điều tra đối với Joe Biden và con trai ông. Thượng viện, do đảng Cộng hòa kiểm soát, sau đó bác bỏ những cáo buộc đó.
Trước khi lựa chọn xem xét bãi nhiệm Trump, phe Dân chủ đã cố gắng ép Trump từ chức thông qua việc thúc đẩy kích hoạt Tu chính án thứ 25. Điều này đồng nghĩa phải có sự đồng thuận của Phó tổng thống Mike Pence, nhưng ông từ chối làm điều đó.
Các nghị sĩ Cộng hòa phản đối gay gắt quy định an ninh mới tại Quốc hội
Hệ thống kiểm tra an ninh mới được thiết lập bên ngoài phòng họp Hạ viện Mỹ đã gây căng thẳng giữa nhiều nghị sĩ Cộng hòa và Cảnh sát Quốc hội (USCP).
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi thực hiện thủ tục kiểm tra an ninh trước khi vào phòng họp Hạ viện. Ảnh: Reuters
Nhiều nghị sĩ Cộng hòa ngày 12/1 đã phàn nàn hoặc tìm cách né tránh cửa kiểm tra an ninh và dò tìm kim loại vừa được lập ra theo lệnh của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.
Ngay trước thời điểm Hạ viện nhóm họp buổi tối cùng ngày để thông qua nghị quyết kêu gọi Phó Tổng thống Mike Pence kích hoạt Tu chính án số 25 để bãi nhiệm Tổng thống Donald Trump, nhiều thành viên đảng Cộng hòa đã thể hiện sự tức giận, bực tức trước quy trình kiểm tra mới.
Các hạ nghị sĩ Cộng hòa Louie Gohmert, Steve Stivers, Van Taylor, Lauren Boebert, Debbie Lesko và Larry Bucshon nằm trong số những người thuộc nhóm không chấp hành hướng dẫn của cảnh sát tại cổng kiểm tra an ninh, hoặc là lên tiếng phàn nàn về biện pháp mới này.
Bà Boebert, người từng gây sốt với tuyên bố sẽ mang theo súng vào Điện Capitol trong đoạn video quay trước đó, đã có cuộc tranh cãi với một viên cảnh sát khi đi qua cửa kiểm tra an ninh. "Tôi hoàn toàn có quyền mang súng ở Washington D.C và trong khuôn viên tòa nhà Quốc hội. Bàn kiểm tra an ninh, dò tìm kim loại bên ngoài phòng họp chắc chắn đã không ngăn được vụ bạo lực xảy ra hồi tuần trước. Đó chỉ là hành động chính trị muốn tỏ vẻ ra oai của bà Pelosi", nữ hạ nghị sĩ này tuyên bố trên tài khoản cá nhân mạng xã hội Twitter.
Hạ nghị sĩ Steve Scalise nói với giới báo chí rằng việc có thêm một lớp an ninh mới này là không cần thiết. Ông chỉ trích bà Pelosi vì đã "cản trở" các thành viên Hạ viện vào bỏ phiếu, cáo buộc bà Pelosi "chưa từng thảo luận" điều gì với lãnh đạo đảng Cộng hòa về biện pháp mới này.
Hạ nghị sĩ Greg Steube thậm chí còn đi xa hơn. Trong lời phát biểu khi tranh cãi về mở quy trình kích hoạt Tu chính án số 25, ông Steube gọi cửa kiểm soát an ninh tại Hạ viện là "tội ác", với lời bình luận đây là những gì mà người dân Mỹ sẽ phải chịu đựng đựng dưới thời Tổng thống Joe Biden.
Trump 'né tránh thực tại' hậu bạo loạn Đồi Capitol Chỉ sau khi những thiệt hại tại Đồi Capitol trở nên rõ ràng và hàng loạt nghị sĩ kêu gọi lập tức bãi nhiệm ông, Tổng thống Trump mới chấp nhận sự thật. "Quốc hội đã xác nhận kết quả", Trump nói trong video được ghi hình tại Nhà Trắng hôm 7/1. "Một chính quyền mới sẽ lên điều hành vào ngày 20/1....