Trump bất ngờ phá băng quan hệ, gọi cho Putin bàn về Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa có động thái phá băng quan hệ với Nga khi lần đầu tiên gọi điện cho người đồng cấp Vladimir Putin kể từ sau khi Washington bắn 59 quả tên lửa Tomahawk vào Syria.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa bất ngờ gọi điện cho Tổng thống Nga Putin để thảo luận về Triều Tiên
Ông chủ Điện Kremlin đã từ chối gặp Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson do quan hệ Nga, Mỹ trở nên căng thẳng sau vụ Washington bắn 59 quả tên lửa Tomahawk vào Syria với cáo buộc chính quyền Assad tấn công hóa học làm chết nhiều dân thường.
Hôm nay, ông Trump đã có động thái phá băng quan hệ khi gọi điện cho ông Putin để thảo luận về Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực leo thang dẫn đến quan ngại thế giới rơi vào chiến tranh thế giới thứ 3.
Video đang HOT
Ngay sau khi thảo luận với ông Putin qua điện thoại, ông Trump đã có cuộc họp với cố vấn an ninh quốc gia.
Cuộc điện thoại của ông Trump diễn ra trong bối cảnh Putin vào tháng trước bình luận rằng, mối quan hệ giữa 2 nước đã “không hề được cải thiện, mà đã trở nên ngày càng xấu đi kể từ khi ông Trump lên nắm quyền”.
Trong khi đó, trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Trump đã nhiều lần ca ngợi nhà lãnh đạo Nga và cam kết hợp tác với ông Putin để đánh bại IS.
Tuy nhiên, sau khi nhậm chức, khi ông Trump chưa từng cho thấy bất cứ động thái cụ thể nào chứng tỏ ông sẽ làm thân với nhà lãnh đạo Nga thì đã ra lệnh bắn tên lửa vào Syria, chọc giận Moscow.
Nga gần đây cũng buộc tội Mỹ vi phạm một hiệp ước vũ khí hiện có khi triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo ở Romania và có kế hoạch triển khai nhiều tên lửa hơn ở Balan.
Theo Danviet
Nga "nổi đóa" tố Trump vi phạm hiệp ước vũ khí
Nga vừa lên tiếng buộc tội chính quyền Donald Trump vi phạm hiệp ước vũ khí hiện có khi triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo ở Romania và Ba Lan.
Nga vừa lên tiếng tố Mỹ vi phạm hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF) vì triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo ở Romania và Ba Lan.
Moscow cáo buộc Washington vi phạm Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF) mà Mỹ và Liên Xô đã ký kết vào cuối những năm 1980. Hiếp ước được khởi xướng để loại bỏ các tên lửa tầm ngắn và tầm trung vốn được xem là bước ngoặt trong quan hệ Nga-Mỹ.
Tuy nhiên, Moscow nhấn mạnh, hiện kế hoạch triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo Aegis Ashore ở Romania và kế hoạch triển khai thêm các hệ thống phòng thủ ở Ba Lan là vi phạm INF.
Căn cứ Mỹ đặt hệ thống tên lửa đạn đạo Aegis Ashore ở Romania
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố: "Washington đang cung cấp thông tin sai lệch một cách cố ý về sự hoàn thành các nghĩa vụ theo Hiệp ước INF. Trong nhiều năm, Mỹ đã bỏ qua những mối quan ngại nghiêm trọng của Nga. Thực tế không thể phủ nhận rằng, đây là vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ được quy định tại INFT".
Mỹ đã triển khai một lá chắn tên lửa trị giá 61,7 triệu bảng (800 triệu USD) ở Romania cách đây gần một năm và đang có kế hoạch triển khai một hệ thống khác ở Ba Lan.
Washington tin rằng hệ thống này rất quan trọng để nước này tự vệ và bảo vệ các đồng minh châu Âu khỏi các mối đe dọa từ Nga. Tuy nhiên, theo Điện Kremlin, động thái của nhằm mục đích ngăn chặn khả năng răn đe hạt nhân của Nga.
Theo Danviet
Nước Nga của Putin trước "kỷ nguyên Trump" và trật tự thế giới mới Khi nước Mỹ tiến hành cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, người Nga đã bắt đầu hồ hởi một cách khá đặc biệt với một trong hai cỗ xe đua là Donald Trump. Nếu như những nghi ngờ về "bàn tay của tình báo Nga" đã thao túng chiến dịch tranh cử của ông Trump, thì hình như kế hoạch này đã...