Trump ăn bánh mì thịt và kem thời khắc tướng Iran bị giết
Tổng thống Donald Trump đang thưởng thức bữa ăn với bánh mì kẹp thịt và kem tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago khi ông nhận được tin báo vị tướng số 1 của Iran Qassem Soleimani đã bị một máy bay không người lái của Mỹ tiêu diệt, theo SMH.
Ảnh minh họa.
Sau khi Tổng thống Trump hoàn thành món tráng miệng, ông đã dùng điện thoại để đăng một bức ảnh về lá cờ Mỹ lên Twitter.
Trước đó, ông Trump đã ra lệnh không kích tiêu diệt người đàn ông quyền lực thứ 2 của Iran. Tướng Soleimani xuống máy bay trong im lặng tại sân bay Baghdad ở Iraq sau nửa đêm theo giờ địa phương mà không hề biết rằng, đang bay lơ lửng trên cao là một máy bay không người lái của Mỹ – “sát thủ” MQ-9 Reaper, được điều khiển từ xa từ một căn cứ của Mỹ.
Chiếc máy bay không người lái trị giá 64 triệu USD Mỹ, với sải cánh dài 20 mét, lặng lẽ lượn vòng trên không và chờ đợi tướng Soleimani xuất hiện.
Khi tướng Soleimani gặp Abu Mahdi al-Muhandis, một chỉ huy dân quân Iraq với Lực lượng Huy động phổ biến (PMF) và cùng ông này vào xe ô tô để chuẩn bị cùng đoàn hộ tống rời sân bay, MQ-9 Reaper bắt đầu phóng ra 4 tên lửa, tấn công các mục tiêu, giết chết tướng Soleimani, Abu Mahdi al-Muhandis và đoàn tùy tùng theo sau họ.
Thi thể của tướng Soleimani không còn nguyên vẹn nhưng cái chết của ông được xác nhận nhờ chiếc nhẫn màu đỏ đặc biệt trên ngón tay ông.
Video đang HOT
Theo danviet.vn
Giết tướng Iran, Trump liều lĩnh hay tự tin vào sức mạnh Mỹ?
Theo CNN, cuộc không kích giết chết viên tướng số 1 của Iran, Qassem Soleimani cho thấy Tổng thống Trump đang ngày càng tin tưởng vào việc sử dụng sức mạnh quân sự của Mỹ, trong khi những người chỉ trích ông lại cáo buộc Trump liều lĩnh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đích thân ra lệnh không kích tiêu diệt viên tướng số 1 của Iran, Qassem Soleimani
Theo CNN, cuộc tấn công tiêu diệt tướng Qassem Soleimani mang ý nghĩa vô cùng lớn bởi Soleimani là một trong những người đàn ông quyền lực nhất Trung Đông khi ông điều hành các hoạt động quân sự của Iran trên khắp khu vực này.
Trong thập kỷ qua, Iran đã tiến hành các cuộc chiến ủy nhiệm trên khắp Trung Đông ở Iraq, Syria và Yemen và họ cũng kiểm soát phần lớn Lebanon thông qua lực lượng ủy quyền của họ, nhóm vũ trang Hezbollah. Và tướng Soleimani phụ trách tất cả các hoạt động này.
Tướng Soleimani cũng giám sát các hoạt động chống lại quân nhân Mỹ ở Iraq của các dân quân Shia, vốn đã khiến hàng trăm quân nhân Mỹ bị giết sau cuộc xâm lược Iraq của Mỹ năm 2003.
Tổng thống Trump mặc dù quyết tâm rút chân khỏi các cuộc chiến của Mỹ ở Trung Đông, nhưng đã tỏ ra sẵn sàng đáp trả quân sự khi sinh mạng của người Mỹ bị đe dọa. Trước khi tiêu diệt viên tướng số 1 của Iran, ông chủ Nhà Trắng đã ra lệnh không kích nhắm vào các mục tiêu ở Iraq và Syria chống lại lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn mà Mỹ cáo buộc gây ra cuộc tấn công gần đây vào một căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq khiến một nhà thầu Mỹ thiệt mạng và một số quân nhân Mỹ bị thương.
Câu hỏi được đặt ra bây giờ là: Người Iran sẽ phản ứng thế nào? Trong những tháng gần đây, họ đã thực hiện các cuộc tấn công dường như được thiết kế để quấy rối Mỹ và các đồng minh của Mỹ, nhưng không gây ra một cuộc chiến tranh toàn diện.
Vào tháng 6, người Iran đã bắn hạ một máy bay không người lái giám sát của Mỹ. Ban đầu, vì sự việc này, chiến tranh giữa Mỹ và Iran dường như có thể nổ ra, nhưng ông Trump đã rút lại quyết định không kích vào các mục tiêu của Iran vào phút chót và giải thích rằng, đó không phải là một đòn phản ứng "tương xứng" với chiếc máy bay không người lái vừa bị bắn hạ.
Ba tháng sau, một loạt tên lửa và máy bay không người lái nhắm vào hai trong số các cơ sở dầu mỏ quan trọng nhất thế giới ở Ả Rập Saudi.
Tổng thống Trump sau đó đã cảnh báo rằng Mỹ đã "khóa mục tiêu và lên nòng", chỉ chờ xác nhận thủ phạm tấn công ở Ả Rập Saudi.
Tuy nhiên, trong chính quyền Mỹ mạnh mẽ đổ lỗi cho Iran về các cuộc tấn công, Tổng thống Trump, hóa ra, vẫn không muốn bị lôi kéo vào một cuộc chiến khác ở Trung Đông và không cho phép một hoạt động quân sự nhằm đáp trả cuộc tấn công của Cộng hòa Hồi giáo vào một đồng minh thân cận của Mỹ.
Nhưng ông đã chấp thuận cuộc tấn công để tiêu diệt tướng Soleimani, người bị cáo buộc là đã tước đi mạng sống của nhiều người Mỹ.
Cuộc không kích giết tướng Soleimani cho thấy Tổng thống Trump đang ngày càng tin tưởng vào việc sử dụng sức mạnh quân sự của Mỹ bất chấp những người chỉ trích ông lên án quyết định này là "liều lĩnh".
Cựu phó tổng thống Joseph R. Biden ngày 3/1 đã lên án việc Tổng thống Trump ra lệnh giết viên tương số 1 của Iran và cho rằng việc làm của ông chủ Nhà Trắng là "liều lĩnh", là "ném một viên thuốc nổ vào thùng thuốc súng".
"Tuyên bố của chính quyền Trump nói rằng mục tiêu của (cuộc không kích) là để ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai của Iran, nhưng hành động này gần như chắc chắn sẽ có tác dụng ngược lại. Tổng thống Trump, ông nợ người dân Mỹ một lời giải thích về chiến lược và kế hoạch giữ an toàn cho quân đội, các nhân viên đại sứ quán, nhân dân và lợi ích của người Mỹ, cả ở trong và ngoài nước, cũng như các đối tác của chúng tôi trong khu vực và hơn thế nữa", ông Biden nhấn mạnh.
Ngoài ông Biden, nhiều nghị sĩ đảng Dân chủ cũng bày tỏ lo ngại về cuộc tấn công khiến tướng Iran thiệt mạng, cho rằng hành động này có thể gây thêm bất ổn tại Trung Đông.
"Vụ không kích có nguy cơ châm ngòi cho leo thang bạo lực nguy hiểm hơn. Nước Mỹ và thế giới không thể chấp nhận để căng thẳng leo thang đến mức không thể cứu vãn", Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tuyên bố hôm nay. Bà Pelosi cho rằng Trump đã ra lệnh tiến hành vụ không kích mà không "có sự ủy quyền sử dụng vũ lực" chống lại Iran cũng như không tham vấn với quốc hội.
"Hành động làm leo thang căng thẳng của Trump sẽ đưa chúng ta đến gần hơn với một cuộc chiến thảm khốc khác ở Trung Đông. Điều này có thể tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD và giết chết vô số sinh mạng. Trump đã hứa sẽ chấm dứt các cuộc chiến không hồi kết, nhưng hành động này sẽ đẩy chúng ta đến một cuộc chiến khác", thượng nghị sĩ Bernie Sanders, một ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ, đăng trên Twitter.
Tương tự ông Biden, Elizabeth Warren, một ứng cử viên tổng thống khác của đảng Dân chủ gọi cuộc không ích giết tướng Iran là "động thái liều lĩnh" và "sẽ làm leo thang căng thẳng với Iran".
Thượng nghị sĩ Tom Udall cho biết cuộc không kích có thể dẫn tới hậu quả không lường trước và có thể khiến "lực lượng và công dân Mỹ gặp nguy hiểm". Udall lo ngại cái chết của tướng Iran sẽ đẩy nước Mỹ vào một cuộc chiến thảm khốc khác ở Trung Đông, điều mà "người Mỹ không mong muốn và cũng không ủng hộ".
Theo danviet.vn
Nước Mỹ lại không an toàn nữa rồi Ra lệnh tiêu diệt vị tướng quyền lực của Iran, người Mỹ chẳng khác nào đang tự "lấy đá ghè chân mình", tự chuốc lấy hiểm nguy không ai lường được. Mỹ và Iran đang ở bên bờ vực một cuộc chiến tranh sau khi Mỹ giết chết tướng Qassem Soleimani, chỉ huy lực lượng tinh nhuệ Quds của nước Cộng hòa Hồi...