Trùm tình báo Ukraine nêu mục tiêu cần thực hiện trong năm 2025
Lãnh đạo tình báo Ukraine nêu ra nhiệm vụ nước này cần thực hiện trong năm tới.
Ông Kyrylo Budanov, Giám đốc Tình báo Quốc phòng Ukraine (Ảnh: Ukrainska Pravda).
Kyrylo Budanov, người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine, nhấn mạnh rằng cần phải tìm ra giải pháp để ngăn chặn Nga sử dụng các UAV FPV cáp quang vào năm 2025.
Trong bài phát biểu trên truyền hình, ông cho biết: “Chúng ta đang chiến thắng trong cuộc chiến UAV. Nhưng Nga đã bắt đầu sử dụng các UAV cáp quang trên quy mô lớn.
Đây là một vấn đề lớn đối với chúng ta vì không thể ngăn chặn chúng bằng tác chiến điện tử. Đây là một công nghệ mới và là xu hướng của năm nay. Năm tới, tất cả chúng ta sẽ cùng nỗ lực để tìm ra giải pháp công nghệ nhằm đối phó với số lượng lớn các thiết bị này”.
UAV là vũ khí được sử dụng rộng rãi tại chiến trường Ukraine. Do UAV được điều khiển từ xa bằng kết nối không dây, cả Ukraine và Nga đều tung lực lượng tác chiến điện tử để làm nhiễu và ngăn chặn tín hiệu kết nối giữa UAV và người điều khiển.
Nhưng với việc UAV dùng cáp quang làm phương thức truyền tải dữ liệu, tín hiệu sẽ không thể bị tác chiến điện tử ngăn chặn.
Dùng cáp quang điều khiển khí tài từ xa không phải khái niệm mới. Tên lửa chống tăng dẫn đường bằng dây đã được sử dụng trên khắp thế giới trong nhiều thập kỷ nay và nhiều tổ hợp hiện đại, ví dụ như một số loại tên lửa Spike của Israel, cũng sử dụng cáp quang.
Video đang HOT
Ngoài ra, cáp quang có thể cho phép người điều khiển nhận được lượng dữ liệu lớn hơn và nhanh hơn từ UAV, bao gồm dữ liệu video chất lượng cao hơn.
Một ưu điểm khác của cơ chế điều khiển qua cáp quang là việc thiết bị không phát xạ năng lượng, giúp người dùng ở khoảng cách xa không bị phát hiện. Ngoài ra, vì UAV không cần cấu kiện vô tuyến, quá trình sản xuất có thể được cải thiện trong trường hợp nguồn cung cấp khan hiếm.
Ngoài ra, trong bài phát biểu, ông Budanov tin rằng 2025 sẽ là một năm lạc quan hơn cho Ukraine so với năm 2024, trong khi Nga có thể sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn.
Ông giải thích: “Năm ngoái, một nhà báo đã hỏi tôi kỳ vọng của tôi về năm 2024 là gì. Và tôi đã thành thật dự đoán rằng năm 2024 sẽ là một năm rất khó khăn.
Tôi lạc quan hơn nhiều về năm 2025. Năm 2025 chắc chắn sẽ tốt hơn năm nay. Có những hoàn cảnh khách quan để điều này xảy ra, và tôi hy vọng sẽ chứng kiến nhiều diễn biến tích cực vào năm 2025. Điều đó sẽ cuối cùng mang lại cho chúng ta điều mà tất cả chúng ta đang chờ đợi”.
Theo ông Budanov, nếu Nga không tự hiểu ra vấn đề trước thời điểm giữa năm 2025, họ chắc chắn sẽ phải đưa ra những quyết định rất khó khăn liên quan đến hệ thống tài chính và kinh tế của mình.
“Họ có sẵn sàng cho điều đó không? Có thể là có. Họ có muốn không? Chắc chắn là không. Họ sẽ cố gắng tránh điều này bằng mọi cách có thể và sẽ làm mọi thứ để ngăn chặn nó”, ông nói.
Trước đó, các chuyên gia và truyền thông phương Tây cho rằng Nga đang gặp thách thức sau 3 năm chiến sự khi nền kinh tế và tài chính bị ảnh hưởng do hàng chục nghìn lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, Nga khẳng định họ vẫn đang tìm cách để vượt qua trở ngại và những thách thức này không thể khiến Nga khuất phục.
Tình báo Ukraine nhận định về khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật
Moskva đang cân nhắc thay đổi học thuyết hạt nhân, nhưng điều đó có dẫn tới việc Liên bang Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trên chiến trường Ukraine hay không.
Giám đốc Tình báo Quân sự Ukraine (HUR) Kyrylo Budanov. Ảnh: KP
Trả lời phỏng vấn báo Philadelphia Inquirer số ra ngày 23/6, Giám đốc Tình báo Quân sự Ukraine (HUR) Kyrylo Budanov cho biết thiết bị bay không người lái Magura sản xuất trong nước của HUR đã được sử dụng để tiê.u diệ.t một số tàu Hải quân Liên bang Nga và buộc chúng phải di dời khỏi bán đảo Crimea.
Ông Budanov tiết lộ bước tiếp theo là cắt toàn bộ nguồn tiếp tế cho các lực lượng của Liên bang Nga ở bán đảo Crimea, bao gồm cả cầu Kerch (còn gọi là cầu Crimea) - cây cầu duy nhất nối Nga và Crimea, có vai trò rất quan trọng trong cung cấp nhiên liệu, thực phẩm... cho bán đảo Crimea.
Theo ông Budanov, tên lửa chiến thuật lục quân tầm xa (ATACMS) mà Tổng thống Mỹ Joe Biden cuối cùng cũng quyết định giao cho Ukraine, có thể hạ gục cầu Kerch.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Philadelphia Inquirer, ông Budanov cũng bày tỏ sự tin tưởng rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trên chiến trường nếu quyền kiểm soát của nước này đối với Crimea bị đ.e dọ.a.
Nguyên nhân, theo ông Budanov là do Ukraine không tập trung quân theo quy mô lớn để sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật hiệu quả và việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ dẫn đến rủi ro chính trị lớn cho Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Đó là chưa nói tới việc các lực lượng của Liên bang Nga có thể chọc thủng các lỗ hổng trong tuyến phòng thủ của Ukraine bằng các phương tiện chiến tranh thông thường.
Phát biểu của Giám đốc Tình báo Quân sự Ukraine được đưa ra trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine gần đây trở nên phức tạp hơn với việc phương Tây tăng cường trang bị nhiều loại thiết bị vũ khí hiện đại cho Ukraine còn Moskva nhiều lần đề cập tới việc sửa đổi học thuyết hạt nhân.
Gần nhất là vào ngày 23/6, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội Liên bang Nga, ông Andrey Kartapolov, tuyên bố Moskva có thể sửa đổi học thuyết hạt nhân nếu các mối đ.e dọ.a và thách thức đối với đất nước tiếp tục gia tăng.
Ông Kartapolov nói với hãng tin RIA Novosti rằng bất kỳ thay đổi đối với các quy tắc liên quan đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ phụ thuộc vào tình hình quân sự và chính trị quốc tế.
"Học thuyết này cho thấy phản ứng của Nga đối với những vấn đề đang diễn ra xung quanh đất nước chúng ta. Nếu thấy rằng các thách thức và mối đ.e dọ.a gia tăng, chúng ta có thể phải sửa đổi một số điều trong học thuyết, về thời gian và về việc đưa ra quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân", ông Kartapolov nói.
Tuy nhiên, ông Kartapolov nhấn mạnh "còn quá sớm" để nói về bất kỳ sửa đổi cụ thể nào .
Học thuyết hiện tại của Liên bang Nga nêu rõ vũ khí hạt nhân chỉ có thể được sử dụng nếu đất nước bị tấ.n côn.g bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt, hoặc nếu phải đối mặt với mối đ.e dọ.a hiện hữu từ chiến tranh thông thường.
Hôm 20/6, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin cho biết Moskva đang cân nhắc thay đổi học thuyết hạt nhân của đất nước. Nhà lãnh đạo Liên bang Nga giải thích rằng lý do là vì phương Tây đang nỗ lực "hạ thấp ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân", bao gồm cả việc phát triển các thiết bị hạt nhân có năng suất cực thấp.
Tổng thống Liên bang Nga cũng nói rằng cộng đồng chuyên gia phương Tây đang đưa ra ý tưởng rằng loại vũ khí này có thể được sử dụng và "không có gì đặc biệt khủng khiếp về điều đó", đồng thời nói thêm Nga "cần lưu tâm đến điều này".
Ông Putin nhấn mạnh: "Chúng tôi không cần khả năng tấ.n côn.g trước, vì đòn đáp trả của chúng tôi chắc chắn sẽ tiê.u diệ.t bất kỳ kẻ tấ.n côn.g nào".
Tuần trước, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg tiết lộ các thành viên của khối quân sự này đang thảo luận về việc có nên đặt nhiều vũ khí hạt nhân hơn ở chế độ sẵn sàng chiến đấu hay không, trong bối cảnh căng thẳng với Liên bang Nga về vấn đề Ukraine.
Ông Stoltenberg nhấn mạnh NATO phải truyền đạt rõ ràng với thế giới bên ngoài rằng khối này có tiềm năng răn đe mạnh mẽ.
Tình báo Ukraine nói về tình hình mới nhất tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia Những thông tin được Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine không chỉ liên quan tới yêu cầu của phía Nga đối với công nhân Ukraine làm tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, mà cả đối với sự luân chuyển của các kỹ sư điện người Liên bang Nga. Bản thông báo tình hình ở nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của...