Trùm tình báo Pakistan đến Kabul
Lãnh đạo cơ quan tình báo Pakistan đến thủ đô Afghanistan trùng thời điểm Taliban chuẩn bị thành lập chính phủ.
Tướng Faiz Hameed, tổng giám đốc Cơ quan Tình báo Liên ngành Pakistan (ISI) cùng phái đoàn đã xuất hiện tại khách sạn Serena ở thủ đô Kabul, Afghanistan hôm nay. Các nguồn thạo tin tiết lộ tướng Hameed đến Afghanistan theo lời mời của Taliban.
Ông là quan chức nước ngoài cấp cao nhất đến Kabul từ khi lực lượng Taliban tiếp quản chính quyền vào ngày 15/8.
Video đang HOT
Tổng giám đốc ISI Paiz Hameed (giữa) xuất hiện tại Kabul hôm nay. Ảnh chụp màn hình ANI .
Mục tiêu chuyến thăm là thảo luận tương lai quan hệ song phương. Một quan chức cấp cao giấu tên của Pakistan cho biết lãnh đạo ISI có thể hỗ trợ Taliban tái tổ chức quân đội.
Phái đoàn đi cùng tướng Hameed đến Kabul bao gồm một số quan chức cấp cao từ Islamabad. Truyền thông Pakistan khẳng định các vấn đề an ninh, kinh tế và thương mại nằm trong khuôn khổ thảo luận. Tướng Hameed trả lời báo chí ông đến gặp đại sứ Pakistan và không xác nhận sẽ đối thoại với các thủ lĩnh Taliban.
Ngoại trưởng Ấn Độ Harsh V Shringla ngày 3/9 tiếp tục cáo buộc Pakistan đã chống lưng Taliban nhằm lật đổ chính phủ dân cử ở Afghanistan. Vùng núi ở vực biên giới hai nước cũng là nơi hoạt động của các nhóm cực đoan như al-Qaeda và khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Chuyến thăm của tướng Hameed diễn ra trong bối cảnh Taliban đang siết gọng kìm quanh thung lũng kháng chiến Panjshir và chuẩn bị công bố thành lập chính phủ mới.
Pakistan được xem là quốc gia duy trì mối quan hệ gần gũi nhất với Taliban trong khu vực. Pakistan cũng là nước mà Afghanistan có chung đường biên giới dài nhất.
Hai ngày sau khi Taliban tiếp quản Kabul, Ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi thông báo đại sứ quán ở Kabul “đang mở toàn bộ dịch vụ lãnh sự cho tất cả”, bao gồm những cơ quan đại diện, tổ chức, hãng truyền thông và các gia đình. Cùng ngày, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Pakistan Chaudhry Fawad Hussain cho biết Islamabad sẽ tham vấn các nước khác trước khi đề nghị công nhận chính phủ do Taliban cầm quyền, tương tự hồi thập niên 1990.
Afghanistan: Người dân đổ xô về khu vực biên giới tìm cơ hội di tản
Rất đông người Afghanistan đang tập trung ở các khu vực biên giới nhằm tìm cách rời khỏi đất nước, trong bối cảnh lực lượng Hồi giáo Taliban đã giành quyền kiểm soát Afghanistan và cộng đồng quốc tế đang cân nhắc các giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhân đạo tại quốc gia Tây Nam Á này.
Người di cư Afghanistan tới khu vực cửa khẩu ở Chaman, Pakistan, ngày 24/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Hiện Taliban tập trung vào việc đảm bảo cho các ngân hàng, bệnh viện và bộ máy chính quyền hoạt động sau khi các lực lượng quốc tế đã rút toàn bộ binh sĩ khỏi Afghanistan, đồng thời chấm dứt công tác di tản những người Afghanistan đã từng hỗ trợ các nước phương Tây trong suốt 20 năm qua.
Hơn 123.000 người đã được sơ tán khỏi Kabul trong chiến dịch giải cứu do Mỹ đứng đầu. Tuy nhiên vẫn còn hàng chục nghìn người Afghanistan vẫn đang kẹt lại tại nước này sau thời hạn chót là ngày 31/8 vừa qua. Với việc sân bay quốc tế ở thủ đô Kabul không còn hoạt động, các nước đang triển khai những nỗ lực riêng nhằm hỗ trợ người Afghanistan sơ tán theo tuyến hành lang an toàn dọc biên giới với Iran, Pakistan và các quốc gia Trung Á. Tại Torkham - cửa khẩu biên giới giữa Afghanistan và Pakistan, một quan chức của Pakistan cho biết: "Rất đông người đang chờ để được phía Afghanistan mở cửa khẩu". Trong khi đó, hàng nghìn người cũng đổ về cửa khẩu biên giới Islam Qala giữa Afghanistan và Iran.
Trong nghị quyết đầu tiên về vấn đề Afghanistan thông qua ngày 30/8, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã hối thúc Taliban cho phép người dân Afghanistan được rời đất nước một cách an toàn, song không đề cập đến việc tạo ra một hành lang an toàn như Pháp và các nước khác đã đề xuất. Mỹ cho biết Washington sẽ sử dụng "đòn bẩy" khổng lồ của mình, bao gồm quyền tiếp cận thị trường toàn cầu, đối với Taliban nhằm đưa các công dân Mỹ và những đồng minh còn lại rời khỏi Afghanistan sau khi quân đội Mỹ rút quân. Trong khi đó, nước Đức ước tính có khoảng 10.000 đến 40.000 người Afghanistan hiện làm việc cho các tổ chức phát triển ở Afghanistan có quyền được sơ tán đến Đức, nếu họ có nguyện vọng.
Trong một phát biểu ngày 1/9, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố nước này "mang nợ lớn" với những người Afghanistan đã làm việc cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ông đồng thời khẳng định chính phủ sẽ có "những sự hỗ trợ thiết yếu" để người Afghanistan có thể tái định cư tại Anh. Mặc dù vậy, hiện vẫn còn hàng nghìn người Afghanistan từng hỗ trợ NATO và có đủ điều kiện để tới Anh theo diện "Di dời và Chính sách Hỗ trợ" đang kẹt lại Afghanistan.
Theo số liệu do Chính phủ Anh công bố, nước này đã sơ tán được hơn 8.000 người Afghanistan. Họ sẽ được cấp quy chế sinh sống tại Anh, được hỗ trợ về giáo dục cũng như các dịch vụ y tế. Thủ tướng Johnson nêu rõ các chính sách của Anh "sẽ mang lại cho người Afghanistan sự chắc chắn và ổn định để xây dựng lại cuộc sống của họ với các quyền không hạn chế để làm việc và tùy chọn khả năng xin quốc tịch Anh trong tương lai".
Về nhân vật có thể lên nắm quyền Tổng thống Afghanistan thời Taliban 2.0 4 năm trước, Mullah Abdul Ghani Baradar vẫn bị giam giữ trong một nhà tù ở Pakistan sau khi bị tình báo Mỹ và Pakistan bắt giữ vì giữ vai trò chủ mưu trong một chiến dịch quân sự đẫm máu ở Afghanistan. Các tay súng Taliban tiến vào Dinh Tổng thống ở Kabul, Afghanistan, sau khi giành quyền kiểm soát thủ đô,...