‘Trùm sò’ Giang Châu: 3 dấu ấn lớn, được truy tặng NSND sau gần 3 tháng qua đời
Nói đến cố NSƯT Giang Châu, người hâm mộ thường chỉ nhắc tới những vai diễn từ ngày xưa ông để lại, những vai diễn mang dấu ấn một kép độc mà có lẽ tới bây giờ cũng khó ai có thể vượt qua.
3 dấu ấn làm lên một Giang Châu
Trong cuộc đời làm nghệ thuật, người nghệ sỹ nào mà chả mong một vai diễn để đời dù chỉ một lần. Nhưng với Giang Châu, ông không chỉ để lại dấu ấn 1 lần mà tới 3 lần, với 3 vai diễn có cá tính khác nhau.
Như với Tiếng hò sông Hậu, Giang Châu vào vai Thừa, một anh chàng nông dân tếu táo, hồn nhiên và hào sảng. Cái sự chất phác của anh nông dân miệt sông nước Cửu Long được Giang Châu khác hoạ khá rõ nét qua cách ăn nói tưng tửng và hài hước. Nhưng khi gặp áp bức, người nông dân hiền lành chất phác đó sẵn sàng vùng lên, hy sinh thân mình để chống lại lũ cường hào ác bá. Dù Tiếng hò sông Hậu có nhiều nghệ sỹ tên tuổi tham gia như Thanh Tuấn, Diệp Lang… nhưng vai diễn Thừa của Giang Châu vẫn được khán giả nhắc tới nhiều nhất.
Giang Châu trong vai Trần Hùng (Vở Tìm lại cuộc đời)
Khi vào vai anh phế binh Trần Hùng trong Tìm lại cuộc đời, Giang Châu lại thể hiện một tính cách khác hẳn. Một anh phế binh ngoài chiến trường trở về thì vợ đã đi làm me Mỹ, chán nản cuộc đời vùi sâu trong hũ rượu, bất cần đời… Câu hát “ Rớt Tú tài anh đi trung sĩ, em ở nhà lấy Mỹ sinh con. Bao giờ yên chuyện nước non, anh về anh có Mỹ con anh bồng“… do Giang Châu thể hiện đã khái quát được vai diễn, gây ân tượng cho khán giả mà mãi tới sau này, câu nói đó vẫn được nhiều người nhắc lại khi nói về bi kịch của những người thanh niên Sài Gòn trước 1975.
Video đang HOT
Giang Châu (Bên trái) trong vở Nghêu- Sò- Ốc- Hến
Dấu ấn lớn nhất của Giang Châu mà khán giả luôn nhớ tới phải là vai Trùm Sò trong vở cải lương Nghêu Sò Ốc Hến. Trước Giang Châu, Nghêu Sò ốc Hến đã được dựng trên sân khấu tuồng, sấu khấu chèo… nhưng vai diễn Trùm Sò vẫn chưa thực sự gây ấn tượng. Phải đến khi chuyển thể sang cải lương, Trùm Sò rơi vào tay Giang Châu mới nổi bật được tính cách độc đáo.
Trùm Sò của Giang Châu mặc áo đẹp nhưng bên trong là chiếc áo đã rách tả tơi, đi chơi cầm guốc cắp nách vì sợ mòn, tới nhà khách mới dám đeo vào chân. Trùm Sò hành hạ đầy tớ, bắt đầy tớ nhịn đói, nhịn khát vì sợ hao cơm, tốn nước. Keo kiệt tới mức đến cửa quan, không chịu đưa hối lộ mà lại nhận hối lộ của người khác là mình có phần hùn trong đó…. Nhưng câu nói được khán giả nhắc tới nhiều như “ Người đâu của ở đó” hay “ Chốn công đường gì mà hở là nó chốp, hở là nó chộp“…… đã khiến cái tên Trùm Sò được lưu truyền từ ngày vở diễn lên sóng để ám chỉ người nào hà tiện, keo kiệt quá.
Phận kép….. Tư Bền
Những năm về sau khi cải lương sa sút, Giang Châu dù không còn đất để sáng tạo những vai diễn lớn thì Giang Châu chuyển sang đi diễn lẻ ở các tỉnh. Dù so với những ngôi sao tên tuổi, Giang Châu ít được nhắc tới hơn nhưng ông lại rất có duyên với những show diễn nhỏ lẻ như kiểu đi hát đám cưới, đám ma, đám giỗ. Rồi ca hát hội chợ, hát lô tô….
Giang Châu ngang dọc khắp miền Tây, hát trích đoạn những vở diễn đã đem lại tên tuổi cho ông. Và chính ông đã cho “Ra lò” câu nói: “ Hát đám ma vui hơn hát đám cưới” bởi trong đám ma, người nghệ sỹ được trân trọng, được khán giả chú ý nhiều hơn là ở đám cưới chỉ toàn là…. dzô dzô.
Giang Châu nhận danh hiệu NSƯT năm 2007
Từ một nghệ sỹ thành danh với những vai diễn để đời, Giang Châu chấp nhận đi hát như thế một phần bởi mưu sinh, một phần bởi để thoả ước mong … được diễn. Giang Châu đã từng tâm sự khán giả còn nhớ tới mình thì mới mời, ông không muốn phụ lòng tin yêu của họ. Vậy nhưng đi di diễn một thời gian, Giang Châu nhận thấy không thể hát mãi trong những môi trường biểu diễn đầy tính xô bồ, phi nghệ thuật nên ông đã chủ động dừng lại, chấp nhận an phận với cuộc sống tuy khó khăn.
Năm 2018, hồ sơ xét duyệt danh hiệu NSND của Giang Châu đã bị gạt ra bởi nếu chiếu theo quy chế thì ông đủ tiêu chuẩn. Thời điểm đó Giang Châu đã lâm bệnh nặng, phải ngồi xe lăn và mất trí nhớ nên gia đình không muốn cho ông biết vì sợ ông bị sốc. Theo con gái của Giang Châu- chị Xuân Thảo cho biết nếu xét theo tiêu chí để đạt danh hiệu NSND thì cha chị mới còn thiếu 01 Huy chương vàng. Nhưng suốt hơn 50 năm qua, cha chị đã để lại dấu ấn sâu đậm trong làng cải lương Việt Nam với nhiều vai diễn để đời và được công chúng đón nhận. Và chị Thảo mong qua đợi xem xét lại, cha chị sẽ được toại nguyện.
NSƯT Giang Châu
Nhưng Giang Châu đã không còn chờ được đến ngày nhận danh hiệu NSND bởi ngày 8/5 vừa qua, ông đã qua đời để lại sự tiếc thương cho bao nghệ sỹ.
Nghệ sĩ Minh Vương từng chia sẻ: “Như vậy là anh không kịp để đón nhận danh hiệu, sự ra đi của Giang Châu để lại nỗi buồn quá lớn cho nghệ sĩ chúng tôi. Anh đã sống trọn vẹn niềm đam mê nghệ thuật, từng vai diễn của anh, từng kỷ niệm với các đồng nghiệp, chúng tôi không thể nào quên”.
Theo Tiền phong
Danh sách chính thức NSND, NSƯT 2019 có tên Minh Vương
Ngày 18-7, Chính phủ ban hành Nghị quyết 54/NQ-CP về việc phong tặng, truy tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" lần thứ 9.
Nhiều nghệ sĩ tên tuổi đã có tên trong danh sách này, với ba gương mặt cải lương là Minh Vương, Giang Châu, Thanh Tuấn...
Theo đó, có 50 nghệ sĩ đủ mọi lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn được xét tặng, truy tặng danh hiệu NSND cho 50 cá nhân; 149 nghệ sĩ được xét tặng, truy tặng danh hiệu NSƯT cho 149 cá nhân.
Đáng chú ý, ba nghệ sĩ cải lương của miền Nam có tên tuổi từ trước 1975 là Minh Vương, Thanh Tuấn và cố nghệ sĩ Giang Châu đã chính thức trở thành Nghệ sĩ nhân dân, có tên trong đợt phong tặng danh hiệu lần này sau khi dư luận dậy sóng vì tên họ bị rớt khỏi danh sách phong tặng danh hiệu trước đó.
Nghệ sĩ Minh Vương với giọng ca vọng cổ thiên phú rất được khán giả ái mộ. Ảnh: Hòa Bình.
Về danh sách NSND đợt này, có khá nhiều những nghệ sĩ quen thuộc. Lĩnh vực cải lương có các nghệ sĩ: Minh Vương, Giang Châu, Thanh Nam, Thanh Vy, Thanh Tuấn, Thoại Miêu, nhạc sĩ Văn Giỏi. Đáng chú ý, nghệ sĩ Thanh Ngân là nghệ sĩ cải lương trẻ đã vượt qua nhiều tên tuổi nghệ sĩ đàn anh, đàn chị có tên trong danh sách được phong tặng NSND lần này.
Lĩnh vực kịch nói có các nghệ sĩ quen thuộc: Đạo diễn Trần Minh Ngọc, nghệ sĩ Việt Nam, Trần Hạnh là NSND. Riêng nghệ sĩ Kim Xuân của sân khấu kịch phía Nam cũng được trao tặng danh hiệu NSND nhưng lại nằm ở lĩnh vực điện ảnh. Lĩnh vực điện ảnh có các nghệ sĩ trở thành NSND, gồm: Đường Tuấn Ba, Minh Đức, Thùy Vân... Lĩnh vực chèo có các nghệ sĩ quen thuộc đã trở thành NSND, như: Vũ Cải, Thúy Ngần, Vân Quyền... Các NSND lần này của lĩnh vực ca nhạc, gồm: Tạ Minh Tâm, Tô Lan Phương, Kim Đức, Đỗ Mạnh Hà...
Nghệ sĩ Giang Châu, Minh Vương, Thanh Tuấn từng bị hội đồng xét chọn phong tặng danh hiệu NSND đánh rớt.
Danh sách phong nghệ sĩ ưu tú có những tên tuổi quen thuộc nhiều lĩnh vực như: Điện ảnh, gồm: Hai Nhất, Lê Văn Duy, Tạ Thị Kim Dung... Lĩnh vực cải lương: Đạo diễn Võ Trọng Nam (hiện là phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM), nghệ sĩ Phú Quý, Kim Phương, Trương Hoàng Long, Y Phương (vợ nghệ sĩ Thanh Nam), Vân Hà, Tô Châu, Dương Thanh, Tâm Tâm, Ngọc Đợi, Thu Vân, nhạc sĩ Khải Hoàn...
Theo plo.vn
Nghệ sĩ Minh Vương: 4 lần bị ra toà và làm 'người hùng' bất đắc dĩ Năm 1964, cậu bé Nguyễn Văn Vưng đang theo học lớp đờn ca tại thầy đờn Bảy Trạch thì được thầy đặt cho nghệ danh Minh Vương (Vua anh minh) với hy vọng cậu bé Vưng sẽ trở thành ông vua trong địa hạt cải lương. Đạt giải Khôi nguyên Vọng cổ cùng năm 1964, Minh Vương đã bước chân vào nghệ thuật...