Trùm ma túy Vũ Xuân Trường lên phim
Trong bộ phim mới, Mạnh Trường sẽ lần đầu vào vai công an hình sự săn bắt tên trùm ma túy khét tiếng một thời Vũ Xuân Trường.
Từng được yêu thích với một vai diễn nội tâm trong bộ phim truyền hình “Đỗ Quyên trong mưa”, Mạnh Trường bất ngờ nhận được lời mời của đạo diễn Nguyễn Dương để vào vai một cảnh sát hình sự. Mạnh Trường chia sẻ, đây là lần đầu tiên anh nhận được lời mời vào vai hình sự nên cũng hơi ngại, nhưng ngay khi nhận kịch bản anh đã quá mê nhân vật này và không thể cưỡng lại được”. Ngoài ra, phim còn có sự tham gia của các diễn viên Bình Xuyên, Văn Báu, Hồng Nhung, Huy Công, Minh Thảo…
Đoàn làm phim “Bí mật tam giác vàng” ra mắt báo giới
Từng được biết tới với “Cổng mặt trời”, “Khát vọng thượng lưu”, nhưng đây cũng là lần đầu tiên đạo diễn Nguyễn Dương “cầm chuôi” một bộ phim hình sự. Tại buổi họp báo bấm máy bộ phim, đạo diễn Nguyễn Dương chia sẻ: “Vì nhà báo Như Phong từng tham gia sâu sát vụ án này nên chất liệu của bộ phim là thật. Nhưng vì kịch bản vẫn còn thoại khá dài, nên nhiệm vụ của tôi là phải làm sao biến thoại thành thoại hành động, không có đánh đấm vẫn kịch tính. Đã lâu rồi chúng tôi mới có cơ hội để làm một bộ phim như thế”
“Bí mật tam giác vàng” do Lasta sản xuất dựa trên kịch bản của Đại tá Nguyễn Như Phong, Tổng biên tập báo Năng lương mới sẽ vén tấm mành bí mật về cuộc đời của ông trùm ma túy, mà nguyên mẫu ở đây là đại úy Vũ Xuân Trường, một ông trùm ma túy đã bị tử hình hơn 10 năm trước. Bộ phim còn là một cái nhìn cận cảnh về khu Tam giác vàng- một ngã ba biên giới chưa một ngày ngơi tiếng súng. Những vùng đất đầy bí ẩn tại Khu Tam Giác Vàng ở ngã ba biên giới Lào – Thái Lan – Myanmar nơi gắn liền với tên tuổi những ông trùm ma tuý – những kẻ bị truy nã gắt gao nhất thế giới và là nơi tập trung những tệ nạn như: thuốc phiện, bạo lực, mưu đồ chính trị bất chính và cả sự đói nghèo.
Mạnh Trường và Hồng Nhung
Xuyên suốt bộ phim là những cuộc buôn bán ma tuý xuyên quốc gia, những màn đấu trí gay cấn giữa lực lượng cảnh sát và những tập đoàn buôn bán ma túy. Tiết tấu phim nhanh với những pha hành động hồi hộp nhưng không thiếu những tình tiết tình cảm lãng mạn cũng như những khung cảnh đẹp, hùng vĩ của khu vực Tam Giác Vàng.
Mỗi tập phim sẽ là một nội dụng trọn vẹn, thực hiện theo một chủ đề xuyên suốt. Tuy nhiên, cuối mỗi tập đều có đan xen những tình tiết cho tập tiếp tạo cảm giác thu hút cho người xem. Bộ phim lột tả về những con người luôn khắc khoải với cơn khát tiền, những kẻ chỉ muốn làm giàu nhanh chóng một cách bất chính để rồi khi họ nhận ra sai lầm thì đã quá muộn.
Video đang HOT
Đoàn làm phim đi khảo sát thực địa tại nước bạn
Ngay sau buổi họp báo, đoàn làm phim sẽ rời TPHCM đi thẳng Điện Biên Phủ để quay những thước phim đầu tiên, sau đó sẽ đóng đô ở Tam Giác Vàng và quay trong 3 tháng. Dự kiến phim sẽ phát sóng trên VTV vào tháng 10/2012.
Theo BĐVN
DV Bắc Nam: Ai diễn hay hơn?
Nếu để trả lời câu hỏi này, thì thật đúng là lâm vào hoàn cảnh "bỗng dưng... khó nói".
Điện ảnh Việt Nam ở cả hai miền đều sản sinh ra những diễn viên ưu tú được công chúng yêu mến. Bộ phim điện ảnh đầu tiên Chung một dòng sông được ra đời năm 1959 bởi dàn diễn viên miền Bắcgồm các nghệ sĩ Song Kim, Mạnh Linh, Phi Nga, Huy Công. Trong thời kỳ Cách mạng và sau năm 1975, khi cả hai miền thống nhất, phim miền Bắc có Thế Anh, Bùi Cường, Trịnh Thịnh, Hữu Mười, Thu An, Lan Hương, Bùi Bài Bình, Trần Lực..., phim miền Nam có Lâm Tới, Trà Giang, Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Nguyễn Chánh Tín, Công Ninh...
Những diễn viên ngoài Bắc,...
... và những diễn viên trong Nam đều cùng phát triển dòng phim cách mạng và sau năm 75
Những giải thưởng điện ảnh thời kỳ đó phần lớn thuộc về tay các diễn viên miền Bắc. NSND Thế Anh của bộ phim Mối tình đầu giành giải nam diễn viên xuất sắc nhất tại LHP quốc gia năm 1980. NSƯT Bùi Cường với vai diễn để đời là nhân vật Chí Phèo đã nhận giải Bông sen vàng tại LHP quốc gia năm 1983. NSND Trịnh Thịnh được trao Bông sen vàng vào năm 1988. NSƯT Hữu Mười với vai ông giáo Thứ của Làng Vũ Đại ngày ấy và thầy giáo Khang trong Bao giờ cho đến tháng 10đã nhận giải Bông sen vàng năm 1985.
Những giải thưởng điện ảnh của thời kỳ cách mạng và trước thời kỳ mở cửa, phần lớn thuộc về tay các diễn viên miền Bắc
Đến thời kỳ mở cửa, dòng phim "mỳ ăn liền" được sản xuất ồ ạt, chủ yếu tại miền Nam, dẫn tới một loạt các ngôi sao tên tuổi khi đó phần lớn đều là diễn viên trong Nam như Lý Hùng, Diễm Hương, Việt Trinh, Lê Công Tuấn Anh, Lê Tuấn Anh, Y Phụng, Công Hậu...
Những diễn viên trong Nam ở thế áp đảo của dòng phim điện ảnh thị trường sản xuất ồ ạt những năm của thời kỳ mở cửa
Giờ đây, khi nhắc tới những diễn viên tiêu biểu cho các thể loại phim, người ta cũng thấy các ngôi sao miền Nam giữ một vị trí cao trong tâm trí của các khán giả trẻ. Nói tới những diễn viên hot nhất hiện nay, người ta ngay tức khắc nhắc tới Jonny Trí Nguyễn, Tăng Thanh Hà, Thái Hòa, Ngô Thanh Vân... Những diễn viên trẻ ngoài Bắc như Kiều Thanh, Diệu Hương, Minh Tiệp... dù diễn xuất tốt vẫn chưa thể trở thành cái tên hot trong làng phim Việt thời nay.
Những diễn viên hot nhất hiện nay cũng đều là các diễn viên trong Nam
Hãy nhìn vào danh sách giải thưởng của các lễ trao giải Cánh diều vàng, giải Bông sen vàng, LHP Việt nam... trong thời gian gần đây, mới thấy các diễn viên miền Nam đang áp đảo các diễn viên miền Bắc. Lấy một ví dụ mới đây nhất, như giải Cánh diều vàng 2011: Giải nam/nữ diễn viên phim truyền hình xuất sắc nhất thuộc về Cao Minh Đạt và Elly Trần, đều là các diễn viên miền Nam (dẫu giải thưởng này chưa nhận được sự đồng tình của đông đảo dư luận). Giải nam/nữ diễn viên chính/phụ của phim điện ảnh xuất sắc nhất cũng đều thuộc về bốn diễn viên trong Nam là Thái Hòa, Quỳnh Hoa, Hiếu Hiền, Tina Tình.
Nguyên nhân: đơn giản bởi phim miền Nam đang "phủ sóng" nhiều hơn về số lượng ở cả mảng phim truyền hình lẫn phim nhựa. Thậm chí, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần đã nhận định: "Cả phim truyền hình và phim điện ảnh phía Bắc đều đang suy kiệt".
Các diễn viên trong Nam chiếm trọn các giải thưởng diễn xuất của Cánh diều vàng 2011
Nhưng, điều đó cũng không thể đánh đồng việc diễn viên miền Nam diễn hay hơn diễn viên miền Bắc. Đặc biệt, khi mà tại thời điểm việc đầu tư của các nhà sản xuất phim trong Nam ồ ạt, lớn mạnh hơn miền Bắc rất nhiều thì các diễn viên cũng tuân theo đúng quy luật sinh tồn đó. Diễn viên trong Nam nhiều "đất sống" hơn. Họ tất bật với rất nhiều dự án phim. Họ xuất hiện trước công chúng nhiều hơn, đến với khán giả nhiều hơn qua các bộ phim. Vì thế, họ trở nên hot hơn, âu cũng là lẽ tự nhiên.
Có người cho rằng, "Diễn viên miền Nam diễn xuất tự nhiên, chân thực hơn. Cách nói của họ trong phim cũng truyền cảm hơn. Trong khi đó, diễn xuất của diễn viên miền Bắc lại có phần gượng gạo hơn (vì lỗi của kịch bản). Nhiều bộ phim miền Bắc thực hiện thu âm giọng trực tiếp của diễn viên mới thấy nhiều ngôi sao không có tố chất giọng cảm xúc. Nghe không dịu dàng, lọt tai như diễn viên trong Nam".
Một bạn khác lại đưa ra nhận xét: "Diễn viên trong Nam ai cũng có thể diễn được, chả qua trường lớp gì, nên nhiều khi diễn chưa chuyên nghiệp. Đúng là trong đó phần lớn đều là dàn diễn viên trẻ đẹp nhưng họ diễn không xúc động như ngoài Bắc. Xem phim Bắc vẫn thấy sâu sắc hơn xem phim Nam".
Cuộc tranh luận " Diễn viên Nam - Bắc: Ai diễn hay hơn?" có lẽ sẽ chẳng bao giờ có thể kết thúc. Ở đâu cũng có người nọ, người kia, mỗi thời mỗi thế. Nếu như nhiều giải thưởng hiện nay lọt vào tay đa số các diễn viên trong Nam thì đồng thời, diễn xuất "chối tỉ" chẳng phải đang thuộc về những ngôi sao trong Nam như Mỹ Tâm, Jennifer Phạm, Thanh Trúc, Ngọc Diệp... như báo chí từng lên tiếng đó sao. Việc phân biệt hai miền chẳng qua chỉ là sự khác biệt về tiếng địa phương. Dù miền Bắc hay miền Nam, diễn viên một khi đã diễn bằng tất cả cảm xúc của mình thì đều đáng được khen ngợi.
Theo VNN
Elly Trần không phải diễn viên sao vẫn đoạt giải? Đạo diễn Nguyễn Dương cho biết anh cũng bất ngờ khi tên của Elly Trần được xướng lên trong đêm trao giải Cánh diều vừa qua bởi cô không phải diễn viên thực sự và nhiều chỗ diễn còn non. Một trong những sự kiện đáng chú ý nhất của giải Cánh diều năm nay là việc Elly Trần được trao giải Nữ...