Trùm ma túy treo thưởng một triệu USD để ám sát tổng thống Philippines
Các trùm ma túy đang ngồi tù ở Philippines treo thưởng số tiền hơn một triệu USD cho bất kỳ ai có thể ám sát tân tổng thống nước này, ông Rodrigo Duterte.
Ông Rodrigo Duterte. Ảnh: Forbes
Cảnh sát trưởng sắp nhậm chức Ronald Dela Rosa cho biết ông nhận được nguồn tin riêng tiết lộ rằng các trùm ma túy đang bị giam giữ tại nhà tù quốc gia Bilibid ở Muntinlupa, Philippines, trong một cuộc họp kín thống nhất nâng mức thưởng từ 216.000 USD lên hơn một triệu USD cho ai giết được Tổng thống Duterte, theo RT.
“Điều mà họ không biết là một trong những người có mặt tại buổi họp đã báo lại cho tôi các nội dung thảo luận”, ông Dela Rosa nói.
Ông Duterte tuần trước lên tiếng thúc giục công chúng tham gia đấu tranh chống tội phạm, đồng thời cam kết sẽ áp dụng những biện pháp cứng rắn hơn đối với những người thực thi pháp luật địa phương hay các quan chức bị cáo buộc bảo vệ, che đậy cho những ông trùm ma túy hay các nhóm tội phạm khác.
Video đang HOT
Tân tổng thống Philippines từng tuyên bố chiến dịch triệt phá tội phạm của ông sẽ là “một cuộc chiến đẫm máu”. Ông còn hứa trả thưởng gần 110.000 USD cho những ai bắt hoặc giết chết các trùm ma túy.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Giới ngoại giao Philippines ủng hộ đàm phán song phương với Trung Quốc
Giới ngoại giao Philippines thúc giục Tổng thống tân cử Rodrigo Duterte tiến hành đối thoại song phương với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông thay vì chờ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế giải quyết tranh chấp giữa 2 nước.
Giới ngoại giao Philippines thúc giục Tổng thống tân cử Rodrigo Duterte đối thoại song phương với Trung Quốc. REUTERS
Triung Quốc mong muốn giải quyết tranh chấp ở Biển Đông với Philippines thông qua đối thoại, tuy nhiên vẫn chưa có động thái gì cho thấy Manila đang chuẩn bị cho một cuộc đối thoại như thế, dù Tổng thống mới được bầu Dutertetuyên bố sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán với Bắc Kinh.
Đại sứ Rosario Manalo, người từng đứng đầu một đội tác chiến cấp cao về những vấn đề ASEAN của Philippines, nói rằng đã quá trễ để đề cập các vấn đề tranh chấp bởi Trung Quốc đã đi quá xa trong việc cải tạo và xây dựng phi pháp ở Biển Đông, tuy nhiên đối thoại song phương có thể sẽ giảm căng thẳng vốn đang gây lo ngại cho cả cộng đồng thế giới.
"Chúng ta nên đàm phán (với Trung Quốc), mặc dù quá trễ. Theo luật quốc tế, nước nào kiểm soát là người sở hữu (!)", bà Manalo nói trong một cuộc phỏng vấn ở Bộ Ngoại giao Philippines, theo Inquirer ngày 10.6.
Theo bà Manalo, vụ kiện mà Philippines khởi xướng chống lại Trung Quốc là cái cớ để Trung Quốc gia tăng hoạt động quân sự ở Biển Đông. Tuy nhiên, cũng theo bà này, Bắc Kinh sẵn sàng ngồi vào đàm phán với Manila nhằm khôi phục lại hình ảnh đang bị hủy hoại bởi hoạt động gây hấn của họ trong mắt cộng đồng quốc tế.
Cựu thứ trưởng ngoại giao Philippines, ông Lauro Baja cũng đồng ý quan điểm này. "Chúng ta không thể giải quyết vấn đề mà không đối thoại dù song phương, đa phương hay quốc tế. Đó là điều mà các quốc gia có tranh chấp khác đang làm", ông Baja, người từng tham gia đàm phán DOC giữa ASEAN và Trung Quốc hồi năm 2002, phát biểu.
Tổng thống Philippines gặp Tổng thống Mỹ hồi năm 2014. REUTERS
Bên cạnh kêu gọi Tổng thống tân cử đối thoại với Trung Quốc, ông Baja cũng kêu gọi các đồng minh, đặc biệt là Mỹ, ủng hộ Manila; vì theo ông đó là điều cần thiết để Philippines đối phó với Trung Quốc. Nếu Mỹ, Nhật và Úc bỏ rơi Philippines thì đàm phán song phương với Trung Quốc sẽ vô nghĩa, theo ông Baja.
Trung Quốc lâu nay kêu ca Philippines phớt lờ đề nghị đàm phán song phương liên quan đến Biển Đông kể từ khi Manila kiện Trung Quốc lên Tòa trọng tài quốc tế ở The Hague hồi năm 2013.
Ông Alberto Encomienda, cựu tổng thư ký Trung tâm các vấn đề đại dương và hàng hải thuộc Bộ Ngoại giao Philippines, nói rằng Manila có chủ trương từ chối ngay từ khi bắt đầu khởi kiện. Thậm chí khi Bắc Kinh gửi một đoàn quan chức sang Philippines đề nghị nhưng chính phủ của Tổng thống sắp mãn nhiệm Benigno Aquino III vẫn để họ ra về tay không, theo Tân Hoa xã.
Ông Encomienda tiết lộ rằng lập trường của Philippines đối với Trung Quốc trở nên cứng rắn hơn sau khi ông Aquino thực hiện chuyến công du Mỹ hồi năm 2010. "Quan điểm của Philippines ở Biển Đông là dựa "trên cơ sở luật pháp", mà cơ sở luật này lại do Mỹ quyết định", ông Encomienda phát biểu, được Tân Hoa xã dẫn lại.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Philippines tuyên bố không đầu hàng Trung Quốc ở bãi cạn tranh chấp Tổng thống mới đắc cử của Philippines Rodrigo Duterte cho hay ông sẽ không từ bỏ các quyền của nước này quanh bãi cạn Scarborough tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: AFP "Sẽ không bao giờ có chuyện chúng tôi nhượng lại quyền của mình ở bãi cạn Scarborough", Reuters dẫn lời ông Duterte nói...