Trùm ma túy khủng khiếp nhất lịch sử: Con đường tội ác
Ở thời đỉnh cao, trùm ma túy Escobar có tài sản lên tới 30 tỉ USD và cung cấp 80% lượng cocaine cho toàn nước Mỹ.
Pablo thời trẻ đã sớm đi vào con đường phạm tội.
Pablo Escobar (1949-1993) là trùm ma túy khét tiếng nhất thế giới người Colombia. Trong thời kì “đỉnh cao sự nghiệp”, Escobar cung cấp tới 80% lượng cocaine cho toàn nước Mỹ.
Escobar thường được gọi bằng tên “Vua cocaine” và là tên tội phạm giàu có nhất lịch sử thế giới với tổng tài sản khoảng 30 tỉ USD trong thập niên 90. Trong thế giới ngầm, Escobar cũng là 1 trong 10 kẻ giàu có nhất lịch sử. Năm 1993, Escobar bị lực lượng cảnh sát quốc gia Colombia tiêu diệt.
Pablo Escobar sinh ra ở thành phố Rioengro thuộc vùng Medellin, Colombia và là con thứ 3 trong gia đình 7 anh chị em. Bố của Escobar là một thầy giáo tiểu học. Ngay từ khi còn nhỏ, Escobar đã “nhúng chàm” khi thường xuyên trộm cắp đồ trên phố rồi bán ra chợ đen lấy tiền tiêu xài. Escobar từng vào đại học nhưng bỏ học giữa chừng.
Ở độ tuổi thanh niên, Escobar dính dáng tới nhiều hoạt động phạm tội hơn cùng ông trùm Oscar Benel Aguirre với những hình thức như lừa đảo, bán thuốc lá lậu và vé số giả. Đầu năm 1970 ở độ tuổi 20, Pablo Escobar đã có trong tay số “vốn” gần 100.000 USD nhờ bắt cóc, tống tiền một quan chức ở Medellin trước khi gia nhập vào mạng lưới buôn bán ma túy.
Sau đó, Pablo Escobar trở thành tay chân của ông trùm ma túy Alvaro Prieto và nhanh chóng leo lên nấc thang quyền lực mới và trở thành triệu phú ở độ tuổi 22.
Escobar ở đỉnh cao quyền lực có tổng tài sản bất chính là 30 tỉ USD.
Tác giả Roberto Theran trong cuốn “The Accountant’s Story” đã miêu tả lại quá trình Escobar từ một kẻ tầm thường đã vươn vòi bạch tuộc thành một trong những người giàu có nhất hành tinh bằng con đường phạm pháp.
Năm 1975, Escobar bắt đầu tự hoạt động đường dây buôn bán cocaine của riêng mình. Nhiều lần, hắn tự lái máy bay chở cocaine cho khách hàng giữa Colombia và Panama. Sau khi vốn nhiều hơn, Escobar mua hẳn 15 máy bay hoàn toàn mới chuyên chở ma túy. Chiếc đầu tiên y sử dụng được treo lên nóc thiệt thự tại Hacienda để “tưởng nhớ chiến tích xưa”.
Tháng 5.1976, Escobar và tay chân bị bắt giữ vì có trong tay 18kg ma túy khi quay trở về thành phố Medellin từ Ecuador. Ban đầu việc mua chuộc các thẩm phán bất thành. Tuy nhiên vài tháng sau, vụ án khép lại dang dở do những điều tra viên đột ngột bị bắn chết.
Video đang HOT
Pablo rất mê bóng đá nên thường xuyên tài trợ tiền cho những câu lạc bộ địa phương.
Cách thức vươn lên của Escobar rất đơn giản: mua chuộc hoặc tiêu diệt. Theo tác giả Roberto, Escobar gia nhập thị trường ma túy vì lí do đơn giản là nó rất nguy hiểm. Thời điểm đó không có đường dây ma túy nào thực sự lớn ở Colombia nên còn rất nhiều “đất” cho Escobar “diễn”. Escobar bắt đầu sự nghiệp chính thức khi mua 13,5 kg ma túy từ Peru về điều chế trong ngôi nhà 2 tầng của y. Sau đó, Escobar nhồi ma túy vào lốp xe hơi rồi tuồn lậu vào các quốc gia khác. Mỗi đơn hàng như vậy, Pablo có thể thu về 500.000 USD.
Sau khi thị trường buôn bán ma túy ở Mỹ nở rộ như nấm sau mưa, Pablo Escobar đích thân mở đường dây vận chuyển, cung ứng “hàng trắng” cho toàn bộ miền nam Florida, California và nhiều bang khác.
Pablo cùng con trai Juan trước cửa Nhà Trắng.
Pablo cùng “đồng sáng lập” Carlos Lehder đã mua lại đảo Norman’s Cay ở miền đông bắc bang Florida chỉ để phục vụ hoạt động kho vận, chuyên chở và cung ứng cocaine. Trong 4 năm từ 1978, hòn đảo này là trạm trung chuyển chủ yếu ma túy tới vùng Medellin. Khi có nhiều tiền hơn, Escobar vung tay mua một hòn đảo rộng 20km2 và xây ngôi nhà của mình ở đó. Hắn còn làm hẳn một sở thú, hồ nuôi sinh vật cảnh và nơi ở cho tay chân thân tín.
Thời điểm năm 1978, ước tính mỗi tháng có khoảng 80 tấn ma túy được chuyển tới Mỹ từ Colombia. Giữa những năm 80, ở “đỉnh cao ngôi vương”, Escobar vận chuyển mỗi khoảng 11 tấn ma túy trên mỗi chuyến bay tới Mỹ. Ngoài máy bay, Escobar còn dùng hẳn tàu ngầm để tiện bề hoạt động.
Theo Danviet
Những cuộc vượt ngục không tưởng của các trùm ma túy
Giả gái, bắt cóc quan chức làm con tin, các trùm ma túy khét tiếng đã nghĩ ra những cách bất ngờ để vượt ngục, tuy nhiên, giống như bố già Mexico Guzman, phần lớn cuối cùng không thể thoát lưới công lý.
Mexico hôm 8/1 đột kích, bắt lại trùm ma tuý Joanquin Guzman, người từng hai lần trốn thoát khỏi nhà tù an ninh cẩn mật. Không chỉ có Guzman, nhiều trùm ma túy ở Nam Mỹ đã khiến thế giới sửng sốt với những phương pháp vượt ngục lạ thường.
Bắt cóc con tin
Pablo Escobar. Ảnh: Reuters
Pablo Escobar, trùm ma túy khét tiếng Colombia từng coi là một trong những người giàu nhất thế giới, đã ra đầu thú với chính quyền vào năm 1991. Tuy nhiên, khi chính phủ muốn chuyển hắn từ nhà tù khá tiện nghi, La Catedral, đến nhà tù thường một năm sau, Escobar đã quyết định vượt ngục. Bao quanh nhà tù đều có lính canh gác, nhưng Escobar đã bắt hai quan chức chính phủ cấp cao và một quản ngục làm con tin.
Lính gác sau đó xông vào nhà tù, đọ súng gay cấn với kẻ định vượt ngục. Vài người bị giết, Escobar và một số tù nhân khác trốn thoát. Việc Escobar và đồng lõa có súng khiến nhiều người tin rằng nhân viên nhà tù đã tiếp tay cho vụ việc. "Đây là một sự sỉ nhục quốc gia", một quan chức chính phủ cấp cao nói với Washington Post vào thời điểm đó. Cảnh sát Colombia năm 1993 tiến hành một cuộc đột kích lớn, tiêu diệt Escobar và vệ sĩ thân cận.
Dùng xe giống của công tố viên
Jose Santacruz-Londono. Ảnh: Jose Santacruz-Londono
Năm 1996, Jose Santacruz-Londono, khi đó là thủ lĩnh băng đảng ma túy lớn nhất thế giới Cali, đã trốn thoát khỏi nhà tù ở Bogota, Colombia. TheoChicago Tribune, hắn "trốn trong một chiếc xe giống như xe mà các công tố viên sử dụng" và nhân viên an ninh nhà tù không kiểm tra xe công tố viên. Tuy nhiên, hắn không thể cao chạy xa bay, Santacruz bị cảnh sát bắn chết một năm sau đó.
Làm giả giấy tờ
Năm 2014, Nini Johana Usuga David, còn được gọi là "la Negra" được trả tự do cùng với một số tù nhân khác. Truyền thông Colombia sau đó đưa tin rằng nhóm tù nhân này được thả nhờ tài liệu giả mạo. Nini là em gái của Dario Antonio Usuga David, thủ lĩnh nhóm bán quân sự chuyên buôn ma túy Los Urabeos. Bộ Ngoại giao Mỹ đã treo thưởng 5 triệu USD cho bất kỳ thông tin nào có thể dùng để bắt giữ Dario Antionio Usuga David.
Giả gái
Dwight Worker. Ảnh: National Geographic
Năm 1973, trùm buôn lậu cocaine Mỹ Dwight Worker bị bắt tại Mexico City và bị kết án 5 năm tù vì tội tàng trữ ma túy. Hắn bị nhốt trong nhà tù khét tiếng Lecumberri, nổi tiếng với điều kiện khắc nghiệt. Sau khi làm quen với một phụ nữ đến thăm tù nhân khác, Worker nghĩ ra cách vượt ngục đáng kinh ngạc: giả gái. Hắn cạo râu, đội tóc giả, đi giày cao gót và mang tài liệu giả cho thấy ông ta là một khách nữ đến thăm tù. Kế hoạch của Worker thành công, và sau đó, vụ vượt ngục này đã trở thành chủ đề của nhiều cuốn sách và chương trình truyền hình.
Lẩn đi trong giờ cầu nguyện
Juan Ramon Matta là một kẻ buôn lậu Honduras có liên quan đến một băng đảng ma túy khét tiếng ở Colombia. Hắn bị bắt tại Mỹ vào năm 1970 và bị bỏ tù vì tội nhập cảnh bất hợp pháp. Năm 1971, Matta trốn khỏi nhà tù siêu an ninh tại căn cứ không quân Eglin ở Florida bằng cách đi bộ ra cửa sau nhà nguyện tại nhà tù, khi các nhân viên nhà thờ đến đây để tổ chức hoạt động cho tù nhân. Matta sau đó trở thành một trùm ma túy, với mạng lưới rộng khắp Trung Mỹ.
Khi nhà chức trách Mỹ bắt được hắn vào năm 1988, các công tố viên nói rằng "hắn có thể được gọi là trùm ma túy khét tiếng nhất từng bị bắt". Matta sau đó bị kết án tù chung thân và thi hành án tại một nhà tù liên bang ở Pennsylvania.
Trốn trong ghế sofa
Năm 1999, trong một nhiệm vụ chung với cơ quan bài trừ ma túy, chính quyền Colombia bắt giữ trùm buôn lậu cocaine Eder Villafane Martinez và 29 người khác. Nhưng hắn đã trốn thoát khỏi nhà tù gần Medellin ngay lúc thanh thiên bạch nhật. Theo một lời kể, hắn biến mất khi trốn trong một chiếc ghế sofa được làm tại nhà tù. Sau đó, Martinez hoạt động với các băng đảng ở Mexico.
Trốn trong giỏ giặt ủi
Trùm ma túy Guzman lần đầu tiên trốn thoát khỏi một nhà tù an ninh cẩn mật ở Mexico vào năm 2001. Trong khi có những lời kể khác nhau về cách Guzman trốn thoát, câu chuyện phổ biến rộng rãi nhất là Guzman đã trốn trong một giỏ giặt ủi, sau đó được đẩy ra khỏi nhà tù, đến một chiếc xe tải đợi sẵn, và Guzman được tự do cho đến năm 2014.
Đường hầm
Đường hầm đảo tẩu của Guzman có một chiếc môtô được cải tiến đi trên đường ray. Ảnh: CNN
Sau khi bị bắt trở lại, năm 2015, đồng bọn của Guzman đào đường hầm dài khoảng 1,5 km nối vào phòng giam hắn ta ở nhà tù Altiplano, cách thủ đô Mexico 90 km. Đường hầm bắt đầu bằng miệng hố có kích thước 50x50 cm ở khu vực tắm trong phòng giam, có thang dẫn xuống đường hầm cao khoảng 1,7 m, rộng hơn 70 cm. Lối đi bí mật này được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng, thông gió, đường ray và cả một chiếc môtô, dẫn tới ngôi nhà đang xây ở bên ngoài nhà tù. Vụ việc trở thành tâm điểm chú ý của truyền thông và Guzman được gán biệt danh "vua đường hầm".
Thế nhưng, vua đường hầm có lẽ đã đi phải ngõ cụt khi bị bắt trở lại hôm 8/1. Lực lượng an ninh Mexico đột kích Guzman sau khi giới chức nhận được tin báo những kẻ có vũ trang ở trong một ngôi nhà ở khu vực Scally, thành phố biển Los Mochis, bang Sinaloa. Một quan chức bài trừ ma túy Mỹ cho biết Guzman ngay lập tức được đưa về Mexico City vì lý do an ninh.
"Đây là chiến thắng lớn của nền pháp trị. Không ai có thể ở trên pháp luật, đây là tin tuyệt vời đối với chính phủ Mexico, Mỹ, và toàn thế giới", Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto cho biết.
Guzman và đồng bọn bị bắt lại. Ảnh: Mexican Attorney General
Phương Vũ
Theo VNE
Con đường tội ác của 2 sát nhân vượt ngục rúng động Mỹ Hai phạm nhân đào tẩu thành công khỏi trại giam ở New York đều là sát thủ máu lạnh, từng giết người và phạm nhiều tội từ gian lận đến trộm cắp. Richard Matt, kẻ vừa trốn khỏi trại cải tạo Clinton ngày 5/6. Ảnh: Reuters Richard Matt và bạn tù David Sweat đã vượt ngục thành công khỏi trại giam Clinton ở...