Trùm giang hồ Thập Nhất A Ca vong mạng vì hình xăm ‘cá chép’
Trên giang hồ, người mang hình xăm cá chép thường khi không nhiều. Nổi tiếng nhất phải kể đến trùm giang hồ Thập Nhất A Ca. Duy có điều lá bùa may mắn này lại chính là thủ phạm khiến ông trùm sa lưới.
Xăm cá chép nuôi mộng “vượt vũ môn”
Cổ thi có câu: “Sống ở trên đời đã là chuyện điên rồ – Sao còn muốn lên tận trời xanh?”. Vạn kiếp xưa nay, bao người nuôi ảo mộng há không vì lẽ đó? Phàm đã là người trong giang hồ, ai cũng tự cho mình là anh hùng hảo hán, lòng mang chí lớn, khí phách ngang tàng, trên nhìn thấu vạn vật, dưới có thể nuốt cả trời đất.
Nhưng đó là chỉ là suy nghĩ của những hàng “ong ve”, “bươm bướm” bởi chẳng có anh hùng nào đi làm cái chuyện cướp của, giết người, đâm thuê, chém mướn, tội ác chất chồng, luật pháp không dung.
Nuôi mộng anh hùng nhưng Thập Nhất A Ca, tên thật là Trần Văn Nhị (SN 1988, ngụ xã Điện Nam Đông, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) xuất thân chỉ là tên trộm cắp vặt. Từ năm 10 tuổi, Nhị đã nổi tiếng bất trị với những chiến tích đào tường khoét ngạch, chôm chỉa thành thần.
Lại thêm cái máu côn đồ du nhập từ các băng đảng giang hồ, Nhị luôn bị cuốn vào hoặc trở thành tác nhân chính trong những vụ gây gổ đánh nhau, náo loạn phố phường, làm những chuyện trong thì bại hoại gia phong, ngoài thì dân tình khiếp sợ.
Chân dung tên trùm giang hồ với hình xăm cá chép hóa rồng
Nếu tính về tuổi đời, Nhị “đại ca” chỉ đáng xếp vào hàng “miệng còn hôi sữa, vắt mũi chưa sạch” nhưng riêng khoản tiền án, tiền sự, “thành tích” của y hơn hẳn các bậc cha chú trong giang hồ.
Mới “nứt mắt”, Nhị đã có tham vọng trở thành đại ca, không chịu lép vế trước bất cứ tay anh chị nào. Những cuộc chiến dằn mặt lẫn nhau giữa các đối thủ trong thế giới ngầm khiến Nhị ngày càng bộc lộ tính côn đồ và sự hung hãn.
Theo tin tức trong giới giang hồ, Nhị là người rất được lòng anh em. Tuy được đặt cho biệt danh là “máy chém” với các thành tích đâm chém bất hảo nhưng Nhị là tên đầu đảng có nghĩa khí, sẵn sàng bỏ mạng vì anh em bằng hữu.
Nhị được nhiều tay anh chị tôn làm đại ca còn vì một lý do quan trọng khác, y là kẻ có gan, dám làm những việc mà người khác không dám làm. Là kẻ gan lỳ đến liều lĩnh, Nhị trang bị cho mình rất nhiều vũ khí, trong đó có cả hàng nóng để sẵn sàng nghênh chiến với bất cứ đối thủ nào dám gây hấn với mình.
Nhưng điều đặc biệt nhất khi nhắc đến tên trùm giang hồ cộm cán này là trên lưng Nhị có xăm hình một con cá chép đầu rồng vô cùng ấn tượng và tự phong cho mình là “Thập nhất A ca”.
Với hình xăm cá chép và cái tên đậm chất “chưởng”, Nhị muốn chứng tỏ mình không phải là một tên côn đồ chỉ biết mỗi việc chém giết mà còn là một trùm giang hồ trọng nghĩ khí và có chút mộng mơ.
Từ chuyện ngày xưa đến chuyện ngày nay, dân xã hội nhiều người khoái xăm rồng, hổ, đại bàng khoe nanh vuốt để phô trương sức mạnh nhưng ít người dám mạo muội xăm cá chép lên lưng. Bởi trong cuộc đời tất cả mọi chuyện đều có nguyên do của nó cho nên chuyện hình xăm cá chép này cũng không phải là ngoại lệ.
Video đang HOT
Trong thiên hạ, có người đồ rằng, chỉ những người có chí nhớn, nuôi mộng anh hùng mới dám xăm lên mình hình cá chép. Bởi hình xăm này giống như một lá bùa may mắn mang lại cho chủ nhân của nó nguồn sức mạnh dồi dào.
Nhưng đó là những người thật sự xứng đáng. Ngược lại, với những kẻ học đòi, không đủ khí chất, hình xăm sẽ phản tác dụng, đẩy con người ta đến chỗ phải thương vong.
Thiết nghĩ, phải có gan lắm, phải suy nghĩ lung lắm, Nhị mới dám nghĩ đến hình xăm đẳng cấp này. Chắc lúc đó, y cũng không ngờ, lại có ngày, chính vì nó mà mình bị tóm gọn trong tình huống không ngờ nhất.
Lại nói về hình xăm cá chép, vì sao nó lại là lựa chọn số một của trùm côn đồ “Thập Nhất A Ca”? Trong giới xăm mình, hình xăm cá chép gồm chép hóa rồng, chép mặt quỷ, chép đôi… vốn được đóng đinh vào những ý nghĩa về sự may mắn, lòng dũng cảm và ý chí kiên cường vượt qua khó khăn. Nó là một thông điệp mạnh mẽ được giới giang hồ tôn trọng.Hình xăm phản chủ, trùm giang hồ sa lưới
Ý nghĩa này xuất phát từ một truyền thuyết cổ xưa nói về việc cá chép vượt qua hàng ngàn đối thủ, lao vào những chỗ hiểm nguy nhất, vượt Vũ Môn hóa thân thành rồng lớn, phun mưa cứu giúp dân lành. Đó không chỉ là thành quả của sự kiên trì, nỗ lực mà còn là sự mưu trí, dũng cảm, bứt phá để vươn lên.
Bởi lẽ đó, trong giới giang hồ, một nơi mà việc xăm mình có thể khiến người ta mê mẩn thì hình xăm cá chép luôn có một sức mạnh vô hình, đôi khi chỉ dám ngưỡng vọng trong lòng chứ không dám khắc lên da thịt.
Hình xăm cá chép rất được giới tội phạm Yakuza Nhật Bản ưa thích
Những người được cho là xứng đáng được sở hữu hình xăm này phải là hàng đại ca cộm cán, “có sừng có mỏ” nhưng phải biết đối đãi với tay chân dưới trướng, đừng chỉ biết dẫm đạp lên vai kẻ khác mà còn phải biết nâng kẻ khác trên đôi vai của mình. Kẻ đó nhất định không thể chỉ là hàng hữu dũng vô mưu mà phải có tầm nhìn chiến lược, lúc cần cương thì cương, lúc cần nhu thì nhu, cương nhu hợp lý, biết người biết ta.
Sức mạnh hà tất phải phô trương như rồng như hổ, dũng mãnh hà tất phải dữ dằn như mặt quỷ, đầu lâu, cá chép hiền lành mới là hình xăm dành cho người nuôi chí nhớn. Ở Nhật Bản, cá chép luon được coi là vua của các loài cá. Sự dũng cảm của nó luôn được các Samurai thời Muromachi hết sức tôn sùng.
Để bơi được đến sông Hoàng Hà các chép phải cố gắng vượt qua một thác nước thẳng đứng gọi là Vũ Môn, bơi qua núi Jishishan, nằm sâu trong Kunlun Mountains. Theo truyền thuyết, vượt được Vũ Môn, cá chép sẽ biến thành rồng.
Bởi lẽ đó, cá chép luôn được coi là biểu tượng của thành công trong văn hóa nhật. Những Yakuza tội phạm chuyên nghiệp Nhật Bản rất ưa thích hình xăm này. Các chép được được xăm cùng với hoa anh đào ở Nhật Bản, hoa mẫu đơn ở Trung Quốc, còn ở Việt Nam, lựa chọn phổ biến nhất là hoa sen.
Vì sao nói Nhị phải có gan lắm mới dám xăm hình cá chép lên lưng? Khoảng năm 1970, ở trại Chí Hòa đã xảy ra một chuyện đáng sợ liên quan đến hình xăm này. Câu chuyện vẫn được dân giang hồ truyền tụng cho nhau nghe.
Đợt đó, có một tên cướp của giết người phải nhập trại. Tên này cũng là dân từng vào tù ra trại nên biết luật, mới vào lò là hạ mình quỳ lạy để không bị trận đòn chào sam.
Tưởng thế là xong nhưng khi thấy trên ngực y có xăm hình con cá chép đang bơi ngược dòng, Khánh “sầu” một đầu gấu trên cơ đang cười nói bỗng nổi điên lao vào đấm đá tên kia đến bất tỉnh nhân sự, nằm thẳng cẳng. Sau, Khánh “sầu” lệnh cho bọn đàn em đốt túi nilong nhỏ chất nhựa lên hình con cá chép bắt phải xóa sạch. Nguyên do cũng vì, y cho rằng thằng kia xăm cá chép là phạm thượng, trẻ ranh mà nuôi tham vọng “cá chép hóa rồng”.
Hẳn nhiên, khi quyết tâm xăm cá chép hóa rồng, trùm giang hồ “Thập Nhất A Ca” cũng nuôi nhiều tham vọng. Y cũng là hàng “tuổi trẻ tài cao” nên mới quy tụ dưới trướng một đám tay chân đông đảo và những án tích cũng chằng chịt trên mỗi bước đường của y. Chính đó là lý do khiến cái tên “Thập Nhất A Ca” ngày càng nổi như cồn.
Cận cảnh hình xăm cá chép đầu rồng trên lưng Nhị “đại ca”
Nhưng cuộc đời của một trùm giang hồ với con đường sai trái lại thường đi vào ngõ cụt cho nên cái ngày cá chép hóa rồng có lẽ chẳng bao giờ đến và “Thập Nhất A Ca” đành làm con cá bị sa lưới pháp luật.
Trong một lần xả thân giải cứu đồng bọn, trùm giang hồ đã điên cuồng chống trả người thi hành công vụ, chém thiếu úy công an bị thương nặng. Sau khi gây án, Nhị bỏ trốn khỏi địa phương và bị Công an TP Hội An đã ra quyết định truy nã.
Nhận được tin Nhị đang điều trị tại Bệnh viện Quân đội ở Gia Lai, cơ quan công an đã có mặt tại địa phương bàn phương án bắt giữ đối tượng. Vì chưa ai biết mặt Nhị mà chỉ biết đối tượng này có hình xăm cá chép đầu rồng sau lưng nên các chiến sỹ đã hóa trang thành bác sĩ vào phòng bệnh khám cho Nhị để xác định có đúng là đối tượng hay không.
Sau khi phát hiện hình xăm đúng như mô tả, lực lượng công an đã tiến hành bắt giữ tên trùm giang hồ khét tiếng này ngay tại giường bệnh trước sự ngỡ ngàng của y. Xem ra, cá chép đầu rồng đã không đem lại may mắn cho chủ nhân.
Nhị cho biết việc y ra tay chém trọng thương Thiếu úy công an không phải là chuyện cá nhân mà là vì cái tình nghĩa với đàn em. Đây là điều khiến y rất được người trong giới nể trọng. Xét riêng một khía cạnh nào đó, “Thập Nhất A ca” cũng đáng được xem là một hảo hớn giang hồ. Chỉ tiếc rằng, y đã chọn một con đường sai trái. Con đường này chỉ đưa người ta đến ngục tối mà thôi.
Theo Ngươi đưa tin
Chuyện lạ Quảng Nam: Cả làng đóng bảo hiểm cho bò
Không chỉ con người, mà ở xã Điện Quang (huyện Điện Bàn, Quảng Nam), hàng ngàn con bò được đóng bảo hiểm để phòng rủi ro khi đau ốm cũng như không may chết đi.
Phòng đau ốm, rủi ro
Bà Trần Thị Phi Yến, Phó giám đốc Hợp tác xã dịch vụ sản xuất kinh doanh tổng hợp Điện Quang (HTX Điện Quang) cho biết: "Bảo hiểm trâu bò là một nguồn tài chính được tự nguyện đóng góp bởi số đông người chăn nuôi thực hiện mục tiêu chung là tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau để phát huy sức mạnh tập thể nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chữa trị bệnh cũng như thiệt hại nếu không may xảy ra".
Gói bảo hiểm này do HTX Điện Quang thành lập từ năm 2009 với tên gọi đầy đủ là Quỹ bảo hiểm chăn nuôi trâu bò. Từ lúc ra đời đến nay, đã có 2.068 con trâu bò ở xã Điện Quang được đóng bảo hiểm.
Khi trâu bò của người dân bị bệnh, theo hợp đồng bảo hiểm, anh Đại và các cán bộ thú y của HTX lập tức xuống thăm khám bảo đảm cho gia súc lành bệnh.
Anh Nguyễn Quang Đại, cán bộ kỹ thuật chăn nuôi HTX Điện Quang cho biết thêm: "Bảo hiểm chăn nuôi này chỉ áp dụng cho gia súc trên địa bàn xã Điện Quang. Các xã xung quanh không tham gia được vì không trực thuộc HTX. Hơn nữa, mình chỉ gói gọn trong xã để siết chặt việc quản lý dịch bệnh, tốt cho việc chăm sóc gia súc cho khách hàng và xã viên".
Theo hợp đồng, trâu bò được mua bảo hiểm phải khỏe mạnh, chuồng trại tốt trước khi tham gia bảo hiểm. Hợp đồng được ký kết từng năm một.
Về quyền lợi, khách hàng sẽ được hưởng 80% chi phí khám bệnh và điều trị khi gia súc bị bệnh; 100% chi phí tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định nhà nước. Trong trường hợp trâu bò chết không điều trị khỏi được, HTX có trách nhiệm chi trả hỗ trợ 80% giá trị thiệt hại theo giá thị trường của xã Điện Quang tại thời điểm gia súc bị chết.
Có rất nhiều mức đóng bảo hiểm với điều khoản hấp dẫn dành cho nông hộ như: gói 350 ngàn đồng dành cho bò nái sinh sản, gói 450 ngàn dành cho bò đực thịt có thể trọng ban đầu từ 180kg trở xuống, thể trọng từ 180kg trở lên nằm trong gói 550 ngàn hoặc gói 700 ngàn đồng.
Anh Đại kể: "Từ giai đoạn mới thành lập đến nay, có lúc quỹ rơi vào bế tắc vì không đủ chi các khoản, nhất là khoảng năm 2010-2011. Tuy nhiên, người dân đang dần tin tưởng và đóng bảo hiểm cho gia súc ngày càng nhiều. Đó cũng là điều kiện để quỹ hoạt động tốt, đồng thời là ràng buộc để đội ngũ thú y của HTX tăng cường trách nhiệm, theo dõi tình hình dịch bệnh cho đàn gia súc trong xã, tránh được những thiệt hại lớn cho người dân".
Xã "phát" về bò
Toàn đàn gia súc ở xã Điện Quang khoảng hơn 4.000 con, trong đó chủ yếu là bò. Từ lúc quỹ bảo hiểm ra đời, HTX đã tiến hành thủ tục đền bù cho các hộ bị thiệt hại khoảng 128 triệu đồng.
"Những trường hợp bò bị tai nạn như gãy chân thì mình đền bù cho khách hàng rồi thu hồi bò về mổ thịt để bù vào chi phí. Trường hợp bò bị bệnh thì tuyệt đối phải tiêu hủy", anh Đại cho biết.
Ông Lắm ở thôn Bảo An Đông có 6 con bò. Tính sơ sơ ông có vài trăm triệu đồng lúc xuất bán.
Nói về món bảo hiểm này, ông Phạm Tấn Phong (thôn Xuân Đài, xã Điện Quang) cho biết: "Nhà tui nay đã đóng bảo hiểm cho 3 con bò. Mình không mua bảo hiểm là thiệt. Bò đau ốm hay bệnh tật là cứ theo hợp đồng mà giao cho thú y của HTX lo, lỡ nó chết đi thì mình cũng chẳng lỗ. Ví dụ con bò ngã xuống khoảng 10 triệu thì mình được đền 8 triệu".
Theo lời ông Phong, hiện người dân ở xã Điện Quang phần lớn đã chuyển sang chăn nuôi bò theo hình thức bán công nghiệp (không chăn thả). Ruộng vì thế cũng được chuyển cơ cấu sang trồng cỏ. Ông tính 2 con bò mới mua giá khoảng 30 triệu, nuôi một năm thì giá lên khoảng 50 triệu. Trong lúc trồng lúa 1 sào, 2 vụ/năm giỏi lắm thu về được 3 triệu đồng.
Anh Đại kiểm tra sức khỏe đàn bò của ông Phạm Văn Năm.
Nhờ có bảo hiểm, gia súc của các nông hộ ở Điện Quang được chăm sóc rất kỹ từ khi mới đau bệnh. Ông Phạm Văn Năm (thôn Bảo An Đông, nguyên cán bộ sáng lập quỹ bảo hiểm trâu bò này) cho biết: "Lúc mới thành lập, do người dân chưa hiểu hết lợi ích nên quỹ hoạt động rất khó khăn, năm đầu tiên chỉ có 500 con bò được đóng bảo hiểm. Rồi sang năm sau tăng lên 1.600 con bò. Đến bây giờ thì phần lớn các nông hộ trong xã đều tham gia".
Về nghỉ hưu, ông Năm tiếp tục chăn nuôi bò thịt. 3 con bò trong chuồng của ông hiện có giá trị khoảng 100 triệu, còn lúc mới mua khoảng 14 triệu/con, mọi đau ốm của bò đều có bảo hiểm lo, vì thế rất nhàn.
Theo_VietNamNet
Không kìm chế được lời nói thách, đâm bạn suýt tử vong Chỉ vì không kìm chế lời nói thách của Beo nên Phương đã dùng dao đâm 2 nhát vào người Beo. Hậu quả, Beo bị thương tật 55%, còn Phương lãnh 5 năm tù giam. Ngày 16/5, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Huỳnh Văn Phương (SN 1990, trú phường Mân Thái, Sơn Trà, Đà...