Trùm giang hồ “Cu đĩ” – từ đại ca bãi rác tới “nhà từ thiện” núp sau sòng bạc
Ngoài “chiến tích” nhiều lần xộ khám với các tội danh trộm cắp, tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy, Nguyễn Hoàng Kiệt (SN 1972, tức “Cu đĩ”) còn được biết đến là một đại ca sở hữu hàng trăm đàn em thuộc dạng “đầu trâu mặt ngựa”, là ông trùm trong giới bài bạc ở Sài thành…
Thế nhưng, hơn 1 năm nay, “Cu đĩ” (ngụ tại khu Sở Thùng, hẻm 348 Phan Văn Trị, quận Bình Thạnh, TP.HCM) bỗng nhiên “ngoan ngoãn” một cách kỳ lạ, mở trang trại nuôi heo rừng tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động, trở thành nhà từ thiện thường xuyên trao quà, gạo cho những gia đình khó khăn vào dịp lễ tết, mở trại hòm phục vụ miễn phí cho qua đời vì bệnh AIDS và vô gia cư. Có câu “Con chim trước khi chết thường cất tiếng hót hay. Con người trước khi chết thường có lời nói phải”, nhiều người đã tưởng Kiệt (bị AIDS giai đoạn cuối) đã hối hận và muốn chuộc lại những lỗi lầm của đời mình…
“Đại ca” xuất thân từ bãi rác
Nhiều người không thể ngờ được rằng, việc Kiệt làm từ thiện chỉ là một trong những mánh khóe tinh vi nhằm che đậy hành vi phi pháp của hắn. Nhưng “vải thưa không che được mắt thánh”, tất cả những việc làm sai trái của hắn đều không lọt qua con mắt nhà nghề của lực lượng công an. Sau hơn 1 năm bí mật lên phương án, ngày 9.5 vừa qua, Công an TP.HCM đã ập vào “sào huyệt” tóm gọn tên Kiệt và đồng bọn.
Ngày trước, khu Sở Thùng (quận Bình Thạnh) vốn là vựa rác lớn nhất TP.HCM, là nơi tập trung nhiều người dân lao động nghèo, vô gia cư và các thành phần bất hảo sinh sống. Khi bãi rác trở thành nguồn thu nhập lớn, bất tận thì cũng là lúc những cuộc đụng độ, tranh giành lãnh địa xảy ra giữa các băng nhóm trong khu vực. Gia đình Kiệt cũng thuộc dạng máu mặt ở địa bàn bãi rác khi đó.
Nguyễn Hồng Kiệt (tức “Cu đĩ”).
Có “tiếng nhất” là cô ruột của Kiệt, tức Huỳnh Thị Kim Lệ, được giới giang hồ mệnh danh là “bà trùm Le” chuyên cho vay nặng lãi, tổ chức lừa đảo thông qua việc thuê nhà trọ, có trong tay hàng trăm đàn em. Ả này cũng từng vào tù ra tội, bị phạt hành chính nhiều lần với nhiều tội danh. Năm 2014, do xích mích làm ăn, “bà trùm” không kìm nén được cơn tức giận đã cùng đàn em cầm hung khí xông vào một nhà nghỉ trên địa bàn chém người và phá tan đồ đạc.
Lớn lên trong môi trường phức tạp, ảnh hưởng từ lối sống chợ búa của gia đình, Kiệt sớm trở thành lưu manh đường phố. Hơn 10 tuổi hắn nhanh chóng gia nhập vào “đội quân” đạo chích, trộm cắp, thường đi tới các khu chợ gần nhà hành nghề. Nhờ “gene di truyền”, chẳng mấy chốc Kiệt được tôn vinh làm đại ca với “hỗn danh” là “Cu đĩ” bởi tài lươn lẹo đĩ điếm. Tuy nhiên, “đi đêm lâu ngày cũng gặp ma”, chỉ một thời gian sau hắn bị bắt về tội “Trộm cắp tài sản”.
Ra tù, Kiệt không những không quay đầu lại mà còn tăng thêm “số má”, không thèm trộm vặt mà thu nhận đệ tử, “nâng cấp” làm kẻ buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy và trở thành con nghiện nặng. Với máu côn đồ có sẵn cùng với sự giúp đỡ của “bà trùm Le” và gia đình, “Cu đĩ” nhanh chóng trở thành đại ca có tiếng ở Sở Thùng. Tiếng tăm của “Cu đĩ” cũng thuộc hàng “chiếu trên”, nhưng “miếng” nào ngon đều bị bà cô xơi hết khiến “Cu đĩ” ngấm ngầm bất bình.
Đã mấy lần Kiệt gợi ý xin thêm địa bàn làm ăn nhưng “bà trùm Le” hoặc phớt lờ hoặc bóng gió nói “chưa đủ trình” khiến gã điên tiết quay sang chống đối với cô mình. Cuộc chiến cô-cháu kéo dài suốt mấy năm liền và cuối cùng sức trẻ đã chiến thắng. “Bà trùm Le” phải nhường lại gần phân nửa địa bàn cho Kiệt để được sống trong hòa bình. Khoảng 2 năm trở lại đây, bộ đôi cô-cháu này đã thân thiết lại như xưa, nhưng theo người dân địa phương, nguyên do từ việc làm ăn, thực tế giữa họ chỉ “bằng mặt mà không bằng lòng”.
Video đang HOT
Đến “ông trùm” cờ bạc
Lại nói về Kiệt, từ khi chiếm được địa bàn lớn, hắn mở rộng thêm nhiều “ngành nghề” làm ăn khác như bảo kê, đòi nợ, đâm thuê chém mướn, tổ chức đánh bài bạc, đá gà… Nhờ có tiếng tăm nên các “hợp đồng” đều được đàn em “Cu đĩ” xử lý nhanh gọn, ít khi phải đổ máu. “Tiếng dữ đồn xa”, lưu manh khắp nơi đổ về xin được quy thuận, Kiệt phất lên nhanh như diều gặp gió.
Một số người dân cho biết, có tiền Kiệt mua đất cất nhà kéo anh em họ hàng và đàn em về quay khu Sở Thùng sống để tạo vây cánh khiến người dân lương thiện sợ một phép. Nhiều gia đình vì sợ con cái bị ảnh hưởng hoặc không chịu nổi áp lực phải bán nhà chuyển đi nơi khác sống. Rất nhiều người chứng kiến cảnh Kiệt tổ chức đánh bài, nhưng đến nhìn cũng không dám nhìn vì sợ chúng cho rằng tò mò để báo công an.
Thậm chí, cả đến nói chuyện người dân cũng không dám nói lớn, sợ nhỡ có lỡ lời đụng chạm đến chúng sẽ mang họa. Năm 2006, người dân chưa kịp vui mừng khi hay tin Kiệt bị bắt về tội “Tàng trữ trái phép ma túy” thì lại hay tin hắn được về nhà vì có giấy chứng nhận bị bệnh AIDS giai đoạn cuối. Sau 3 lần xử, tòa án ra quyết định đình chỉ thi hành án với hắn.
Cũng theo người dân, lần trở về này Kiệt thay đổi hẳn tâm tính, dù vẫn hoạt động phi pháp nhưng không ngông nghênh, khát máu như xưa. Một thời gian sau hắn chuyển về khu đất rộng 2.000m2 của gia đình xây tường làm rào sống theo kiểu quy ẩn giang hồ. “Bà trùm Le” còn phao tin “Cu đĩ” bị bệnh sắp chết nên muốn dành thời gian còn lại làm từ thiện, sửa chữa lỗi lầm. Nhiều người đã tưởng, Kiệt đã biết “quay đầu lại là bờ”.
Trên thực tế, Kiệt cũng tiến hành cải tạo vùng đất trống thành trang trại chăn nuôi heo rừng, mở nhà hòm từ thiện cho những người nghèo và người chết do bị AIDS. Từ một giang hồ cộm cán, “Cu đĩ” thành một nhà từ thiện sẵn sàng dang tay đón những trẻ mồ côi về cưu mang, tổ chức tang lễ miễn phí cho người không nơi nương tựa, phát gạo, trao hàng trăm phần quà cho những gia đình khó khăn vào những dịp lễ tết.
Tấm lòng của Kiệt được nhiều người cảm kích hơn bình thường. Từ cuối năm 2013, nhiều khách lạ tìm đến “cảm ơn” Kiệt, chỉ có điều hầu hết đều là những thanh niên bề ngoài bặm trợn, hoặc đều là những người có tiền, có vẻ ngoài rủng rỉnh chứ không phải người nghèo, người cần giúp đỡ hay đã từng mang ơn “nhà từ thiện”. Thêm vào đó, họ không phải đến một lần mà ngày nào cũng đến.
Càng lạ hơn khi từ ngày có nhiều người tới, “Cu đĩ” còn cho gia cố bờ bao bằng lưới sắt, trang bị rất nhiều camera quanh nhà, cổng sắt lúc nào cũng khóa chặt từ bên trong và luôn có người canh gác. Không những thế, một số người dân vô tình đi qua bãi đất trống lập tức bị đàn em của Kiệt bám theo nhìn mặt, hằm hè hỏi đủ thứ chuyện. Những hành động bất thường này không thể qua mắt được lực lượng công an và tai mắt của quần chúng.
Theo_Dân việt
Những điều chưa biết về Ba Ẩn, trùm giang hồ khét tiếng đất Mũi
Ba Ẩn (hay Ẩn "đen") được biết đến như một trong những đại ca giang hồ nổi tiếng bậc nhất đất mũi Cà Mau trong 20 năm trở lại đây.
Từ đánh nhau, chém giết tới vay nặng lãi, Ba Ẩn khiến hàng trăm gia đình ở Cà Mau phải tán gia bại sản, thậm chí bỏ xứ mà đi. Nạn nhân của Ẩn "đen" còn có cả người thân và đám đệ tử thân tín. Biết tội ác của mình gây ra khó lòng mà rửa hết được nên Ba Ẩn rất ân hận. Anh ta muốn sau khi ra tù sẽ quy y cửa Phật để sám hối những tội ác đã gây ra và để bố mẹ dưới "suối vàng" không phải chịu đau đớn.
"Lập nghiệp" từ câu nói vô tình của anh trai
Ba Ẩn - Lê Ngọc Ẩn, SN 1958, trong một gia đình đông anh em ở phường 5, TP. Cà Mau. Theo lời anh trai của Ẩn là Lê Ngọc Hùng, SN 1954, thì ngay từ nhỏ Ẩn đã nhỏ bé, đen nhẻm và sức học cũng ở mức bình thường. Do thường xuyên bỏ học nên sau một thời gian ngắn cắp sách tới trường, Ẩn chủ động bỏ học đi làm thuê, mặc cho cha mẹ hết khuyên nhủ đến dọa nạt.
"Ba mẹ tôi có 8 người con, gia cảnh nghèo khó nên ai cũng phải tự lo cho bản thân. Lúc đầu cha tôi xin cho Ẩn vào làm tại vuông tôm gần nhà, nhưng nó thường xuyên trộm đồ của người ta bán lấy tiền chơi bời nên bị đuổi. Sau thời gian đó, thay vì chọn cho mình một công việc làm ăn lương thiện, Ẩn lại theo chúng bạn bất hảo đi trộm cắp, móc túi... tại các khu chợ, bến xe", ông Hùng kể.
Biết sức khỏe của mình yếu nên Ẩn tính chuyện phải làm sao để trở thành lãnh đạo, dưới trướng có hàng chục người phục tùng. Với suy nghĩ đó, Ẩn âm thầm thu thập đàn em hòng tạo dựng cơ đồ. Thời điểm ấy Cà Mau tuy ít người nhưng chỗ nào cũng có "chủ", thế nên muốn gây dựng sự nghiệp thì phải có danh tiếng mà điều đó đồng nghĩa với việc đánh, chem.. Đấy là chưa kể phải có dáng vẻ bề ngoài để đám đàn em nể sợ.
Trùm giang hồ Ba Ẩn trước vành móng ngựa.
Từ đó, Ẩn tích cực tham gia vào các cuộc ẩu đả cho giang hồ quen mặt mình nhưng khổ nỗi, trong các cuộc chiến thì đa phần Ẩn lại là người thua cuộc. Theo như lời ông Hùng thì thời gian đầu khi mới ra ngoài đi bụi, việc Ba Ẩn bị kẻ khác đánh dằn mặt là chuyện như cơm bữa. Cứ mỗi lần thua, Ẩn lại phải chạy về nhà để tạm xa lánh sự truy sát của kẻ thù. Bố mẹ, an hem trong gia đình biết chuyện ra sức khuyên ngăn nhưng Ẩn bỏ ngoài tai. Sau khi vết thương lành miêng, anh ta lại bỏ đi.
"Có những lần mò về, trên người nó không chỗ nào lành lặn cả, hỏi ra mới biết nó vừa đánh nhau với người ta để tranh giành việc "làm ăn" với người khác..." - ông Hùng nhớ lại.
Rồi cơ hội để Ẩn lấy số má giang hồ cũng đến khi vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước, đồng bọn của Ẩn bị một nhóm giang hồ đánh dằn mặt với yêu cầu Ẩn "đen" phải quỳ xuống xin lỗi mới chịu tha. Ba Ẩn hiểu rằng nếu chỉ để cứu đàn em mà chấp thuận làm điều đó thì giấc mộng làm "soái" trong giới giang hồ coi như tiêu tan. Thế nên Ẩn đánh liều toan tính một trận quyết chiến. Kết quả là lần đó Ẩn và đám đàn em bị kết án 11 năm tù. Mặc dù vậy nhưng từ đây danh tiếng của Ẩn "đen" nổi như cồn trong giới giang hồ đất Mũi khiến nhiều kẻ cũng phải kinh nể, đám đàn em nguyện đi theo dưới trướng của Ba Ẩn có thời điểm lên tới cả trăm người.
Nhưng đó mới chỉ là sự khởi đầu cho câu vè: "Sáng chơi xôi thấm môi trà đá - Nhờ lên số má cắt cố người vay - Nạn nhân không may đóng lãi thì nhùng - Rượt chém tới mùng chính là... Trùm Ẩn" mà người dân miền Tây Nam bộ đặt cho Ẩn "đen". 11 năm ngồi trong trại giam, khát vọng làm chủ giới giang hồ đất Mũi được Ba Ẩn ấp ủ với những toan tính kỹ càng. Ngày ông Hùng và người thân đến cổng trại giam đón Ẩn về cũng là lúc hàng chục đám đệ tử của Ẩn đứng chờ sẵn để rước đại ca. Thay vì theo cha mẹ, anh em trở về nhà thì Ba Ẩn lại leo lên xe đàn em phóng vụt đi trước sự ngỡ ngàng đến ngán ngẩm của tất cả người thân.
Theo ông Hùng, 1 tuần sau Ẩn mới trở về nhà cũng với bọc tiền lên tới vài trăm triệu đồng. Ẩn khoe đó là số tiền mới vay được nhớ vào danh tiếng "bất hảo" của mình, giờ đang muốn tìm kế lập nghiệp. "Hai anh em ngồi im lặng một hồi rồi bỗng nó hỏi tôi, nếu có hàng trăm triệu trong tay làm gì cho mau giàu? Nghĩ nó hỏi chơi, tôi đùa: "Với số tiền ấy thì chả làm được gì cả, chỉ cho vay lãi thì mau giàu. Ai ngờ vì câu nói đùa của tôi mà nó làm thật...", ông Hùng nhớ lại trong sự ân hận.
Muốn sám hối, mong bố mẹ tha thứ
Với thế lực của mình, Ẩn "đen" sẵn sàng cho bất cứ ai vay tiền, không cần thế chấp hay viết giấy biên nhận. Tất cả chỉ là thỏa thuận miệng nhưng ai đã vay tiền của Ba Ẩn thì khó lòng chạy thoạt bởi anh ta cho vay với mức lãi lên đến 30%/tháng, hoặc 5%/ngày kỳ hạn trong 3 ngày không đóng lãi thì đã có đàn em vác dao tới nhà. Lần đầu là cảnh cáo, lần sau là "dọn nhà" để dằn mặt và để tới lần thứ ba thì chỉ còn nước bán nhà trả nợ.
Bà Nguyễn Thị Bảy - chủ một quán nhậu trên địa bàn phường 8 - TP. Cà Mau đứng ra bảo lãnh vay đàn em của Ẩn 125 triệu đồng cho một người quen là Tùng "ba chữ" ở P.9, TP. Cà Mau. Số tiền này cũng chính tay đàn em Ẩn là Văn Em trực tiếp đưa cho bà Bảy với lãi suất được ấn định là 30%/tháng. Tùng "ba chữ" chỉ đóng lái được 120 ngày thì... đuối sức nên lặng lẽ trốn mất, để lại số nợ trên cho bà Bảy.
Biết không có tiền trả thì Ẩn "đen" sẽ không để cho cả gia đình mình được yên thân nên bà Bảy đành góp hết tài sản được 95 triệu nộp cho Ba Ẩn gọi là trả nợ gốc, còn bao nhiêu sẽ trả tiếp. Nhưng với tính cách gộp lãi vào vốn cũ thành vốn mới thì bà Bảy chỉ còn cách nhượng lại quán nhậu cho Ba Ẩn để trừ nợ song vẫn còn thiếu 30 triệu đồng nữa. Với số tiền này, mỗi ngày bà Bảy phải trả cho Ẩn 300000 đồng gọi là tiền đóng lãi.
Một khi đã vung tiền ra "làm ăn", Ba Ẩn không chừa bất cứ ai. Ngay cả những tên đàn em thân tín, hễ vay tiền hắn đều có chung một kết cục là phải bán lại nhà cho Ẩn. Nói tới chuyện này phải kể tới Huy, một đàn em thân tín từng "cắt máu ăn thề" sinh tử với đại ca Ba Ẩn. Vì nghĩ chỗ "an hem", đại ca sẽ không "hút máu" mình như kẻ khác nên Huy đứng ra vay giúp người bạn trong lúc ngăt nghèo một số tiền để xoay sở. Không ngờ Ba Ẩn vẫn tính lãi như với những người khác khiến cho người bạn không sao chịu nổi, đành bỏ trốn. Báo hại cho Huy phải đứng ra trả nợ đậy. Một lần, do đóng trễ lãi 2 ngày, Ba Ẩn lùa đàn em vác mã tấu tới "nói chuyện" khiến Huy chỉ còn cách bỏ xứ mà đi.
Không chỉ cho vay tiền trả lãi cắt cổ mà Ba Ẩn còn có chiêu ác độc hơn là bán xe trả góp cho các cô gái giang hồ với mức trả góp là 300000 đồng/ngày. "Anh Ba" thông cảm cho các em, tính "giá mềm", ai ngờ khi mua rồi mới biết đưa cổ vào tròng cho Ba Ẩn siết. Theo thỏa thuận, nếu trong 3 ngày không trả tiền, Ba Ẩn sẽ thu lại xe mà không cần lời giải thích nào. Không những thế, theo các cô gái này cho biết thì chẳng hiểu sao một tuần trước khi trả đáo hạn, các cô thường không kiếm được khách nào. Sau này tìm hiểu, các cô mới biết Ba Ẩn đã ngấm ngầm chi phối không cho ai tìm tới các cô gái này hòng chặn đường làm ăn của họ. Với chiêu tàn độc này, trùm Ba Ẩn đã thu về một nguồn lợi kếch sù, nếu tính ra còn cao hơn nhiều lần so với "nghề"cho vay nặng lãi theo kiểu truyền thống bởi 10 chiếc xe Ba Ẩn bán ra cho nạn nhân thì đã bị thu hồi về đến 7 - 8 chiếc. Có nghĩa là 1 chiếc xe mà Ba Ẩn "xoay tua" bán cho 7 - 8 người, tiền thu đầy túi mà cuối cùng xe... vẫn là của hắn.
Chỉ sau 2 năm lao vào cho vay nặng lãi, chặt chém con nợ đến tàn khốc, số tài sản của Ba Ẩn đã tăng lên chóng mặt. Với số vốn ban đầu chỉ vài trăm triệu đồng thì đến năm 2010, Ẩn đã có trong tay hàng chục tỉ đồng tiền mặt cùng với rất nhiều khối bất động sản nằm vị trí đắc địa ở TP. Cà Mau lên tới cả trăm tỉ đồng. Tuy nhiên, cách làm ăn bất chấp tất cả của Ẩn "đen" chẳng được bao lâu thì trùm giang hồ lại tiếp tục dính vòng lao lý bởi tham gia vào vụ hỗn chiến tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau vào năm 2010. Cũng từ vụ án này mà các trò làm ăn vi phạm pháp luật của Ẩn "đen" và đám đàn em bị cơ quan chức năng sờ tới.
"Ngày cha mẹ tôi qua đời, ông bà chỉ nhắn nhủ là tìm mọi cách khuyên nhủ để Ẩn thay đổi tâm tính, làm lại cuộc đời. Lúc Ẩn bị bắt, người vợ của nó trốn biệt không hề màng tới chuyện của chồng. Lúc đầu khi vào thăm, Ẩn vẫn rất ngoan cố, có lần khi nghe tôi khuyên, nó còn bỏ đi vào, không thèm nói chuyện một lời" - ông Hùng cho biết và nói thêm về chuyện Ba Ẩn có biểu hiện tâm thần khi ở trong trại tạm giam: "Tôi không biết Ẩn có thực sự bị tâm thần không nhưng việc nó bị sốt, chân tay co giật là có. Ngày chăm sóc Ẩn ở bệnh viện, nó không hề nhận ra tôi, miệng lúc nào cũng nói huyên thuyên. Nhưng điều trị một thời gian, Ẩn đã tỉnh táo trở lại".
Theo lời kể của ông Hùng, thời gian gần đây Ba Ẩn tỏ ra hối lỗi, luôn miệng nói sẽ cố gắng cải tạo để làm lại cuộc đời. Anh ta còn tâm sự rằng sau khi ra tù sẽ xuống tóc đi tu để được cha mẹ tha thứ và cũng là để tìm sự bình an. "Ẩn kể rằng, trong thời gian gần đây thường mơ thấy cha mẹ bị đày đọa dưới âm phủ do phải chịu hình phạt thay hắn. Chính vì vậy, Ẩn cảm thấy vô cùng hối hận, chỉ mong sớm ra tù để ăn mày cửa Phật" - ông Hùng nói.
Hoàng Tiến
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Thoát án tử, đại ca giang hồ cười trước vành móng ngựa Từng bị tuyên án tử hình, song khi phiên tòa ngày 13/5 tuyên án chung thân, "đại ca giang hồ" Bắc Ninh là Nguyễn Văn Hoàn đã không kìm chế được, ngồi cười không ngừng trước vành móng ngựa vì thoát án tử. Ngày 13/5, TAND tỉnh Bắc Ninh xét xử sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Văn Hoàn (50 tuổi, trú tại...