Trùm đường dây phá rừng pơ mu là kẻ kín tiếng
Gần 20 ngày trôi qua, dấu vết của đường dây phá rừng xuyên quốc gia đã được cơ quan chức năng 2 tỉnh Quảng Nam (Việt Nam) và Sê Kông (Lào) xác định sau cuộc hội đàm khẩn tại cửa khẩu Nam Giang.
Qua điều tra tại hiện trường và lần theo đường đi của số gỗ khai thác trái phép, cơ quan điều tra xác định đường dây phá rừng xuyên quốc gia do một ông trùm điều khiển.
Lãnh đạo Bộ Tư lệnh Biên phòng vào hiện trường chỉ đạo điều tra. Ảnh: Bộ đội Biên phòng cung cấp
Một cán bộ điều tra cho biết, ông trùm của đường dây này rất kín tiếng, ẩn mình rất sâu.
“Căn cứ” của đường dây khai thác gỗ pơ mu này được đặt trên đất Lào dưới vỏ bọc là xưởng mộc chuyên đóng bàn ghế, giường, tủ…
Lào đóng cửa rừng
Để điều tra xử lý dứt điểm vụ phá rừng khu vực cửa khẩu Nam Giang, lãnh đạo và cơ quan chức năng tỉnh Sê Kông và Quảng Nam ngày 26/7 đã có cuộc trao đổi và bàn phương án phối hợp cùng điều tra, xử lý.
Lãnh đạo 2 tỉnh Sê Kong và Quảng Nam hội đàm để truy tìm và triệt phá đường dây phá rừng xuyên quốc gia
Cơ quan chức năng tỉnh Sê Kông đã cung cấp toàn bộ diễn biến vụ phá rừng và giải mã vì sao lâm tặc lại tấn công vào khu vực rừng giáp ranh tại khu vực cửa khẩu Nam Giang.
Video đang HOT
Phó giám đốc Sở An ninh tỉnh Sê Kông, Thượng tá Thạ Visắc Phết Phu Luổng khẳng định: Vụ phá rừng pơ mu tại địa bàn giáp ranh giữa Lào với huyện Nam Giang đã diễn ra từ tháng 6 đến nay. Rừng phía Lào bị tàn phá và sau đó tấn công vào khu vực biên giới của Việt Nam, nơi có trữ lượng lớn gỗ pơ mu quý hiếm.
Qua điều tra tại hiện trường, cơ quan chức năng tỉnh Sê Kông đã xác định có 131 gốc pơ mu bị triệt hạ. Hiện nay, số gỗ pơ mu đã khai thác này đang nằm trong rừng, đang được công an bảo vệ.
Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh chỉ đạo truy tìm lần theo dấu vết đường dây phá rừng
Ông Sổm Vắng Khăm Mạ Vông – Giám đốc Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Sê Kông thông báo: Ngày 13/5, Thủ tướng Lào đã ra quyết định đóng cửa rừng và thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt, không xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang nước khác, không cho gỗ quá cảnh qua Lào, đóng cửa tất cả các doanh nghiệp gỗ. Các đơn vị này muốn hoạt động phải tuân thủ các quy định chặt chẽ.
Vì vậy, các đối tượng lâm tặc hoạt động trên địa bàn buộc phải chuyển ra vùng giáp biên giữa hai nước để dễ hoạt động. Số lượng hơn 44m3 gỗ pơ mu bị phát hiện ở Quảng Nam là con số nhỏ so với các tuyến biên giới khác giáp Lào.
Hiện trường khu vực rừng bị tàn phá
Phó tỉnh trưởng kiêm Trưởng Ban chỉ đạo công tác biên giới tỉnh Sê Kông, ông Thả Von Phôm Mạ Lay Lụn khẳng định Chính phủ Lào hiện không cấp quota xuất khẩu gỗ, bao gồm gỗ nguyên khối và cả gỗ thành phẩm, mặc dù số gỗ khai thác trước đó còn tồn lại rất nhiều.
Qua điều tra của công an Quảng Nam, kiểm đếm tại hiện trường, phía Việt Nam có 43 gốc pơ mu bị chặt hạ và 27 gốc nằm bên kia biên giới.
Theo Vietnamnet
Vụ phá rừng pơ mu ở biên giới Việt Lào: Giao thêm 'quyền' cho biên phòng
Lực lượng biên phòng được giao thêm "quyền" để giữ rừng khu vực biên giới. Đó là nội dung được 2 tỉnh Quảng Nam và Sê Kông (Lào) bàn tại phiên họp khẩn về vụ phá rừng pơ mu.
Một nhà kho nghi chứa gỗ pơ mu trái phép (nhưng đã kịp tẩu tán) bên đất Lào
Ngày 26.7, ông Lê Trí Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã dần đầu đoàn công tác của tỉnh Quảng Nam họp khẩn với Ủy ban chính quyền tỉnh Sê Kông (Lào) tại Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu Việt - Lào (H.Nam Giang) để bàn thảo 2 nội dung lớn: phá vụ án khai thác rừng pơ mu trái phép dọc biên giới Việt - Lào và chấn chỉnh công tác quản lý, thảo luận quy chế phối hợp giữ rừng giáp ranh.
Ông Lê Trí Thanh là người được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ủy quyền xử lý những vấn đề liên quan đến vụ án.
"Phía Sê Kông rất quyết liệt"
Trả lời PV Thanh Niên sau khi kết thúc phiên họp, ông Lê Trí Thanh nhận xét các cơ quan chức năng tỉnh Sê Kông vào cuộc rất mạnh mẽ.
"Vụ phá rừng diễn ra ở địa bàn 2 tỉnh Quảng Nam và Sê Kông, nhưng hiện công tác xác minh được phía Quảng Nam tiến hành. Quảng Nam đã khởi tố vụ án, phía bạn cũng sẽ phải khởi tố để công tác điều tra được đồng bộ. Khi phát hiện đối tượng liên quan, thì việc truy xét cũng thuận lợi hơn", ông Thanh nêu quan điểm.
Đáp lại, đại diện Ủy ban chính quyền tỉnh Sê Kông cũng cho thấy họ đã vào cuộc khẩn trương. Thành phần dự họp với Quảng Nam hôm nay khá đông đủ các đại diện của Kiểm lâm, Công an, Quân sự, Viện kiểm sát, Hải quan, Biên phòng, Nông nghiệp, chính quyền H.Đắc Chưng (Sê Kông)...
Trước mắt, phía tỉnh Sê Kông đồng ý với đề xuất của Quảng Nam về việc đình chỉ, lập biên bản các xưởng cưa gần khu vực biên giới, đồng thời vào cuộc giám định ngay chủng loại gỗ tập kết tại các xưởng cưa để đối chiếu với gỗ bị khai thác trái phép ở hiện trường.
"Phía bạn Lào cho thấy rất quyết liệt, khi thông tin rằng từ tháng 5.2016 Thủ tướng Lào đã chỉ đạo đóng cửa rừng. Cơ quan chức năng của Lào cũng kiên quyết không cho quá cảnh để vận chuyển gỗ sang nước thứ 3", ông Lê Trí Thanh nói.
Hiện trường vụ phá rừng pơ mu bên phía Quảng Nam
Ràng buộc trách nhiệm
Tại cuộc họp giữa Quảng Nam và Sê Kông hôm nay, lực lượng biên phòng được đề xuất giao thêm "quyền".
Lý giải về đề xuất này, ông Lê Trí Thanh cho rằng lâu nay có sự chồng chéo trong quản lý, nên khi vụ phá rừng pơ mu xảy ra đã làm nảy sinh vấn đề "khó quy trách nhiệm".
Vì vậy, 2 bên cơ bản đồng thuận trong việc giao biên phòng trực tiếp quản lý bảo vệ rừng, chủ động hợp đồng với người dân trong việc giao khoán. "Sẽ giao biên phòng quản lý rừng ở các khu vực biên giới, như chủ rừng. Như vậy, việc giao thêm quyền cũng là cách dễ "ràng buộc trách nhiệm" của lực lượng biên phòng", ông Lê Trí Thanh nói thêm.
Hiện các cơ quan chức năng của 2 tỉnh Quảng Nam và Sê Kông đã xác lập cơ chế trao đổi, phối hợp trực tiếp khi xử lý vụ án phá rừng. Hiện trường vụ phá rừng ở cả 2 phía đều đang được bảo vệ nghiêm ngặt.
Phạm vi vụ phá rừng không chỉ ở tiểu khu 351 phía Nam Giang (Quảng Nam) mà còn xảy ra trên đất Lào
Theo Thanh Niên
Vụ phá rừng pơ mu: Đề nghị phía Lào khởi tố vụ án Liên quan đến vụ phá rừng pơ mu quý hiếm hàng trăm năm tuổi ở biên giới Việt-Lào, ngày 26.7, UBND tỉnh Quảng Nam đã có buổi họp với tỉnh Sê Kông (Lào) bàn về việc phối hợp điều tra phá án và công tác quản lý bảo vệ rừng giữa 2 tỉnh. Sau cuộc họp, ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch...