Trùm chế bom của khủng bố al-Qaeda chết thảm vì trúng không kích
Các quan chức Mỹ tự tin cho rằng, kẻ chế tạo bom hàng đầu của mạng lưới khủng bố khét tiếng al-Qaeda ở bán đảo Ả Rập, Ibrahim al-Asiri đã bị tiêu diệt trong một cuộc không kích.
Chân dung tên Ibrahim al-Asiri
Theo đó, các phương tiện truyền thông Mỹ dẫn các nguồn tin quân sự tiết lộ, tên khủng bố người Ả Rập Saudi đã chết trong một cuộc không kích của Mỹ ở Yemen năm ngoái.
Asiri được cho là đã đứng đằng sau âm mưu đánh bom đồ lót năm 2009 và cũng là người tạo ra các thiết bị nổ tự chế được tìm thấy trên máy bay chở hàng năm 2010.
Khi nguồn tin tình báo cho biết, tên này đang chế tạo thiết bị nổ có thể giấu trong máy tính xách tay hoặc máy tính bảng, Mỹ đã lập tức cấm mang các thiết bị trên trong một số chuyến bay.
Một báo cáo của Liên Hợp Quốc được công bố tuần trước cũng cho biết, Asiri có thể đã bị tiêu diệt và cái chết của hắn là “một cú đấm mạnh” vào khả năng hoạt động của al-Qaeda ở bán đảo Ả Rập.
Một lãnh đạo bộ tộc Yemen nói với AP rằng, Asiri đã bị giết trong một cuộc tấn công tên lửa, cùng với hai hoặc bốn chiến hữu ở tỉnh Marib.
Al-Qaeda ở bán đảo Ả Rập hiện không bình luận về các báo cáo liên quan đến cái chết của Asiri – tương tự như những gì chúng làm khi các thủ lĩnh hoặc chỉ huy trong nhóm bị Mỹ hoặc phương Tây tiêu diệt.
Asiri, 36 tuổi bị Mỹ liệt vào danh sách “khủng bố toàn cầu” vào năm 2011. Washington cũng treo thưởng 5 triệu USD cho bất kỳ ai giúp bắt giữ tên này.
Asiri từng dụ cả em trai của hắn, Abdullah đánh bom liều chết. Vào tháng 8.2009, Abdullah đã kích nổ một quả bom giấu trong người nhằm ám sát giám đốc an ninh khi đó của Ả rập Saudi, Hoàng tử Mohammed Bin Nayef Bin Abdul Aziz Al Saud. May mắn, vị Hoàng tử đã thoát chết và chỉ bị thương nhẹ.
Sau cái chết của em trai, Asiri được cho là đã thiết kế bom đồ lót và giao cho một tên khủng bố người Nigeria tên là Umar Farouk Abdulmutallab nhằm âm mưu làm nổ tung một chiếc máy bay chở khách của Mỹ khi nó bay vào Detroit vào ngày Giáng sinh 2009.
Video đang HOT
Tên này cũng được cho là đã chế bom giấu trong hai hộp mực máy in, được tìm thấy trên máy bay chở hàng ở Dubai và Vương quốc Anh vào tháng 10.2010. Các hộp mực được gửi từ Yemen đến Mỹ.
Theo Danviet
Afghanistan, cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ
Chiến dịch quân sự của Mỹ tại Afghanistan đã kéo dài 16 năm và chưa có dấu hiệu kết thúc với quyết định tăng quân của Trump.
Ngày 11/9/2001, nhóm khủng bố al Qaeda khống chế 4 máy bay chở khách đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới, Lầu Năm Góc khiến gần 3.000 người thiệt mạng. Đây là sự kiện khởi nguồn cho chiến dịch quân sự của Mỹ tại Afghanistan.
Ngày 7/10/2001, Tổng thống Mỹ George W. Bush tuyên bố phát động cuộc chiến chống khủng bố mang tên "Chiến dịch Tự do Vĩnh cửu" nhằm vào nhóm al Qaeda đang được lực lượng Taliban trợ giúp ở quốc gia Nam Á này.
Chiến dịch bắt đầu bằng các đợt không kích của nhiều oanh tạc cơ chiến lược Mỹ, điển hình là B-52. Trước đó, một bộ phận đặc nhiệm Mỹ cũng được điều tới Afghanistan để hỗ trợ lực lượng Liên minh phương Bắc chống lại Taliban vào đầu tháng 11/2001.
Đầu tháng 12/2001, Taliban đã bị đẩy lùi khỏi thành trì cuối cùng ở Kandahar.
Trong ảnh là các chiến binh Liên minh phương Bắc đang đứng cạnh một chiếc xe tăng tại khu vực hang động Tora Bora, nơi trùm khủng bố Osama bin Laden trú ẩn.
Bin Laden cùng một thủ lĩnh khủng bố khác là Mullah Omar đã trốn thoát khỏi đây trước khi máy bay Mỹ không kích.
Tháng 3/2002, quân đội Mỹ và Afghanistan tổ chức chiến dịch Anaconda, chiến dịch tấn công mặt đất quy mô đầu tiên sau các đợt ném bom năm 2001, tiêu diệt tổng cộng 800 tay súng Taliban và al Qaeda.
Trong chiến dịch này, quân đội Mỹ sử dụng trực thăng Chinook để vận chuyển binh sĩ đột kích vào hang ổ khủng bố ở Thung lũng Shah-i-Kot.
Tháng 5/2003, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld tuyên bố chiến dịch quân sự ở Afghanistan đã kết thúc, trong khi Tổng thống George W. Bush cũng cho biết "sứ mệnh của Mỹ đã hoàn thành" tại Iraq.
Ngày 18/9/2005, người dân Afghanistan đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lập pháp đầu tiên của nước này trong hơn 25 năm, Mỹ cũng giảm bớt hiện diện quân sự ở nước này. Tuy nhiên, Taliban bắt đầu trỗi dậy, lấn át lực lượng chính phủ sau cuộc tổng tuyển cử.
Đến tháng 2/2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố sẽ điều thêm 17.000 đến Afghanistan để ổn định tình hình đang xấu đi.
Ngày 3/10/2009, 300 phiến quân Taliban bất ngờ tấn công vào doanh trại quân đội Mỹ ở vùng núi phía đông Afghanistan. 8 binh sĩ Mỹ và khoảng 150 phiến quân thiệt mạng trong một trong những trận đánh được đánh giá ác liệt nhất của cuộc chiến.
Ngày 2/5/2011, đặc nhiệm hải quân Mỹ tiến hành cuộc đột kích vào một tòa nhà ở Pakistan, tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden. Tổng thống Obama ca ngợi chiến công này là "thành tựu quan trọng nhất trong nỗ lực nhằm đánh bại al Qaeda".
Sau khi bin Laden bị tiêu diệt, bạo lực vẫn tiếp tục gia tăng ở Afghanistan. Ngày 6/8/2011, một trực thăng Chinook của Mỹ bị các phần tử khủng bố bắn rơi ở phía đông tỉnh Wardak khiến 7 binh sĩ Afghanistan và 22 binh sĩ đặc nhiệm SEAL thiệt mạng.
NATO sau đó quyết định điều 13.000 quân đến Afghanistan trong hai năm để huấn luyện và cố vấn cho lực lượng an ninh nước này.
Trong ảnh là các binh sĩ Afghanistan đang tổ chức diễn tập vào ngày 16/12/2014.
Ông Obama từng có ý định giảm số lượng binh sĩ tại Afghanistan xuống còn 5.500 lính vào năm 2017, nhưng sự trỗi dậy của Taliban trên chiến trường khiến kế hoạch này bị đổ bể.
Ngày 21/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tiếp tục cuộc chiến và tăng số binh sĩ Mỹ tại Afghanistan. Mặc dù không đưa ra con số cụ thể, các nguồn tin quân sự khẳng định ông Trump sẽ triển khai thêm 4.000 lính đến đất nước này.
Nguyễn Hoàng
Nguồn: AP, Reuters
Theo VNE
Thủ lĩnh tối cao bỏ mạng, khủng bố IS có người kế nhiệm? Thủ lĩnh tối cao của khủng bố IS, Abu Bakr al-Baghdadi được cho là đã chết lâm sàng sau vụ không kích của máy bay Iraq, các nguồn tin cho biết. Thủ lĩnh tối cao IS al-Baghdadi. Theo Daily Star, Al-Baghdadi là thủ lĩnh tối cao của phiến quân Hồi giáo IS khi lập ra nhóm thánh chiến này vào năm 2013. Baghdadi...