Trùm cát lậu nguyên là Giám đốc Sở Tư pháp
Một công trường khai thác cát lậu hoành tráng và công khai như chốn không người ngay sát chân núi Bành ( H.Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) mà ông chủ nguyên là Giám đốc Sở Tư pháp Bình Thuận.
Khai thác cát ngay phía dưới lưới điện cao thế 220 KV – Ảnh: Q.Hà
Khai thác cát dưới lưới điện cao thế
Được sự giúp đỡ của người dân thôn 2, xã Hàm Liêm (H.Hàm Thuận Bắc), chúng tôi dễ dàng vào khu khai thác cát lậu của ông Trần Văn Xê, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận. Hình ảnh đập vào mắt chúng tôi là những chiếc máy đào đang múc cát lên thành từng luống như những luống khoai khổng lồ. Cát được tập kết ngay ven đường. Xe ben có thể vào tận nơi chở cát. Xung quanh là tiếng máy nổ ì ầm đang hút cát.
Vì ông này từng là Giám đốc Sở Tư pháp, nghe nói ông ấy sắp mở văn phòng luật sư, nên tôi chỉ đạo anh em làm gì cũng thận trọng và phải đúng luật. Nhưng mà ông này quá ngoan cố rồi chứ không phải ngoan cố nữa
Bà Nguyễn Thị Mỹ Vân, Chủ tịch UBND xã Hàm Liêm
Video đang HOT
Theo quan sát thì có tất cả 7 chiếc máy múc đang hoạt động trong khu vực rộng tới hàng chục héc ta. Đó là chưa kể những chiếc xe múc không hoạt động.
Trong vai một người đi mua đất để hút cát, chúng tôi được một công nhân cho biết: “Khu vực này là đất của ông B (anh ruột ông Xê – PV) nhưng cho ông Xê hút cát bán. “Ở đây mà anh mua có 3 ha thì ai mà bán cho anh. Mà có thì người ta cũng bán cho ông Xê hết rồi”- người công nhân hút cát nói.
Theo người công nhân này thì toàn bộ khu vực đang khai thác cát (khoảng 150 ha) là đất của người dân, đã bán hết cho anh em ông Xê.
Chỉ tay về phía chân núi Bành, công nhân này còn tiết lộ: “Ông ấy vừa mua cả trăm héc ta phía bên kia nữa kìa!”. Đáng chú ý là toàn bộ khu vực mà các công nhân của ông Xê đang khai thác cát đều nằm phía dưới lưới điện cao thế 220 KV Hàm Thuận Đa Mi. Thậm chí máy đào tiến sát, chỉ cách chân trụ điện cao thế từng 5 m để múc cát, tạo thành những cái ao sâu ngay chân trụ điện.
Đe dọa an toàn đường sắt
Từ đường trục chính của xã Hàm Liêm, các xe chở cát phải qua lại một cây cầu bắc qua kênh thủy lợi Sông Quao. Chiếc cầu này chỉ có tải trọng 10 tấn cho xe chở nông sản của người dân đi qua. Theo một cán bộ của UBND xã, hằng ngày có hàng chục, thậm chí ban đêm có hàng trăm lượt xe qua lại chở cát khiến chiếc cầu này có nguy cơ bị sập bất cứ lúc nào.
Sáng 27.6, sau khi xem xong những đoạn video clip mà PV Thanh Niên ghi lại từ hiện trường khai thác cát ở thôn 2, xã Hàm Liêm, Chủ tịch UBND H.Hàm Thuận Bắc Nguyễn Thanh Đạt bức xúc nói: “Ông này quá coi thường pháp luật dù từng là giám đốc cơ quan tham mưu pháp luật. Tôi sẽ cho thành lập ngay tổ công tác đi kiểm tra thực tế và tổng hợp hồ sơ chuyển cho cơ quan công an xử lý hình sự”.
Con đường từ trục chính vào thôn 2 được nhà nước đầu tư hàng chục tỉ đồng cho dân lưu thông. Kể từ khi ông Xê khai thác cát thì con đường này đầy rẫy ổ gà, ổ voi vì xe chở cát quá tải ra vào như mắc cửi. Đáng chú ý là tất cả các xe vào “ăn” cát đều phải băng ngang qua tuyến đường sắt bắc – nam. Biển cảnh báo “nguy hiểm” của ngành đường sắt bị xe chở cát đè bẹp xuống đường.
Nhiều lần bị xử phạt
Chiều 26.6, PV Thanh Niên trực tiếp làm việc với bà Nguyễn Thị Mỹ Vân, Chủ tịch UBND xã Hàm Liêm (H.Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) về việc khai thác cát trái phép tại đây. Khi được xem những video clip mà PV vừa ghi lại, bà Vân nói: “Không lạ gì khu vực này”. Theo bà Vân, ông Trần Văn Xê khai thác cát lậu ở đây “ai cũng biết”. Vậy vì sao không ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của ông ấy?
Trước khi trả lời câu hỏi của Thanh Niên, bà Vân mời cán bộ địa chính của xã đem một xấp hồ sơ liên quan đến ông Xê qua phòng làm việc của mình. “Riêng chuyện ông này thì phải nói với anh cả buổi mới hết !” – Chủ tịch xã cho biết.
Cán bộ địa chính xã Hàm Liêm vừa lật các hồ sơ xử phạt ông Xê vừa cho biết ông này từng bị lập biên bản khai thác cát lậunhiều lần. Từng bị Chủ tịch UBND H.Hàm Thuận Bắc ra quyết định xử phạt nhiều lần. Tại trụ sở UBND xã Hàm Liêm có tới 8 cái máy bơm của ông Xê khai thác lậu, bị chính quyền xã tạm giữ, đang chờ UBND huyện ra quyết định thu hồi và xử phạt.
“Chúng tôi có rất ít thẩm quyền. Chẳng hạn như công an xã không có quyền chặn xe cát đang lưu thông để kiểm tra. Có khi đoàn kiểm tra lên đến nơi thì không thấy ai hết. Vì ông này từng là Giám đốc Sở Tư pháp, nghe nói ông ấy sắp mở văn phòng luật sư, nên tôi chỉ đạo anh em làm gì cũng thận trọng và phải đúng luật. Nhưng mà ông này quá ngoan cố rồi chứ không phải ngoan cố nữa” – bà Vân bức xúc.
“Nguồn cát mà ông X. cung cấp cho Phan Thiết chiếm thị phần khoảng 40% toàn TP. Ông này không khác gì “ông trời con” trong lĩnh vực bán cát. Do không cần giấy phép, nên ông X. bán rẻ hơn các cơ sở có phép. Cát của ông X. hoàn toàn là cát nước ngọt, chất lượng cao. Nếu làm ăn lâu dài với ông X. còn ít bị các cơ quan chức năng làm khó khi vận chuyển cát. Do vậy nhiều đại lý chọn mua cát của ông là vậy”- anh Nguyễn K., một chủ đại lý vật liệu xây dựng ở TP.Phan Thiết nói.
Theo TNO
Đề xuất nổ mìn để tìm 'kho vàng núi Tàu'
Ngày 22.6, ông Nguyễn Ngọc Hạnh, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL Bình Thuận, cho biết Tổ công tác giám sát việc tìm kiếm "kho vàng 4.000 tấn" của cụ Trần Văn Tiệp đã đi kiểm tra thực địa trên núi Tàu (xã Phước Thể, H.Tuy Phong, Bình Thuận). Tổ công tác gồm đại diện các sở: VH-TT-DL, TN-MT, Công thương, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và UBND H.Tuy Phong.
Cụ Tiệp chỉ vị trí cửa hang vào kho vàng cần nổ mìn để bóc lớp đá - Ảnh: Quế Hà
Theo ông Hạnh, mục đích của đợt kiểm tra là giám sát quá trình tìm kiếm và thăm dò "kho vàng" của cụ Tiệp. Đây cũng là lần thị sát phương án mà cụ Tiệp và các cộng sự muốn dùng thuốc nổ để bóc tách lớp đá ngay vị trí thăm dò. Cũng theo ông Hạnh, muốn được nổ mìn, cụ Tiệp phải có giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền và đáp ứng một số yêu cầu theo quy định. Theo thông tin từ tổ công tác, hiện trường trên núi Tàu vẫn chưa có gì thay đổi kể từ khi giấy phép được gia hạn cách đây nửa năm.
Trong khi đó, anh Trần Phương Hồng (con trai út của Cụ Tiệp, người được ủy quyền thực hiện) cho biết "đã giao cho Công ty Nam Trung bộ (TP.HCM) lên phương án nổ mìn từng đợt". Cũng theo anh Hồng, bên cạnh việc nổ mìn thì hình thức khoan thăm dò vẫn được tiến hành. Tuy nhiên, anh Hồng thừa nhận "vẫn chưa tiến hành bất cứ công việc gì trên núi Tàu" kể từ khi có giấy phép gia hạn. Lý do là có sự thay đổi về phương án khoan thăm dò. Hiện nay anh Hồng và đơn vị trực tiếp nổ mìn vẫn chưa ấn định được thời gian cụ thể để bóc tách lớp đá ngay tại vị trí dẫn vào "cửa hang" mà cụ Tiệp đã xác định từ cuối năm 2013. Trong một lần gặp gỡ PV Thanh Niên mới đây, đích thân cụ Tiệp khẳng định có một sự dịch chuyển nhỏ về "vị trí cửa hang" cho nên các mũi khoan và các vị trí đặt mìn sẽ được xác định lại cho chính xác. "Chính vì vậy mà việc tiến hành bị chậm lại" - cụ Tiệp khẳng định.
Theo TNO
Sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho vợ chồng 'ông già Đan Mạch' Sáng 14.6, Chủ tịch UBND H.Tuy Phong, ông Hồ Ba cho biết, ông đã chỉ đạo các phòng chức năng của huyện rà soát lại tất cả các thông tin liên quan đến vợ chồng ông Kurt Lender Jensen, hiện cư trú tại thôn Thanh Lương, xã Chí Công, huyện Tuy Phong (Bình Thuận). Vợ chồng ông Kurt đưa lãnh đạo Huyện Tuy...