Trùm buôn vũ khí, thuốc phiện và chuyên án xuyên hai thế kỷ, Kỳ I: Lộ mặt những kẻ giả buôn gỗ
Nhắc lại chuyên án buôn bán vũ khí, heroin và thuốc phiện liên tỉnh này, Đại tá Nguyễn Chí Lễ, Cục phó Cục CSĐTTP về TTXH Bộ CA cho biết, không ngờ đường dây này lại lớn đến thế.
Một vài lần cơ quan CA bắt quả tang đối tượng mang vũ khí quân dụng nhưng lại không thể khởi tố được vì thiếu chứng cứ, khám xét nơi ở không phát hiện ra nơi cất giấu còn đối tượng vốn là kẻ có thâm niên nên vẫn leo lẻo nói là nhặt được khẩu súng, đang trên đường mang tới cơ quan CA thì bị bắt giữ. Mấy năm trời đeo đuổi chuyên án vũ khí, các trinh sát CA tỉnh Tuyên Quang vẫn không bỏ cuộc…
Nhắc lại chuyên án buôn bán vũ khí, heroin và thuốc phiện liên tỉnh này, Đại tá Nguyễn Chí Lễ, Cục phó Cục CSĐTTP về TTXH Bộ CA cho biết, không ngờ đường dây này lại lớn đến thế. Chuyên án này được xác lập từ trước năm 2000 nhưng tài liệu trinh sát không đủ để khởi tố mà phải bắt quả tang.
Ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, chuyện một người, liền một lúc có hai ngôi nhà cao tầng ngất ngưởng, tiện nghi đầy đủ và hiện đại đúng vào thời điểm cả nước vừa bước vào cơ chế thị trường như Trần Hữu Thuỷ, quả là không bình thường.
Hai vợ chồng Trương Phát Hòa và Lý Thị Sình
Nó không bình thường bởi Thuỷ trước kia là bộ đội biên phòng đóng quân ở đồn Phó Bảng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, đồng lương người lính chỉ đủ chi tiêu còn vợ là Nguyễn Thị Nga, quê ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang chỉ là giáo viên cấp II, giảng dạy ở huyện miền núi heo hút, làm gì có học sinh học thêm để tăng thu nhập.
Đã thế thời gian đầu phục viên, Thuỷ còn là người không có nghề nghiệp ổn định, mấy tháng liền ở nhà nuôi lợn, trồng rau… Vậy mà chưa đầy một năm sau họ bỗng “thoát xác”, trở thành chủ nhân của hai ngôi nhà cao tầng kiên cố trong khi nghề nghiệp không thay đổi mấy. Vợ vẫn đến trường dạy học, hết giờ về chăm khóm cây trong vườn còn anh chồng thì xách túi tung tẩy đi đây đi đó.
Video đang HOT
Những hành vi đáng ngờ của người chồng nhanh chóng lọt vào “tầm ngắm” của các trinh sát Phòng CSĐTTP về TTXH CA tỉnh Tuyên Quang. Qua theo dõi, các trinh sát thấy cách chi tiêu của Thủy không giống như người thất nghiệp, càng không giống người lao động do tiết kiệm mà giàu. Mỗi khi đi ra ngoài, bao giờ Thủy cũng ăn mặc trau chuốt, tay cầm ca táp, thậm chí nhiều lần còn thuê ô tô con đi lại như ông chủ.
Đã có lần trong lúc cao hứng, Thủy mở bung chiếc cặp đang cầm, khoe hàng xấp tiền mới cáu cạnh khiến đám bạn nhậu được phen tròn mắt. Giải thích về sự giàu có của mình, Thủy khoe có mối buôn gỗ và gần đây gặp nhiều thuận lợi vì trúng giá song nhiều người sống gần nhà anh ta lại thắc mắc bởi có thấy Thủy mang gỗ về nhà bao giờ đâu, ngoài việc nhắc về mặt hàng này trên điện thoại khi nói chuyện với đối tác.
Qua theo dõi, các trinh sát biết được mỗi khi về Hà Nội, Thủy đến nhà Lại Trung Thông, SN 1967, quê ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, đang trú tại xã Trung Văn, huyện Từ Liêm, một người trước kia cùng công tác với Thủy ở đồn biên phòng Phó Bảng.
Từ ngày phục viên, Thông không làm gì cả nhưng cảnh sống cũng rất sung túc. Cứ tưởng đồng đội cũ gặp nhau, phải hàn huyên vài ngày nhưng Thuỷ đến nhà Thông chỉ trong ngày là vội vã trở về Tuyên Quang sau đó ngược lên Hà Giang. Tại đây, Thủy đến nhà Lý Thị Sình, SN 1972 và chồng Trương Phát Hòa, SN 1971, một ngôi nhà nằm ở vùng giáp biên, thị trấn Phó Bảng, huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang, nhiều khi ở lại chơi vài ngày mới về.
Đây là một tổ ấm đặc biệt được các trinh sát chú ý bởi Hòa là con trai thứ của bà Lý Hội Sèo, SN 1946, một gia đình người Hán khá nổi với “nghề” buôn bán vũ khí và ma tuý ở thị xã Hà Giang mà lực lượng CA đưa vào tầm ngắm từ lâu nhưng chưa bắt được.
Nhà Sèo có nhiều người thân sống ở vùng giáp ranh giữa Việt Nam và Trung Quốc và họ thường xuyên qua lại thăm nhau. Thời còn ở thị trấn Phó Bảng, huyện Đồng Văn, ông chồng Sèo bị kết án 20 năm về tội mua bán trái phép chất ma tuý và một đứa con trai đang cải tạo ở trại giam Quyết Tiến, tỉnh Tuyên Quang cũng về tội danh trên.
Bản thân Lý Hội Sèo từ lâu đã có dấu hiệu buôn bán ma tuý và vũ khí nhưng lại chưa bị kết án bao giờ. Năm 1999, Sèo bị CA tỉnh Hà Giang bắt để điều tra về hành vi mua bán trái phép vũ khí quân dụng nhưng hết thời hạn bốn tháng tạm giam, bà ta được trả tự do vì cơ quan CA chưa có đủ chứng cứ kết tội.
Sống ở thị trấn nhỏ, chẳng làm ăn buôn bán gì nhưng nhà Sèo rất giàu, con cái đứa nào cũng được cha mẹ đầu tư tiền của để buôn bán, có đứa còn được cho ra nước ngoài du học, có đứa lập Cty riêng. Ngay cả Trương Phát Hoà, sau khi lấy Lý Thị Sình, cô gái có nước da trắng ngần như trứng gà bóc, đẹp nhất thị trấn Phó Bảng, Sèo cho đôi uyên ương này ngôi nhà đang ở rồi chuyển xuống thị xã và cho chúng vốn làm ăn. Thế nên mặc dù Hoà chẳng làm gì, thi thoảng cứ đi đi về về từ thị trấn Phó Bảng xuống thị xã Hà Giang nhưng lúc nào cũng bóng nhoáng với quần áo hàng hiệu, tiền tiêu rủng rỉnh.
Còn cô con dâu Lý Thị Sình, mặc dù có cửa hàng may nho nhỏ nhưng chẳng mấy khách lai vãng vì cô đâu có ở cửa hàng mấy mà cứ một ngày làm, ba ngày nghỉ, nhiều khi thấy Thuỷ đến chơi còn mất hút với người này mấy ngày mới trở về.
Điều đáng ngạc nhiên là mặc dù để cô vợ xinh xắn đi ra ngoài với “ông khách” một hai ngày nhưng ông chồng Trương Phát Hoà hình như không ghen và chuyện trong nhà của họ cứ êm đềm một cách bí ẩn. Phán đoán nếu giữa Thuỷ và Sình không có chuyện hẹn hò yêu đương thì dứt khoát họ đang làm điều gì mờ ám và tất nhiên anh chồng của chị ta cũng không nằm ngoài cuộc.
Một gia đình có thâm niên buôn ma tuý, vũ khí, hai người thân còn đang trong trại giam, những kẻ bên ngoài thì kinh tế bất minh, phải chăng họ vẫn đang làm việc phi pháp và lần này có sự tham gia của “anh bộ đội biên phòng” giải ngũ? Để làm rõ hơn, các trinh sát lại kiên trì đeo bám để tìm hiểu.
Sau khi “giải mã” được cách làm giàu của Thủy, các trinh sát nhận định anh ta chính là một tay buôn vũ khí và ma tuý có hạng và mặt hàng gỗ mà Thủy thường giao dịch chẳng qua là ám hiệu của các đối tượng trong đường dây ám chỉ số súng. Những chuyến về Hà Nội, đi Hà Giang, nói là thăm đồng đội cũ, bàn cách làm ăn thực chất là những lần Thủy đi lấy súng về đem lên khu vực biên giới bán.
Một kế hoạch vây bắt được triển khai có sự phối hợp giữa lực lượng CA tỉnh Tuyên Quang và Cục CSĐT tội phạm về ma tuý. Ngày 1-12-2004, sau nhiều ngày bám theo, các trinh sát đã bắt quả tang Thuỷ và Thông đang vận chuyển bốn khẩu súng ngắn K54 tại Km số 9 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
(còn nữa)
Theo Pháp Luật XH
Bán rượu ngâm cây thuốc phiện
Với việc tung ra tiêu thụ hàng nghìn lít rượu "dân tộc" ngâm thân, lá, rễ, quả của cây thuốc phiện..., bà chủ Bùi Thị Hoa vừa bị kết tội mua bán trái phép chất ma túy.
TAND thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái xác định, Bùi Thị Hoa (38 tuổi) nhiều lần mua thân, rễ, lá, quả thuốc phiện của về ngâm rượu để bán.
Ngày 11/4, khám nơi ở của người phụ nữ này và một số người liên quan, cảnh sát kinh tế Yên Bái thu hàng trăm bình thủy tinh bên trong có chứa hơn 1.500 lít rượu ngâm với thân, rễ, quả cây thuốc phiện cùng 12 kg cây thuốc phiện chưa sử dụng...
Những bình rượu thu tại hiện trường. Ảnh: Công An Nhân Dân
Theo người dân xung quanh, bà chủ Hoa đã chế biến "rượu" thuốc phiện từ lâu, mỗi ngày có hàng trăm bình được chuyển đi tiêu thụ. Một cán bộ điều tra cho biết uống rượu này, người sử dụng có thể dương tính với kết quả kiểm tra chất ma túy.
Mở rộng vụ án, cảnh sát xác định Lò Văn Diện (31 tuổi) được Hoa thuê phân loại, chế biến thân, lá, rễ, quả cây thuốc phiện, phơi ráo nước trong quá trình "sản xuất". Diện cũng mua của Hoa 8 kg cây thuốc phiện tươi để bán lại cho người khác...
Tại phiên xử cuối tháng 12, TAND thị xã Nghĩa Lộ tuyên hai bị cáo cùng phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. Hoa bị phạt 7 năm tù giam Diện nhận 3 năm tù treo, thời gian thử thách 5 năm.
Tuệ Lâm
Theo VnExpress
Hành hạ vợ: "Cô đã ... với nó thế nào?" Những lần bị bạo hành và làm nhục, chị đều nhịn nhục trong đau đớn (Hình minh họa) Anh ta bắt chị T cởi trần, tra hỏi và hành hạ với những câu hỏi như "cô đã ngủ với nó như thế nào? ở đâu? bao nhiêu lần?". Người phụ nữ ấy sinh ra ở Hà nội, thông minh, đảm đang, tháo vát....