Trùm buôn lậu Mười Tường bị phạt thêm 3 năm tù
Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài, bị cáo Nguyễn Thị Kim Hạnh ( Mười Tường) bị TAND tỉnh An Giang tuyên phạt 3 năm tù.
Ngày 10.2, TAND tỉnh An Giang xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Kim Hạnh (“trùm buôn lậu” Mười Tường, 54 tuổi, ngụ xã Đa Phước, H.An Phú, An Giang) 3 năm tù về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.
Theo cáo trạng, Nguyễn Thị Kim Hạnh đã chỉ đạo những người làm thuê, gồm: Phạm Tấn Lộc, Lê Thị Bạch Vân, Mai Thị Ngọc Phấn nhận và kiểm đếm USD do các tiệm vàng giao để Nguyễn Hoàng Út, Võ Văn Trung, Nguyễn Hữu Phước, Nguyễn Văn Minh, Trần Văn Hải, Nguyễn Văn Lê, cùng ngụ An Giang, và một số người khác vận chuyển trái phép từ Việt Nam đi Campuchia rồi nhận vàng về giao lại cho các tiệm vàng ở TP.Châu Đốc để nhận tiền công.
Bị cáo Nguyễn Thị Kim Hạnh (“trùm buôn lậu” Mười Tường) tại phiên tòa ngày 10.2. Ảnh TRẦN NGỌC
Khoảng 12 giờ 40 phút ngày 30.10.2020, khi nhóm người của Hạnh đang vận chuyển gần 51 kg vàng từ Campuchia về đến khu vực P.Vĩnh Nguơn, TP.Châu Đốc thì bị lực lượng công an phát hiện bắt giữ; còn Út, Trung, Minh, Phước bỏ trốn sang Campuchia.
Sau khi biết việc vận chuyển vàng bị phát hiện, khoảng 15 giờ cùng ngày, Hạnh điện thoại cho Bạch Vân kêu Nguyễn Phạm Khắc Tường chạy xe mô tô chở Vân đến khu vực biên giới ở bến đò Bùng Binh (xã Vĩnh Hội Đông, H.An Phú, An Giang) gặp Hạnh để trốn sang Campuchia.
Tại Campuchia, Hạnh và Vân cùng ở nhà một người dân. Sau đó lần lượt Phấn và Lê cũng được đưa sang Campuchia cùng Hạnh. Tất cả chi phí ở Campuchia đều do Hạnh chi trả.
Video đang HOT
Cáo trạng xác định, Hạnh đã 3 lần tổ chức cho Vân, Phấn, Lê sang Campuchia để trốn tránh trách nhiệm hình sự nên truy tố Hạnh. Tuy nhiên, tại tòa, bị cáo Hạnh cho rằng mình bị oan, không tổ chức cho ai trốn đi Campuchia.
Bị cáo Nguyễn Thị Kim Hạnh khóc khi nói lời sau cùng tại phiên tòa. Ảnh TRẦN NGỌC
Qua xét hỏi, trình bày quan điểm luận tội, đại diện Viện KSND tỉnh An Giang vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố bị cáo Hạnh như cáo trạng. Tuy nhiên, rút một phần truy tố, chuyển đổi sang khung hình phạt nhẹ hơn đối với Hạnh. Bởi, qua phần xét hỏi chỉ chứng minh được Hạnh tổ chức cho Vân trốn đi nước ngoài. Từ đó, đề nghị HĐXX tuyên phạt Hạnh mức án từ 3 – 5 năm tù, đồng thời phạt bổ sung số tiền từ 30 – 40 triệu đồng.
Nói lời sau cùng, bị cáo Hạnh khóc kêu oan: “Thật sự bị cáo không tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài. Mong HĐXX xem xét vì bị cáo còn nhiều vụ án, để bị cáo sớm về làm lại người tốt”.
Kết thúc phiên tòa, TAND tỉnh An Giang đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Kim Hạnh 3 năm tù về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài, phạt bổ sung số tiền 40 triệu đồng.
Trước đó, TAND tỉnh An Giang đã đưa ra xét xử 2 vụ án liên quan đến “trùm buôn lậu Mười Tường”. Qua đó, tuyên phạt bị cáo 14 năm tù về tội buôn lậu, 8 năm tù về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Bà trùm buôn lậu Mười Tường thừa nhận buôn lậu đường
Ban đầu Mười Tường cho rằng bị em trai vu oan nhưng khi đối chất tại tòa đã thừa nhận số đường lậu bị bắt quả tang là của mình.
Ngày 5-1, TAND tỉnh An Giang bước vào ngày thứ 3 xét xử sơ thẩm bà trùm buôn lậu Nguyễn Thị Kim Hạnh (Mười Tường), Nguyễn Hoàng Út (em trai Hạnh), cùng Võ Minh Phương, Trần Công Tới, Bùi Văn Miền, Trần Văn Phương và Nguyễn Tường Cẩm Tú cùng về tội buôn lậu.
Theo cáo trạng, khoảng 09 giờ ngày 23-12-2018, Út kêu Trần Công Tới đến chốt Biên phòng xã Phú Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang để cảnh giới (canh đường). Đồng thời Út kêu Võ Minh Phương sang Campuchia nhận và giao đường cát lậu, quần áo cũ cho các ghe để chuyển về Việt Nam.
Khoảng 10 giờ cùng ngày, Phương đến Campuchia giao cho ghe của Nguyễn Văn Dũng 106 bao quần áo, giày, túi xách, mũ (nón); ghe của Lê Văn Điện 400 bao đường cát; ghe của Nguyễn Văn Lình 498 bao đường cát; ghe của Trần Văn Tánh 499 bao đường cát.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: HD
Trần Công Tới canh đường tại chốt biên phòng, thấy lực lượng Bộ đội biên phòng đã về hết, nên điện thoại thông báo cho bốn ghe của Dũng, Điện, Tánh, Lình vượt qua chốt kiểm tra để giao hàng hóa cho Bùi Văn Miền tiếp nhận, vận chuyển đi tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.
Khoảng 18 giờ 45 phút, ghe của Dũng, Điện, Tỉnh, Lình từ Campuchia về Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an đến kênh Ruộc, xã Phú Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang thì bị công an phát hiện, yêu cầu dừng các phương tiện kiểm tra.
Qua kiểm tra, cho thấy tổng cộng 1.397 bao đường cắt, 106 bao chứa quần áo, giày, túi xách, mũ (nón) đều không có hóa đơn chứng từ nên Cơ quan Cảnh sát điều tra tiến hành lập biên bản phạm tội quả tang, tạm giữ 4 phương tiện ghe và toàn bộ hàng hóa nhập lậu. Tổng giá trị hàng hóa trên trị giá hơn 1 tỉ đồng.
Kết quả điều tra xác định, từ năm 2010-2020 Nguyễn Thị Kim Hạnh trực tiếp mua đường cát từ Campuchia mang về Việt Nam bán cho 33 người tại An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, và TP.HCM trên 200.000 tấn đường cát, giá trị hơn 2.885 tỉ đồng.
Tại tòa, các bị cáo Phương Cam, Miền, Tới đều thừa nhận làm thuê cho Út và biết hàng hóa là hàng lậu.
Bị cáo Nguyễn Hoàng Út khai đường lậu là của Mười Tường
Em trai Hạnh là Út khai toàn bộ số ngày bị bắt quả tang là của Hạnh. Út khai do có mâu thuẫn nên đã không còn làm việc cho Hạnh từ năm 2017 và cũng phủ nhận việc Tới, Miền, Phương Cam làm thuê cho Út. Còn Hạnh lại phủ nhận cho rằng bị em trai vu oan.
Nguyễn Thị Kim Hạnh cho rằng mình bị em trai vu oan nhưng sau đó đã thừa nhận buôn lậu đường
Hạnh cho rằng bản thân không còn buôn lậu từ năm 2018. Còn các tài khoản ngân hàng Hạnh nhờ người khác đứng tên vẫn còn hoạt động là do đàn em sử dụng để lén bị cáo làm ăn riêng, khi xảy ra "tai nạn" thì đổ cho bị cáo.
Tuy nhiên khi đối chất thì Hạnh thừa nhận Út không còn làm cho mình. Đường lậu là do một người ở Campuchia thuê Tới, Miền, Phương Cam đem tới kho bán cho bị cáo. Còn các hàng hóa "nghĩa địa" bị cáo Hạnh không thừa nhận.
Tòa tạm nghỉ và sẽ tiếp tục vào ngày mai.
Những chuyên án rúng động Tây Nam Bộ Thời gian qua, công an các tỉnh, thành phố tại vùng Tây Nam Bộ đẩy mạnh công tác tấn công trấn áp tội phạm với phương châm "đánh mạnh, đánh trúng" vào các đường dây tội phạm, đối tượng cầm đầu nhằm "xử lý một vụ có tác dụng răn đe, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực". Nhiều chuyên án lớn được...