Trục xuất 21 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép
21 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép đã bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Ngày 9/8, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết vừa phối hợp với Công an tỉnh Lạng Sơn bàn giao 21 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép ở Quảng Nam cho Bộ đội Biên phòng tại cửa khẩu quốc tế Hữu nghị Lạng Sơn để tiến hành các thủ tục trục xuất.
Lực lượng chức năng phát hiện 21 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. (Ảnh: B.Đ)
Theo hồ sơ vụ việc, hàng chục người trên được một số đối tượng người Trung Quốc và người Việt Nam tổ chức nhập cảnh trái phép theo đường tiểu ngạch vào Việt Nam, sau đó đưa về Quảng Nam.
Chiều 18/7, tiếp nhận thông tin trình báo của người dân, Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Quảng Nam kiểm tra một khu lưu trú tại phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn thì phát hiện hàng chục người Trung Quốc đang lưu trú tại đây.
Video đang HOT
Khi thấy lực lượng chức năng, nhóm người này bỏ chạy tán loạn. Cơ quan chức năng tạm giữ được tổng cộng 21 người và thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm.
Ngày 19/7, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết cả 21 mẫu xét nghiệm đều cho kết quả âm tính với virus Sars-Cov-2.
Sau đó, cơ quan chức năng quyết định khởi tố vụ án hình sự “Tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép” và “Đưa hối lộ”, tạm giữ hình sự 2 đối tượng để phục vụ cho công tác điều tra việc người nước ngoài vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Vẻ đẹp Mông Cổ qua trang phục truyền thống
Mũ của người Mông Cổ có hàng trăm kiểu trang trí khác nhau, thể hiện tuổi tác, sự giàu có và cả đặc điểm bộ tộc của họ.
Nhiếp ảnh gia Alessandra Meniconzi đã chu du từ quê nhà Lugano, Thụy Sĩ tới Mông Cổ để thực hiện những bộ ảnh về đời sống, văn hóa của người dân địa phương, đặc biệt là các bộ tộc du mục. Qua từng bức hình, nữ nhiếp ảnh gia đã cố gắng khắc họa chân dung cuộc sống của người bản địa một cách chân thực, sâu sắc và đầy cảm xúc.
Theo Meniconzi: "Trước kia vua chúa của những bộ tộc du mục Mông Cổ từng mặc các trang phục truyền thống này, kết hợp rất nhiều đồ trang sức lộng lẫy. Họ có thợ may và xưởng may riêng. Ngày nay, các gia đình vẫn làm những bộ đồ này và truyền lại cho con cháu mình. Các mẹ thường là những người may quần áo cho con cái rồi truyền nghề cho các bé gái, và cứ thế tới các đời sau".
Những bộ đồ màu sắc rực rỡ với đầy phụ kiện tinh tế này vẫn là món đồ được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Meniconzi đã chụp rất nhiều bức ảnh chân dung và tập hợp thành album riêng về những bộ trang phục truyền thống đẹp mắt của người Mông Cổ.
"Tôi mê mẩn và có rất nhiều cảm hứng với những miền đất hoang dã, các nền văn hóa cổ xưa, cũng như đời sống của dân địa phương ở các vùng cách biệt với thế giới", Meniconzi chia sẻ.
Một trong những món đồ sặc sỡ và nguyên bản nhất của trang phục Mông Cổ truyền thống là mũ. Họ có tới hàng trăm kiểu mũ với phong cách khác nhau. Mũ với người Mông Cổ không chỉ thể hiện sự giàu có và tuổi tác của người đội mà còn là đặc điểm chỉ ra họ thuộc bộ tộc nào.
"Tôi không bao giờ nói họ phải thế này thế kia để tôi chụp ảnh. Tôi chỉ chụp khi có thời gian. Đôi khi tôi chỉ yêu cầu họ dừng một chút để mình chụp chứ không muốn thay đổi cách mà họ đang sống.
Chụp ảnh quan trọng nhưng để là một phần trong gia đình dân địa phương ấy còn quan trọng hơn. Để thấu hiểu văn hóa, kết bạn và làm quen chân thành với họ, cũng giống như bạn đang để lại một dấu ấn tốt đẹp", Meniconzi chia sẻ.
Sau nhiều năm rong ruổi các miền đất xa xôi và đi theo nhiều bộ tộc, tác phẩm của Meniconzi dần tập trung vào sự tinh tế, các giá trị đang bị phai mờ bởi dòng chảy của cuộc sống hiện đại.
Nhiếp ảnh gia Thụy Sỹ đã xuất bản 4 quyển sách ảnh: Con đường tơ lụa (2004), Iceland huyền bí (2007), Trung Quốc bí ẩn (2008) và QTI -Alessandra Meniconzi, Il coraggio di esser paesaggio (2011).
VNDIRECT: Việt Nam đã sẵn sàng trở thành một trung tâm sản xuất thay thế Trung Quốc Các doanh nghiệp phát triển KCN có quỹ đất lớn vẫn có triển vọng do nhu cầu đất công nghiệp tăng mạnh sau đại dịch Covid-19. Ảnh minh họa. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có nhiều biến chuyển khả quan trong giai đoạn nửa cuối năm 2019 khiến dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam chậm lại và làm chậm xu...