Trục vớt tàu cao tốc chở 42 người bị chìm trên biển Cần Giờ
Chiều 8/4, Công ty Greenlines DP cùng các đơn vị liên quan đang khẩn trương tổ chức trục vớt chiếc tàu cao tốc chở 42 hành khách bị chìm trên biển Cần Giờ vào sáng cùng ngày để điều tra, xác định nguyên nhân.
Đại diện Công ty Greenlines DP cho biết, nguyên nhân ban đầu có thể là do sự cố về hộp số của máy tàu và cũng không loại trừ thêm khả năng tàu đụng phải vật thể lạ khi đang di chuyển.
Theo ghi nhận của PV, đến 17h chiều 8/4, lực lượng chức năng vẫn đang tiến hành trục vớt chiếc tàu bị nạn, chìm một phần tại bến Tắc Suất, dự kiến trong tối cùng ngày việc trục vớt tàu sẽ hoàn tất.
Chiếc tàu cao tốc bị chìm một phần tại bến Tắc Suất
Chiều cùng ngày, ông Trần Quang Lâm – Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TPHCM đã trực tiếp xuống Cần Giờ để kiểm tra hiện trường vụ tai nạn đường thủy.
Sau khi khảo sát tại bến, ông Lâm khẳng định, Công ty Greenlines DP đã xử lý kịp thời, không để xảy ra sự cố tràn dầu, đảm bảo an toàn cho toàn bộ 42 hành khách.
Trước mắt các giấy tờ kiểm định và nguyên tắc đảm bảo an toàn cho các hành khách trên tàu gặp nạn đều đúng quy trình.
Video đang HOT
Phần mui tàu bị chìm
Về hoạt động của tuyến tàu này, tuyến Bạch Đằng-Vũng Tàu hoạt động bình thường. Còn tuyến đi từ TPHCM-Cần Giờ tạm ngưng đến ngày mai, tàu không cập bến Tắc Suất.
Như Dân trí đã đưa tin, vào khoảng 8h30′ sáng nay 8/4, tàu cao tốc Greenlines DP C3 mang số hiệu SG 7508 của Công ty TNHH Công Nghệ Xanh DP chở theo 42 hành khách đang chạy hành trình Vũng Tàu – bến tàu Tắc Suất (huyện Cần Giờ, TPHCM) và bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM).
Khi còn cách bến tàu Tắc Suất khoảng 300m thì thuyền trưởng phát hiện hộp số của tàu gặp sự cố hỏng hóc, tiến hành kiểm tra thì phát hiện nước tràn rất nhanh vào khoang tàu. Ngay lập tức, thuyền trưởng và thủy thủ đoàn đã nhanh chóng điều khiển tàu cập vào bến và cùng lực lượng tại chỗ sơ tán toàn bộ 42 hành khách lên bờ an toàn.
Lực lượng chức năng đang sử dụng phao để làm nổi con tàu
Chính quyền địa phương cũng đã triển khai các lực lượng để kịp thời xử lý các sự cố, đề phòng trường hợp tràn dầu có thể xảy ra.
Ông Trần Song Hải – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công Nghệ Xanh DP cho biết, thời điểm xảy ra sự cố, trên tàu có nhiều hành khách là trẻ em nhưng rất may không có thương vong về người, hành lý vật dụng của khách cũng được đưa lên bờ trước khi tàu chìm.
“Về nguyên nhân tàu chìm phải chờ đến khi trục vớt xong mới làm rõ. Tuy nhiên, trước khi tàu khởi hành đón khách thì sáng nay phía công ty đã cho người kiểm tra tàu từ máy, thân tàu, vỏ, vệ sinh…tất cả đều đạt điểm đảm bảo an toàn”, ông Hải nói.
Tàu cao tốc Greenlines DP được UBND TPHCM chấp thuận đưa vào khai thác từ đầu tháng 2 năm nay. Đây là loại hình vận tải hành khách kết hợp du lịch kết nối TPHCM với Vũng Tàu.
Đình Thảo
Theo Dantri
TP.HCM cần tới khoảng gần 18 tỷ USD để triển khai các dự án giao thông lớn
Những năm gần đây, chi cho đầu tư xây dựng hệ thống giao thông luôn là một trong những khoản chi lớn nhất của TPHCM.
Theo báo cáo mới đây của Sở Giao thông vận tải TPHCM: thành phố hiện có 32 công trình giao thông cấp bách chờ... có kinh phí để thực hiện.
Sở GTVT cho biết, đây là những công trình theo kế hoạch phải thực hiện ngay từ nay đến 2020 để giải quyết một số điểm nóng về giao thông. Đó là các dự án: Đường trên cao số 1 (quận Tân Bình, Phú Nhuận và Bình Thạnh) cần khoảng 17.500 tỷ đồng; đường trên cao số 5 (quận 12, Thủ Đức) cần khoảng 15.405 tỷ đồng; đường trên cao từ Sân bay Tân Sơn Nhất đến đường Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh) cần khoảng 3.288 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, một số đoạn tuyến trên đường vành đai 2: Đường nối từ quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh); đường nối từ cầu Phú Hữu đến nút giao thông Bình Thái - Xa lộ Hà Nội (quận 9); và đường nối từ Bình Thái đến nút giao thông Gò Dưa (quận 9, Thủ Đức).
Chưa kể, một số dự án vận tải khác đang cần vốn đầu tư là Trung tâm điều hành giao thông thông minh (toàn thành phố) cần 6.000 tỷ đồng; tuyến buýt nhanh - BRT số 4 dọc theo trục đường Phạm Văn Đồng cần 1.635 tỷ đồng, việc đổi mới toàn bộ xe buýt cũ kỹ cần hàng trăm tỷ đồng...
Một số dự án khác cũng được đề xuất đầu tư, hoàn thành như: cầu vượt bộ hành trên đường Hoàng Minh Giám (Công viên Gia Định); cải tạo, mở rộng đường Hoàng Minh Giám (quận Tân Bình); xây dựng tuyến đường ven rạch Lăng (đoạn từ khu tái định cư đến đường Chu Văn An, qua Học viện Cán bộ TP (quận Bình Thạnh); xây dựng đường chui dưới cầu Bình Triệu (quận Thủ Đức);
Xây mới cầu Rạch Gia trên đường An Phú Tây (huyện Bình Chánh); xây cầu kết nối giữa cầu Nguyễn Tri Phương với đường Võ Văn Kiệt (quận 5)...
Tổng vốn đầu tư các dự án nói trên theo Sở GTVT TP.HCM ước tính khoảng 400.000 tỉ đồng (tương đương khoảng gần 18 tỷ USD).
Cũng theo Sở GTVT, TP.HCM đang rất thiếu đường. Theo chuẩn, được xác định trong đồ án Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt năm 2010, 1km đất đô thị phải có 10km đường nhưng hiện nay thành phố chỉ có 1,98km đường/km đất đô thị, chưa được 20%. Với tốc độ này phải cần 167 năm nữa TP.HCM mới đạt chuẩn giao thông đô thị.
Trong năm nay, thành phố sẽ hoàn thành nhiều dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn, như: nút giao thông Mỹ Thủy như cầu Kỳ Hà 3, xây dựng cầu vượt trên đường Vành đai 2 và hầm chui rẽ trái Vành đai 2 đi cảng Cát Lái (quận 2), với tổng mức đầu tư trên 837 tỉ đồng. Dự án này đã được TP.HCM đầu tư từ năm 2016.
Tiếp đó là dự án xây dựng tuyến đường nối từ nút giao thông cầu Bà Chiêm đến KCN Hiệp Phước (huyện Nhà Bè), tổng mức đầu tư gần 412 tỉ đồng. Dự án đường D1 - kết nối Trường Đại học Sài Gòn với đường Nguyễn Văn Linh và khu dân cư Him Lam (quận 7) - tổng vốn đầu tư gần 290 tỉ đồng.
Nguyên Minh
Theo Trí thức trẻ
Tạm đình chỉ vụ Vinasun kiện Grab đòi 42 tỉ đồng Tòa quyết định tạm đình chỉ vụ án để thu thập chứng cứ từ Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Giao thông vận tải TPHCM và Bộ Giao thông vận tải. Ngày 7/3, tòa Kinh tế (TAND TPHCM) tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) với...