“Trực trưa 2 tiếng rưỡi được 20.000 đồng, nói ra điều này chúng tôi rất buồn”
“Dù đã rất cố gắng nhưng với địa phương còn nhiều khó khăn, việc chi trả cho thời gian trực trưa 2,5 giờ vẫn còn quá thấp. Nói ra điều này chúng tôi rất buồn, nhưng như trường chúng tôi bây giờ, mỗi buổi trực trưa chỉ có 20.000 đồng”.
Đó là những chia sẻ của cô giáo Hà Thị Hoa, Hiệu trưởng Trường Mầm non Bắc Lương (Thọ Xuân, Thanh Hóa) tại Hội thảo đánh giá thời gian làm việc, chính sách đối với giáo viên, nhân viên cấp học mầm non diễn ra mới đây tại Nghệ An.
Ngày làm việc 11 tiếng, vẫn thấy lo!
Là người đứng đầu nhà trường, cô Hoa chia sẻ những áp lực và cả nỗi vất vả mà những đồng nghiệp của mình đã phải trải qua khi bước chân vào nghề “nuôi dạy trẻ”. “Vất vả nhất, khổ cực nhất không gì khác, chính là nghề giáo viên mầm non”.
“Nghề giao viên mầm non vất vả nhất”
Cô Hoa bộc bạch, theo quy định, giờ làm việc của giáo viên mầm non là 8 tiếng/ ngày. Nhưng thực tế, thời gian giáo viên phải làm đều bắt đầu từ 6h30 sáng và kết thúc lúc hơn 17h chiều. Có những ngày, thời gian ấy có thể kéo dài thêm nếu phụ huynh đến đón muộn.
“Giáo viên không thể bỏ mặc trẻ nên vẫn phải ở lại lâu hơn. Như vậy, mỗi ngày chúng tôi phải làm việc tới 11 tiếng. Đồng nghiệp của tôi thường nói rằng, có lẽ khung giờ này sẽ không bao giờ thay đổi được”.
Mặc dù thời gian làm việc dài, nhưng theo cô Hoa, giáo viên vẫn luôn “canh cánh một nỗi lo”. Trẻ con thường hiếu động. Chỉ cần một phút lơ là, giáo viên có thể không kịp trở tay. Còn phụ huynh khi thấy con xây xát cũng có thể lập tức đến hỏi giáo viên cho ra lẽ. Cho nên, giáo viên luôn ở trong tình trạng áp lực và căng thằng.
Video đang HOT
Để giải quyết tình trạng giáo viên phải làm việc suốt 10 – 11 giờ đồng hồ/ ngày, thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã áp dụng hình thức phân công một giáo viên trực đón trẻ sớm và được về sớm, một giáo viên đến trường muộn hơn và trả trẻ muộn để thời gian làm việc đủ 8 tiếng/ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, không nhiều trường mầm non thực hiện được điều đó.
“Tôi nghĩ rằng bản thân phụ huynh cũng không yên tâm khi một cô phải bao quát hàng chục cháu trong các giờ đón và trả trẻ. Hơn nữa, đây còn là những khung giờ dễ xảy ra những tình huống không an toàn. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho trẻ, thường cả 2 giáo viên vẫn sẽ phải cùng nhau làm việc”, cô Trần Thị Thúy – Trưởng phòng Giáo dục mầm non Thái Nguyên nêu ra bất cập.
Đại diện giáo viên các tỉnh đều đồng tình, hầu hết giáo viên mầm non hiện tại đều phải làm việc nhiều hơn so với các ngành nghề khác, trong khi hiện tại, mức lương nhiều trường chi trả cho giáo viên, nhân viên hợp đồng chỉ hơn 2 triệu đồng/ tháng.
“Rất nhiều cô giáo của chúng tôi sau giờ lên lớp phải về nhà nuôi lợn để kiếm thêm thu nhập”, cô Hà Thị Hoa nói.
2,5 giờ làm thêm = 20.000 đồng
Đối với giáo viên mầm non, ngoài việc chăm sóc, giáo dục, giáo viên đều phải trực trưa để theo dõi giấc ngủ của trẻ với thời gian khoảng 140-150 phút/ngày.
Cô Hoa cho rằng, khoảng thời gian 2,5 giờ ấy được coi là giờ làm thêm. Dù đã rất nỗ lực thực hiện xã hội hóa giáo dục, nhưng với địa phương còn gặp nhiều khó khăn, việc chi trả cho thời gian ngoài giờ là 2,5 giờ này vẫn còn quá thấp.
“Nói ra điều này chúng tôi rất buồn, nhưng như trường chúng tôi bây giờ mỗi buổi trực trưa chỉ có 20.000 đồng. Chúng tôi còn bám trụ được với nghề có lẽ chỉ vì lòng yêu nghề, thương trẻ”.
Thậm chí, theo đại diện các tỉnh, cũng vì “xã hội hóa giáo dục còn khó”, kinh phí không đủ để thuê nhân viên nấu ăn hay cán bộ y tế, giáo viên cũng phải kiêm luôn vai trò này. Đặc biệt, tại các trường có nhiều điểm trường lẻ, giáo viên và phụ huynh phải hỗ trợ mang cơm từ điểm trường chính đến.
“Theo định mức biên chế, cứ 35 cháu nhà trẻ hoặc 50 cháu mẫu giáo thì được thuê một cô nuôi. Nếu trường mầm non chúng tôi có 310 cháu thì phải cần đến 6 cô nuôi. 6 cô nuôi này chúng tôi cũng phải lấy từ nguồn xã hội hóa giáo dục. Nhưng điều này là rất khó nên giáo viên vẫn phải làm công tác kiêm nhiệm”.
Ông Nguyễn Bá Minh
Lắng nghe các ý kiến đưa ra tại hội thảo, ông Nguyễn Bá Minh – Vụ trưởng Vụ giáo dục Mầm non (Bộ GD-ĐT) cho rằng, dù đã có nhiều thay đổi về chính sách nhưng đội ngũ giáo viên mầm non vẫn còn gặp phải những áp lực và khó khăn, đặc biệt là về thời gian làm việc.
Ông Minh cho rằng, những kiến nghị của địa phương về việc sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về chế độ làm việc, định mực giáo viên/ lớp của giáo viên mầm non; bổ sung quy định về chế độ làm thêm giờ, chế độ trực trưa, thời gian sinh hoạt chuyên môn; điều chỉnh lại hạng ngạch giáo viên mầm non phù hợp với Luật Giáo dục 2019;… sẽ được Bộ GD-ĐT tiếp thu để đưa ra những giải pháp nhằm phát triển giáo dục mầm non trong thời gian tới.
Thúy Nga
Theo vietnamnet
Giáo viên mầm non Hà Nội học cách cấp cứu đuối nước, hóc dị vật, gãy xương
Ngày 3-12, hơn 300 giáo viên mầm non của 30 quận huyện Hà Nội được tập huấn hàng loạt các biện pháp xử trí với các tai nạn thương tích thường gặp với trẻ.
Hơn 300 cán bộ quản lý của các phòng Mầm non và các cơ sở giáo dục mầm non đến từ 30 quận huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội vừa tham dự buổi tập huấn công tác "Phòng tránh tai nạn thương tích cấp học mầm non năm học 2019-2020" với đội ngũ giảng viên đến từ Bệnh viện Nhi trung ương.
Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, vấn đề phòng tránh các tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non trong môi trường giáo dục luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn thể các cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, phụ huynh nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Đặc biệt trong thời gian gần đây, khi mà liên tiếp những tai nạn thương tâm xảy ra trong các cơ sở giáo dục đã rung lên một hồi chuông cảnh báo về sự cấp thiết của việc phải nâng cao kiến thức và kĩ năng phòng ngừa và ứng phó với tai nạn thương tích trong các cơ sở mầm non.
Trẻ mầm non chờ cứu hộ do cháy cơ sở trông giữ trẻ ở Hà Đông
Do vậy, Sở GD-ĐT Hà Nội kết hợp cùng Công ty Cổ phần Giáo dục Novastars đã triển khai khóa tập huấn tập trung vào các kiến thức và kĩ năng sơ cứu cấp cứu trong các tai nạn thương tích thường gặp của trẻ lứa tuổi mầm non.
Được biết, đội ngũ giảng viên là những bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp công tác tại Trung tâm cấp cứu của Bệnh viện Nhi trung ương, khóa tập huấn giúp cho học viên được rèn luyện các kĩ năng sơ cấp cứu, trang bị thêm kiến thức và nâng cao kĩ năng thực hành về phòng tránh và ứng phó với các tai nạn thương tích thường gặp của trẻ mầm non.
Từ đó giúp học viên có tâm thế chủ động trong việc ngăn ngừa các tai nạn có thể xảy ra trong quá trình trẻ sinh hoạt, học tập, vui chơi tại trường, đồng thời giúp các học viên bình tĩnh, tự tin xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra nhằm giảm thiểu các hậu quả xuống mức thấp nhất có thể.
Khóa tập huấn cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ những kĩ năng tự bảo vệ bản thân, tránh xa các tình huống có thể gây ra nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.
Nội dung buổi tập huấn công tác Phòng tránh tai nạn thương tích cấp học mầm non năm học 2019-2020: Cấp cứu cơ bản xử trí khi trẻ đuối nước, xử trí khi trẻ hóc dị vật, xử trí gãy xương, băng bó cầm máu vết thương, xử trí các tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ...
Theo anninhthudo
Chế độ miễn giảm học phí với trẻ mầm non tại vùng đặc biệt khó khăn Trẻ em luôn được Nhà nước, nhà trường, gia đình và xã hội quan tâm đặc biệt là trẻ em ở các vùng khó khăn, trẻ em thuộc hộ nghèo. Bạn đọc the van ngoc hỏi: Trẻ đang học lớp nhà trẻ (24-36 tháng), nếu ở tại vùng đặc biệt khó khăn và hộ nghèo có được miễn giảm học phí không? Và...