TRỰC TIẾP Xét xử phúc thẩm Dương Chí Dũng và đồng phạm: Tòa chuyển sang phần xét hỏi
Phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Dương Chí Dũng chính thức bắt đầu vào 8h30 sáng 22/4, TAND Tối cao xét xử theo đơn kêu oan, giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo.
9 bị cáo trong phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Dương Chí Dũng ngày 22/4
* Nhấn F5 để liên tục cập nhật
9h24: Tòa chuyển sang phần xét hỏi, chủ tọa Nguyễn Văn Sơn đọc bản tóm tắt toàn bộ vụ án Vinalines.
9h22: Sau khi xem xét ý kiến của các luật sư, HĐXX thấy việc triệu tập thêm các nhân chứng, trong đó có nhân chứng ở LB Nga, Singapore, trong quá trình xét xử, HĐXX sẽ xem xét các nhân chứng này có liên quan đến vụ án hay không. Do vụ án sẽ được xử phúc thẩm nhiều ngày, HĐXX tiếp tục xét xử vụ án theo đúng quy định của Bô luật Tố tụng hình sự.
9h20: HĐXX trở lại làm việc.
9h10: Sau khi các luật sư đưa ra yêu cầu, trong đó có yêu cầu hoãn phiên xử phúc thẩm ngày hôm nay. HĐXX quyết định tạm dừng phiên tòa 15 phút để HĐXX hội ý.
Bị cáo Dương Chí Dũng trước vành móng ngựa
9h10: Trước yêu cầu của luật sư bào chữa, đại diện VKS nêu quan điểm: Về việc triệu tập 3 nhân chứng. Với 2 nhân chứng một là người Nga và một là người Singapore (nhân chứng Goh Hoon Seow, GĐ công ty AP – Singapore), VKS cho rằng họ là đại diện cho bên bán ụ nổi. Vụ án này xét xử bị cáo Dũng với các tội danh Cố ý làm trái và Tham ô, xảy ra tại Việt Nam. Cho nên không cần triệu tập 2 nhân chứng trên.
9h09: Thẩm phán của phiên xử hôm nay là ông Nguyễn Văn Sơn. 3 luật sư Trần Đình Triển, Ngô Ngọc Thủy và Trần Đại Thắng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) sẽ bào chữa cho Dương Chí Dũng.
9h00: Luật sư bào chữa cho bị cáo Dương Chí Dũng yêu cầu tòa triệu tập thêm 3 nhân chứng. Trong đó có 2 nhân chứng ở Nga, là đại diện cho bên bán ụ nổi.
8h56: Tòa công bố đơn xin xét xử vắng mặt của chị P.T.T. Chị này đề nghị xem xét lại việc kê biên căn hộ ở tầng 29 tòa nhà Sky City tại Láng Hạ đứng tên chị này, không đề cập đến căn hộ ở tòa nhà Pacific Lý thường Kiệt. Đây là 2 căn hộ chung cư siêu sang được cho là do Dương Chí Dũng mua, để chị T. đứng tên.
Vợ bị cáo Dương Chí Dũng, bà Phạm Thị Mai Phương
Video đang HOT
9 bị cáo trước vành móng ngựa, Dương Chí Dũng rất điềm tĩnh tại phiên tòa xét xử phúc thẩm hôm nay
Bị cáo Bùi Thị Bích Loan
Bị cáo Mai Văn Phúc.
Bị cáo Trần Hữu Chiều.
Bị cáo Trần Hải Sơn.
8h34: Hiện tại, chủ tọa phiên tòa đang tiến hành kiểm tra căn cước đối với các bị cáo có mặt trong phiên xử phúc thẩm ngày hôm nay.
8h30: Phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Dương Chí Dũng chính thức bắt đầu.
8h25: Thư ký phiên tòa điểm danh những người có mặt và vắng mặt, đồng thời công bố nội quy phiên tòa xét xử phúc thẩm Dương Chí Dũng, quyền lợi của bị cáo và những người liên quan.
Đúng 8h, xe thùng chở bị cáo Dương Chí Dũng tiến vào sân tòa, các bị cáo còn lại đã có mặt từ trước đó. Đến phiên phúc thẩm ngày hôm nay, bị cáo Dương Chí Dũng mặc áo sơ mi trắng, quần tây, khác hẳn với những bị cáo khác.
Xe thùng chở bị cáo tiến vào sân tòa
Bị cáo Dương Chí Dũng được dẫn giải xuống xe thùng và nhanh chóng đi vào phòng xử
Các bị cáo khác trong phiên tòa
Theo đó, 9 bị cáo bị đưa ra xét xử về tội tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), gồm: Dương Chí Dũng (nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines, nguyên cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ GTVT); Mai Văn Phúc (nguyên tổng giám đốc Vinalines, nguyên phó vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT); Trần Hải Sơn (nguyên tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines); Trần Hữu Chiều (nguyên phó tổng giám đốc Vinalines); Mai Văn Khang (nguyên phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin thuộc Vinalines); Lê Văn Dương (đăng kiểm viên Chi cục Đăng kiểm số 6, Cục Đăng kiểm VN) và Huỳnh Hữu Đức, Lê Văn Lừng, Lê Ngọc Triện (nguyên cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong, Khánh Hòa).
Các bị cáo trong phiên tòa sơ thẩm
Bản án sơ thẩm ngày 16/12/2013 của Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã tuyên án ông Dương Chí Dũng tử hình về hai tội tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị cáo bị cáo buộc đã nhập khẩu ụ nổi 83M hư hỏng nặng, không có khả năng hoạt động được. Việc làm này đã trái nguyên tắc, trái quy định của Nhà nước gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 366 tỉ đồng. Sau khi mua thành công ụ nổi 83M, Dương Chí Dũng và một số bị cáo khác chia nhau 1,666 triệu USD tiền “lại quả”.
Trước khi phiên tòa phúc thẩm xét xử Dương Chí Dũng diễn ra, gia đình bị cáo Dương Chí Dũng đã đến Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội nộp 4,7 tỉ đồng tiền khắc phục hậu quả trong vụ án xảy ra tại Vinalines. Gia đình bị cáo Mai Văn Phúc cũng đã nộp 3,5 tỉ đồng tiền khắc phục hậu quả.
Theo Xahoi
Luật sư có 'bí kíp' giúp Dương Chí Dũng thoát án tử?
Luật sư bào chữa cho bị cáo Dương Chí Dũng nói những chứng cứ này có thể minh oan và giúp hai bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc thoát án tử.
Bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc bị tuyên án tử hình tại phiên tòa sơ thẩm
Hôm nay, 22/4. Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội sẽ xét xử phúc thẩm vụ án cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản đối với bị cáo Dương Chí Dũng và 9 đồng phạm.
TRỰC TIẾP: Phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Dương Chí Dũng tại đây
Trước phiên tòa, trao đổi với PV, luật sư Trần Đình Triển, người bào chữa cho Dương Chí Dũng cho cho rằng ông đã thu thập được những bằng chứng quan trọng có thể làm thay đổi nội dung vụ án này.
Theo đó, luật sư Triển đã sang Singapore để gặp ông Goh Hoon Seow, người được cho là đã đưa hối lộ 1,6 triệu USD cho 4 bị cáo Dương Chí Dũng (nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines), Mai Văn Phúc ((nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, nguyên Tổng giám đốc Vinalines), Trần Hữu Chiều (nguyên Phó TGĐ Vinalines), Trần Hải Sơn (nguyên TGĐ công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines).
Luật sư Triển nói ông Goh Hoon Seow đã tuyên thệ trước các cơ quan tư pháp của Singapore rằng trong quá trình mua ụ nổi 83M, ông này không hề liên lạc và bàn chuyện làm ăn với bị cáo Dũng và Phúc. Ông Goh chỉ làm việc với bị cáo Sơn và đặc biệt ông này có đầy đủ bằng chứng chứng minh việc chuyển 1,6 triệu USD cho Sơn là để hoàn tất các thủ tục pháp lý và kỹ thuật chứ không phải để đưa hối lộ.
Cạnh đó, ông Goh cũng cho biết thông tin về tài khoản để ông này chuyển về Việt Nam số tiền 1,6 triệu USD là do phía Nga chứ không phải do Trần Hải Sơn cung cấp.
Ngoài ra, theo luật sư Triển, ông Goh còn cung cấp những thông tin khác cho thấy bị cáo Dũng, Phúc hoàn toàn không liên quan đến việc nhận hối lộ và đang bị truy tố oan.
"Những bằng chứng này tôi thu thập theo đúng quy định của Công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký với các nước ASEAN, có xác nhận của cơ quan tư pháp Singapore và lãnh sự quán Việt Nam tại đảo quốc này. Đây chính là chứng cứ mới, được thu thập đúng theo trình tự thủ tục của pháp luật. Tôi sẽ trình lên HĐXX phiên tòa phúc thẩm và có thể nó sẽ làm thay đổi nội dung vụ án", luật sư Triển cho hay.
Cũng theo luật sư này, gia đình bị cáo Dũng đã nộp 4,7 tỉ đồng, gia đình bị cáo Phúc đã nộp 3,5 tỉ đồng để khắc phục hậu qủa của vụ án. "Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng với tư cách là người đứng đầu Vinalines, bị cáo này phải có trách nhiệm bồi thường cho nhà nước khoản thiệt hại khi mua ụ nổi 83M chứ không phải nộp tiền để khắc phục hậu quả về tội tham ô. Hai bị cáo Dũng, Phúc vẫn kêu oan về tội tham ô", luật sư Triển khẳng định.
Theo hồ sơ vụ án, 10 bị cáo bị truy tố về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng vì liên quan đến việc thông quan, nhập khẩu, sửa chữa, thanh toán hợp đồng ụ nổi 83M gây thiệt hại cho nhà nước 336 tỉ đồng.
Về số tiền tham ô 1,66 triệu USD (tương đương 28 tỉ đồng), cáo trạng nêu rõ, theo kết quả khảo sát của Trần Hữu Chiều, Trần Hải Sơn và Mai Văn Khang, giá ụ nổi 83M chỉ dưới 5 triệu USD. Thậm chí, công ty bán ụ nổi cho Vinalies chỉ mua lại "đống sắt vụn" này với giá 2,3 triệu USD. Tuy vậy, Dũng đã chấp nhận giá mua ụ là 9 triệu USD để ăn chia với các công ty môi giới và công ty bán tàu của nước ngoài.
Trong tổng số tiền tham ô 28 tỉ đồng, Dũng bị cáo buộc đã nhận 10 tỉ đồng, Phúc nhận 10 tỉ đồng, còn lại Sơn và Chiều chia nhau. Hai bị cáo Dũng, Phúc đã bị tòa sơ thẩm tuyên phạt mức án tử hình. Các bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ 4 đến 19 năm tù.
Dự kiến phiên tòa phúc thẩm sẽ diễn ra trong vòng 4 ngày.
Theo Xahoi
Xử phúc thẩm vụ Vinalines: Hai người đàn bà phấp phỏng trước ngày phiên xử Bà Phạm Thị Mai Phương và bà Ngô Thị Vân đã cùng nhau đến Tòa Phúc thẩm, để gửi đơn đề nghị cho một số người thân trong gia đình được vào phòng xử án. Hai người đàn bà phấp phỏng trước phiên phúc thẩm Vinalines Với vẻ mặt đượm buồn, lộ rõ sự mệt mỏi, cả bà Phương và bà Vân đều...