TRỰC TIẾP: Xét xử nguyên thiếu tá công an lừa đảo hơn 16 tỷ đồng
Sau nhiều lần trì hoãn, sáng nay (7/1) TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử Ngô Văn Quảng cùng 8 đồng phạm lừa đảo hơn 16 tỷ đồng của Báo Thanh Niên.
Ngô Văn Quảng (áo đen) tại phiên xử sơ thẩm
Ấn F5 để tiếp tục cập nhật:
Chủ tọa tiếp tục hỏi bị cáo Ngô Văn Quảng giải trình các hồ sơ kỹ thuật bị truy tố trong cáo trạng.
15h30: Trong toàn bộ 30 hồ sơ kỹ thuật, có bao nhiêu hồ sơ, tên người trong hồ sơ không có thật?
Không nhớ được.
15h15: Bị cao khai thật, cụ thể bị cáo có tự đổ đất, san đất?
Không, chủ yếu bên nhà vợ. Bản chất mua của ông Vịnh từ năm 2006.
- Tại sao trong hồ sơ không có tên các chủ hộ?
Bị cáo: VKS và các điều tra viên hình như không biết đọc chữ?
14h37: Tòa xét hỏi bị cáo Ngô Văn Quảng. Tòa yêu cầu tất cả các bị cáo trả lời thẳng vào câu hỏi của tòa.
Tòa: Bị cáo biết báo Thanh niên được UBND thành phố cấp đất từ thời gian nào?
Video đang HOT
Vào năm 1999.
- Bị cáo có được mời không?
Không, UBND mời gia đình bị cáo và người dân.
- Bị cáo có mặt trong lần họp không?
Không có.
- Bị cáo quan hệ với Dân và Phong như nào?
Từ những lần GPMB.
Tòa yêu cầu bị cáo trả lời ngắn gọn.
- Cuối năm 2006, trước năm 2006 báo Thanh Niên đã GPMB đc bao nhiêu mét đất?
Chưa nhận mét nào. Do việc thỏa thuận chưa thành.
Tháng 11,12 báo Thanh niên tiếp tục đến đặt vấn đề với thỏa thuận cũ là 8 triệu/m2. Do chưa có tiền và tạo điều kiện cho các hộ dân tái định cư. Từ đó, chúng tôi GPMB phần đất dự kiến tái định cư.
Bị cáo giải thích nhiều vấn đề dài dòng khiến chủ tọa nhiều lần phải nhắc nhở bị cáo trả lời thẳng vào câu hỏi, không trả lời vong vo.
- Bị cáo lập bao nhiêu hồ sơ?
45 hồ sơ.
- Khi đo đạc diện tích đất có mặt ai đại diện báo Thanh niên không?
Có anh Dân.
13h30: Phiên tòa quay trở lại làm việc. Đại diện VKS tiếp tục đọc bản cáo trạng của vụ án.
11h25: Chủ tọa tuyên bố tạm nghỉ, 13h30 chiều nay (7/1), phiên tòa tiếp tục phần xét hỏi.
Khi các phóng viên giơ máy ảnh lên chụp hình, Ngô Văn Quảng phản ứng rất gay gắt. Bị can Quảng nói: “Tôi đề nghị HĐXX bảo vệ quyền lợi cho tôi. Tôi đề nghị không chụp ảnh”. Sự việc đã khiến phiên tòa bị gián đoạn trong ít phút.
9h57: Đại diện VKS đọc bản cáo trạng của vụ án.
Bản cáo trạng khá dày do tính chất phức tạp của vụ án, có nhiều người liên quan và bị hại. Trong số 8 bị can, bị cáo đứng trước vành móng ngựa, bị can Ngô Văn Quảng vẻ mặt lạnh lùng và rất ung dung, thi thoảng nhìn lên trần nhà.
9h55: Luật sư Việt Hùng (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Hồng Hạnh) đề nghị nhân chứng có mặt tại tòa.
9h50: Luật sư Hà Đăng (bào chữa cho bị can Quảng) đề nghị HĐXX kiểm tra tư cách của đại diện UBND phường Ô Chợ Dừa và xem xét lí do đại diện UBND phường Quang Trung không có mặt. Luật sư đề nghị HĐXX hỏi ý kiến bị can Quảng.
9h45: Vị đại diện VKS cho rằng, tuy trong phiên tòa hôm nay vắng mặt một số người liên quan, nhưng trong hồ sơ vụ án đã có đầy đủ lời khai của người vắng mặt, do đó sự vắng mặt này không ảnh hưởng đến phiên tòa.
9h20: Chủ tọa Nguyễn Văn Dũng tuyên bố khai mạc phiên tòa.
Ngô Văn Quảng và các bị cáo khai nhân thân, quê quán. Chủ tọa hỏi những người được triệu tập có quyền lợi liên quan.
Chủ tọa phổ biến quyền và nghĩa vụ các bên liên quan. Kiểm tra danh tính, căn cước bị cáo và bị hại.
Trước tòa, bị can Ngô Văn Quảng xua tay và nói: “Tôi đề nghị không chụp ảnh”.
Vụ án có nhiều bị cáo cũng như bị hại này đã bị hoãn xử nhiều lần do tính chất phức tạp của nó.
Theo kết luận của Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội (PC44), năm 1999 và 2001, Báo Thanh Niên được UBND TP Hà Nội ký quyết định giao và cho thuê đất tại tổ 9, phường Ô Chợ Dừa và tổ 6, phường Quang Trung, quận Đống Đa. Theo bản đồ năm 1994, phần diện tích đất được cấp là hơn 1.891m2. Hội đồng GPMB đã được thành lập để tiến hành rà soát, tính toán bồi thường cho các hộ dân có nhà nằm trong diện tích GPMB. Lợi dụng nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chỉ thị, một số đối tượng đã lấn chiếm đất của dự án này, đồng thời đe dọa nhiều thành viên trong Hội đồng GPMB. Hậu quả, Báo Thanh Niên không thực hiện được dự án. Trong số đối tượng ở trên có bị can Ngô Văn Quảng (43 tuổi), nguyên thiếu tá Công an quận Ba Đình.
Hồ sơ vụ án chỉ rõ, Quảng đã lôi kéo nhiều người đứng ra ngăn cản Hội đồng GPMB khảo sát; lôi kéo, viết sẵn đơn tố cáo sai sự thật về người sử dụng và nguồn gốc đất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác GPMB và an ninh trật tự trong khu vực. Thậm chí, Quảng còn tụ tập một số đối tượng, kéo đến nhà ông Nguyễn Quốc Phong – Phó Tổng Biên tập Báo Thanh Niên, đưa giấy chứng nhận là bệnh nhân bị nhiễm HIV đe dọa ông Phong và gia đình…
Báo Thanh Niên sau đó phải ký hợp đồng “tư vấn” với Quảng nhằm thông qua đối tượng này xúc tiến việc GPMB. Tuy nhiên, lợi dụng việc ký hợp đồng trên, Quảng đã đưa một bản danh sách “ảo”, gồm nhiều người không có thật vào hồ sơ để nhận tiền đền bù. Ngoài ra, Quảng còn xây nhà 6 tầng không phép trên diện tích khoảng 300m2 của Báo Thanh Niên. Sau khi nhận đủ các khoản đền bù với tổng số tiền hơn 15,8 tỷ đồng, Quảng không bàn giao đất cho Báo Thanh Niên mà chiếm giữ làm nơi kinh doanh cá nhân.
Cơ quan điều tra kết luận, Ngô Văn Quảng đã nhận của Báo Thanh niên gần 16,7 tỷ đồng, chiếm đoạt hơn 12 tỷ đồng, đang chiếm giữ gần 1,6 tỷ đồng. Các bị can khác như: Lê Thu Hà chiếm đoạt khoảng 1,7 tỷ đồng; Nguyễn Thị Minh chiếm đoạt hơn 560 triệu đồng; Nguyễn Hồng Hạnh chiếm đoạt hơn 500 triệu đồng; Trần Thị Dung Diễm chiếm đoạt hơn 1,3 tỷ đồng và Nguyễn Văn Thắng chiếm đoạt hơn 160 triệu đồng. Trong vụ án này còn có hành vi mua bán đất trái phép của một số đối tượng; thiếu trách nhiệm của một số cán bộ phường Ô Chợ Dừa, phường Quang Trung và quận Đống Đa trong việc quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng; trách nhiệm quản lý của một số cán bộ Báo Thanh Niên trong quản lý dự án…
Theo xahoi
Lấy ý kiến nông dân về dự thảo luật Đất đai
Tại buổi gặp gỡ báo giới ngày 3.1, ông Andrew Wells-Dang, Trưởng nhóm Hỗ trợ liên minh vận động chính sách (Oxfam - tổ chức phi chính phủ của Anh), cho biết đang phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng một số tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức phi chính phủ thực hiện các hoạt động tham vấn cộng đồng về dự thảo luật Đất đai sửa đổi
Theo đó, Oxfam sẽ lấy ý kiến của 1.200 nông dân, doanh nghiệp, nông - lâm trường quốc doanh, ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức chính trị xã hội và đại diện một số chính quyền địa phương tại 28 xã, 14 huyện và 4 tỉnh thành (Yên Bái, Quảng Bình, Long An, An Giang). Quá trình tham vấn sẽ tập trung thu thập kinh nghiệm và khuyến nghị của nông dân sản xuất quy mô nhỏ, người nghèo, các nhóm yếu thế... liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thay đổi trong sử dụng đất, đất nông nghiệp cho đồng bào thiểu số, định giá đất, thu hồi đất, đền bù và hỗ trợ tái định cư.
Những ý kiến đóng góp của người dân sẽ được Oxfam chuyển đến tay người hoạch định chính sách Việt Nam. Theo ông Andrew, những người nghèo và nhóm "yếu thế" thì đất đai là một tài sản quan trọng và là nguồn lực để đảm bảo an ninh lương thực và kế sinh nhai. Trong khi đó, các chính sách và việc thực hiện chính sách về đất đai hiện nay đang bộc lộ nhiều yếu kém, thường khiến nông dân sản xuất nhỏ phải chịu nhiều thiệt thòi. Do đó, mục tiêu của chương trình tham vấn là đảm bảo tiêu chí khi một chính sách thay đổi thì trước mắt, những đối tượng nghèo, yếu thế này phải được đảm bảo quyền lợi đầu tiên.
Theo TNO
Hơn 2,6 tỉ đồng hỗ trợ khắc phục thiệt hại do động đất Ngày 3.1, ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND H.Bắc Trà My (Quảng Nam) cho biết, số kinh phí hơn 2,6 tỉ đồng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hỗ trợ khắc phục thiệt hại nhà dân và công trình công cộng bị hư hỏng do động đấtđợt 2 đã được chuyển về địa phương này. Theo đó, EVN thống nhất hỗ...