TRỰC TIẾP: Xét xử bị cáo Dương Tự Trọng
Ông Dương Tự Trọng, nguyên phó giám đốc công an Hải Phòng ra toà ngày 28/8 vì hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Xét xử bị cáo Dương Tự Trọng
F5 để cập nhật chi tiết…
Từ 7h sáng, hàng chục cảnh sát đã có mặt tại cổng TAND Hải Phòng để phân luồng giao thông, giữ gìn trật tự. Nhiều nhà báo đến đăng ký theo dõi diễn biến phiên tòa. Trong phiên xử này, theo quy định của tòa Hải Phòng, phóng viên không được mang các thiết bị ghi âm, điện thoại, 3G… vào phòng. Phiên xử dự kiến diễn ra trong một ngày.
Luật sư Nguyễn Đình Hưng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo Trọng cho biết, lần gặp gần đây, thân chủ khỏe, nhưng gầy hơn so với trước, tinh thần ổn định. Trong thời gian bị giam giữ, ông Trọng đã ăn kiêng nên thuyên giảm bệnh tật. Đặc biệt, cựu phó giám đốc Công an Hải Phòng vẫn thường xuyên làm thơ.
Theo truy tố, năm 2001-2002, ông Trọng khi đó là Trưởng phòng cảnh sát hình sự Hải Phòng đã có quan hệ thân thiết với Đồng Xuân Phong, cán bộ Đội Chống buôn lậu, Cục Hải quan Hải Phòng. Ngày 16/1/2009, Phong bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP HCM khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội Buôn lậu nhưng anh ta bỏ trốn và bị truy nã toàn quốc.
Video đang HOT
Công an TP HCM đã gửi quyết định truy nã và cử cán bộ trực tiếp phối hợp với Phòng cảnh sát hình sự Hải Phòng và công an phường Hoàng Văn Thụ ( quận Hồng Bàng, Hải Phòng) xác minh, truy bắt Phong tại thành phố cảng này.
Ngày 22/4/2011, Phòng cảnh sát truy nã Hải Phòng báo cáo về việc rà soát những kẻ trốn truy nã, trong đó có Phong, gửi trực tiếp đến ông Trọng (thời điểm này ông Trọng đang giữ chức Phó giám đốc Công an Hải Phòng). Theo quy kết, từ năm 2010, biết rõ Phong bị truy nã nhưng ông Trọng không có ý kiến chỉ đạo, cũng như không tổ chức, triển khai lực lượng tiến hành truy bắt theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Trong một vụ việc khác chiều 17/5/2012, ông Dương Tự Trọng được anh trai là Dương Chí Dũng (thời điểm đó đang là Cục trưởng Hàng hải) thông báo bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố tạm giam, đã được hướng dẫn về Hà Nội trốn và chờ người của ông Trọng đến đón.
Hôm sau, tại Hà Nội, ông Trọng đã trao đổi lại với Vũ Tiến Sơn (phó phòng cảnh sát hình sự) về việc anh trai bị khởi tố, tạm giam và nhờ gọi điện cho Phong cùng phối hợp tổ chức cho ông Dũng bỏ trốn.
Cùng theo yêu cầu của ông Trọng, Sơn điện thoại cho Trần Văn Dũng (Dũng Bắc Kạn) để tham gia đưa cựu Cục trưởng Hàng hải Việt Nam bỏ trốn.
Trong phiên xét xử ngày 22-23/5, Tòa tối cao tuyên phạt ông Trọng 16 năm tù về tội Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài.
Ngoài hành vi phạm tội nêu trên, Dương Tự Trọng đã có hành vi yêu cầu cán bộ cấp dưới làm giả 2 giấy minh nhân dân “Giấy chứng minh nhân dân số 031930944, cấp ngày 27/4/2012 mang tên Dương Trọng Tuấn sinh ngày 1/1/1961″ nguyên quán: Ngô Quyền, Thanh Miện, Hải Dương, đăng ký hộ khẩu thường trú tại An Hưng, An Dương, Hải Phòng. Giấy chứng minh nhân dân số 031888460, cấp ngày 2/5/2012, mang tên Dương Đức Trung, sinh ngày 1/1/1972, nguyên quán Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình, đăng ký hộ khẩu thường trú tại An Hưng, An Dương, Hải Phòng.
Trong 2 giấy CMND này, bản mang tên Dương Đức Trung có thông tin trùng khớp với thông tin tên cha trong giấy khai sinh cho hai con gái của chị Hoàng Kim Nhung (bạn gái ông Dũng).
Đối với Vũ Tiến Sơn, dù có quan hệ với Đồng Xuân Phong từ năm 2004 đến 2005, nhưng Sơn không biết Phong đang bị truy nã (dù giữ chức vụ Phó trưởng phòng Cảnh sát Hình sự Công an Hải Phòng). Chỉ đến khi Dương Chí Dũng bị bắt (9/2012), qua phương tiện thông tin đại chúng, Sơn mới biết Phong bị truy nã về tội Buôn lậu nên không có căn cứ xử lý.
Việc làm 2 giấy CMND cho ông Trọng của một số cán bộ Công an Hải Phòng đã vi phạm quy định về việc cấp phát CMND nhưng các cá nhân này thực hiện theo yêu cầu của ông Trọng với lý do công tác nghiệp vụ. Họ không biết ông Trọng sử dụng vào mục đích gì nên không xem xét xử lý.
Trong vụ án này, ông Trọng bị truy tố theo khoản 1, Điều 281 Bộ luật Hình sự (tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định): Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước của xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của công dân thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm.
Theo Xahoi
Ngày mai xử phúc thẩm Dương Tự Trọng và đồng phạm
Theo dự kiến, ngày mai 22.5, TAND Tối cao sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm bị cáo Dương Tự Trọng và các đồng phạm trong vụ án tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.
Phiên tòa cấp phúc thẩm xét xử theo yêu cầu kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của 6 bị cáo. Riêng bị cáo Hoàng Văn Thắng (nguyên cán bộ Công an Hải Phòng) không kháng cáo.
Dương Tự Trọng tại phiên xử sơ thẩm - Ảnh: Thái Uyên
Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Dương Tự Trọng, nguyên Phó giám đốc Công an TP.Hải Phòng bị tuyên phạt 18 năm tù giam về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài. Các bị cáo khác là Vũ Tiến Sơn, nguyên Phó trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.Hải Phòng bị phạt 13 năm tù giam; Hoàng Văn Thắng, nguyên cán bộ phòng Cảnh sát điều tra các tội phạm về môi trường, Công an TP.Hải Phòng 5 năm giam; Đồng Xuân Phong, nguyên cán bộ Hải quan TP.Hải Phòng 7 năm giam; Trần Văn Dũng, còn gọi là Dũng Bắc Kạn 8 năm tù giam; Nguyễn Trọng Ánh, nguyên cán bộ phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.Hải Phòng 6 năm giam và Phạm Minh Tuấn, nguyên Giám đốc Xí nghiệp Bạch Đằng 5 năm tù giam.
Theo truy tố, trong vụ án này, bị cáo Dương Tự Trọng có vai trò chủ mưu cầm đầu trong việc tổ chức cho anh trai là Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) bỏ trốn ra nước ngoài.
Mặc dù bị cáo Dương Tự Trọng không nhận tội nhưng HĐXX cấp sơ thẩm nhận định, sau khi biết được thông tin Dương Chí Dũng bị khởi tố, Trọng đã sử dụng các cán bộ cấp dưới và đối tượng ngoài xã hội đưa Dương Chí Dũng trốn từ Hà Nội vào TP.HCM và sang Campuchia, đã gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan điều tra trong việc điều tra vụ án cố ý làm trái và tham ô tài sản xảy ra tại Vinalines.
Mặt khác, nhiều cán bộ trong ngành công an tham gia vào đường dây phạm tội đã gây bức xúc trong quần chúng nhân dân nên cần phải có mức án nghiêm minh.
Cũng tại phiên sơ thẩm, từ lời khai của Dương Chí Dũng, triệu tập đến tòa với tư cách nhân chứng, HĐXX đã khởi tố vụ án hình sự về làm lộ bí mật công tác.
Theo TNO
Ngày 22/5, xử phúc thẩm Dương Tự Trọng và đồng phạm Dự kiến ngày 22/5/2014, tại Hà Nội, sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm nhóm bị cáo phạm tội "Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài"; trong đó có bị cáo Dương Tự Trọng là chủ mưu cầm đầu. Thông tin này được Tòa án nhân dân (TAND) tối cao xác nhận. Trước đó, trong phiên tòa sơ thẩm, TAND...