Trực tiếp nghe Thủ tướng trao đổi với cử tri về tình hình Biển Đông
Chiều 15/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có cuộc tiếp xúc cử tri quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng. Thủ tướng nhấn mạnh thông điệp kiên quyết đấu tranh buộc Trung Quốc rút giàn khoan tại Biển Đông nhưng vẫn phải bảo vệ, hợp tác làm ăn với doanh nghiệp nước bạn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh nhận định việc làm của Trung Quốc là ngang ngược khi hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, vị trí chỉ cách đảo Lý Sơn 120 hải lý, cách đảo Tri Tôn mà Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm trước đó 17 hải lý. Việc làm này vi phạm Công ước luật Biển 1982 và tuyên bố DOC mà Trung Quốc đã ký với các nước ASEAN. Theo các văn bản pháp luật này, Việt Nam, với tư cách là quốc gia ven biển, có chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, vùng thềm lục địa của mình.
“Việc làm này ngang ngược và nghiêm trọng, đe dọa hòa bình, đe dọa an ninh, an toàn tự do hàng hải ở Biển Đông vì nếu 2 bên không kiềm chế, có thể sẽ xảy ra xung đột” – Thủ tướng chỉ rõ.
Về phía Việt Nam, người đứng đầu Chính phủ thông tin, nhà nước đã hết sức kiềm chế, kiên trì đấu tranh qua đường ngoại giao, hòa bình. Kể từ ngày 1/5, khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương – 981 vào, hạ đặt trên vùng biển Việt Nam, các cơ quan chức năng đã 10 lần gặp, trao đổi với nước bạn. Trong các cuộc gặp, Việt Nam đều nêu rõ hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, yêu cầu nước này rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Tuy nhiên, đến nay, Trung Quốc không những không chấp nhận đề nghị chính đáng của Việt Nam, mà tiếp tục tăng cường leo thang hoạt động, bất chấp những trao đổi của Việt Nam. “Hôm tôi phát biểu ở ASEAN, Trung Quốc có hơn 80 tàu, thì tới giờ đã hơn 90 tàu, vòng mấy lớp cản trở tàu ta tiếp cận giàn khoan. Mà tàu ta tiếp cận để tuyên truyền, kêu gọi họ chấp hành pháp luật quốc tế, tuân thủ các thỏa thuận khu vực, chứ đâu có đe dọa, sử dụng vũ lực” – Thủ tướng cho biết.
Thủ tướng nhấn mạnh: “Chủ quyền, lãnh thổ quốc gia là thiêng liêng, Việt Nam cực lực phản đối hành động sai phạm của Trung Quốc và kiên quyết đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Trước đây Việt Nam đã có những cuộc đấu tranh như vậy trên biển và đã thành công. Nay ta tiếp tục kiên trì đấu tranh. Với cách làm kiên quyết, nhất quán ấy, vừa qua, Việt Nam đã kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng phê phán việc làm sai trái của Trung Quốc”.
Dù quốc tế đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc không sử dụng vũ lực và đến nay, chưa có quốc gia nào ủng hộ việc làm sai trái của Trung Quốc song họ vẫn sử dụng vòi rồng và súng bắn nước, dùng tàu đâm vào tàu, thuyền của Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư vẫn kiên cường đeo bám thực địa với mục tiêu đưa giàn khoan Trung Quốc ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Tàu của Việt Nam tuy nhỏ nhưng kiên cường và rất nhiều tàu trong số đó do Việt Nam tự đóng. Hiện tại, Việt Nam đang đóng thêm 30 chiếc tàu tốt hơn nữa để tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền…
“Quan điểm xuyên suốt của chúng ta là yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi khu vực thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; đồng thời mong muốn giữ quan hệ hòa bình, láng giềng hữu nghị” – Thủ tướng nêu rõ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nói với cử tri về hành vi manh động phá hoại của một số người ở Bình Dương, Hà Tĩnh… những ngày qua, khiến nhiều cơ sở sản xuất không chỉ của Trung Quốc mà của cả các nước khác và của chính Việt Nam bị thiệt hại, buộc lực lượng chức năng phải xử lý, bắt tạm giữ nhiều người. “Đó là những vi phạm nghiêm trọng làm mất an ninh trật tự ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, an ninh kinh tế, đến đời sống người dân, đến môi trường đầu tư, đến chính sách của Đảng, nhà nước. Tôi yêu cầu bằng mọi biện pháp phải ngăn chặn không để tiếp tục xảy ra hành vi vi phạm này” – Thủ tướng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Thủ tướng thông tin: “Sáng 15/5, tôi đã có công điện công khai phê bình các hành động sai và vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự đó. Họ làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, việc làm và đời sống bình thường của người dân, môi trường đầu tư, chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng, Nhà nước”.
Không chỉ yêu cầu các bộ ngành, địa phương nhanh chóng triển khai các biện pháp nêu trong công điện, Thủ tướng thông qua cử tri Hải Phòng gửi đi thông điệp: “Ta với người dân, doanh nghiệp Trung Quốc và các nước là cùng nhau làm ăn, ta có lợi mà họ cũng có lợi, nên cần hợp tác và tuân thủ pháp luật để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống”.
P.Thảo
Theo Dantri
Thủ tướng: Tàu của chúng ta nhỏ nhưng kiên cường
"Cảnh sát biển, kiểm ngư Việt Nam trên thực địa đã khẳng định được ý chí quyết tâm của nhân dân ta, kiên quyết bám buổi, không lùi bước để tiếp cận giàn khoan của Trung Quốc. Tàu của chúng ta tuy nhỏ nhưng kiên cường." - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Có bàn tay "đạo diễn" trong vụ việc quá khích của công nhân (?!)
Chiều 15/5, dù chờ đợi hàng tiếng đồng hồ, cử tri quận Hồng Bàng (Hải Phòng) vẫn thể hiện đầy nhiệt lượng, tâm huyết trong cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội thứ 7 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn ĐBQH thành phố tại địa bàn này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ những động viên, ủng hộ của cử tri Hải Phòng.
Cử tri Đồng Xuân Hiển (Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh quận Hồng Bàng) đi thẳng vào bày tỏ tâm tư về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 891 tại thềm lục địa Việt Nam. Ông Hiển dùng từ "phẫn nộ" để biểu thị cảm giác về việc Trung Quốc sử dụng các loại tàu bảo vệ, kể cả tàu quân sự tại khu vực giàn khoan. Đánh giá về hành động này, ông Hiển cho rằng, đó là sự xúc phạm nghiêm trọng, trắng trợn tình cảm, quan hệ hữu nghị của 2 nước, không xứng đáng với danh của một nước lớn
Cho rằng hành vi của Trung Quốc là "lật lọng", vị cựu chiến binh này so sánh với những phát ngôn của những người lãnh đạo Trung Quốc trong các cuộc gặp chính thức với lãnh đạo Việt Nam về nguyên tắc 16 chữ vàng, phương châm 4 tốt hay lời hứa thực hiện nghiêm chỉnh tuyên bố DOC.
Đánh giá cao phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị thượng định ASEAN cuối tuần qua, ông Hiển cũng nhất trí quan điểm thể hiện lòng yêu nước nhưng kiên trì đấu tranh hòa bình, không vi phạm pháp luật, không manh động.
Cùng quan điểm này, cử tri Bùi Văn Ngọc (phường Minh Khai, Phó Chủ tịch Hội các cựu cán bộ trung - cao cấp tại Hải Phòng) lên án hành động hung hăng, phi đạo đức của Trung Quốc khi huy động tàu đâm thẳng vào tàu Việt Nam, dùng vòi, súng phun nước với cường độ mạnh tấn công tàu Việt Nam. "Hành động này không khác kẻ cướp đã vào nhà cướp của lại còn hung hãn tấn công cả gia chủ" - ông Ngọc nhận xét.
Ông Ngọc kể: "Những ngày vừa qua, chỗ nào chỉ vài ba người thì câu chuyện thế nào cũng quay trở lại câu chuyện về hành động ngang ngược của Trung Quốc. Lớp thanh niên thì nêu tâm nguyện sẵn sàng lên đường khi tổ quốc cần. Cả cậu lái taxi cũng nói với tôi về việc này".
Cử tri Đồng Xuân Hiển phát biểu tại buổi làm việc với Thủ tướng.
Tuy nhiên, bày tỏ nỗi buồn, bức xúc về những hành động quá khích của công nhân xảy ra ở Bình Dương, ông Ngọc cảnh báo, đây là một âm mưu thâm độc có bàn tay đạo diễn đằng sau của những thế lực thù địch, cần phải tỉnh táo nhìn nhận để không mắc bẫy, mắc mưu của địch.
"Trung Quốc đưa tàu quân sự ra là khiêu khích là rất muốn cũng nhìn thấy sự xuất hiện của tàu quân sự Việt Nam. Chúng ta cần tỉnh táo để không mắc mưu Trung Quốc. Lúc này cần áp dụng chiến lược Bác Hồ đã dạy "dĩ bất biến, ứng vạn biến" để đối phó với Trung Quốc" - ông Ngọc tâm huyết.
Bà Nguyễn Bích Hòa, đại diện khối cử tri doanh nghiệp trên địa bàn Hải Phòng cũng bày tỏ sự "tâm phục" với phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại ASEAN. Bà Hòa tin tưởng, sức mạnh chính nghĩa của Việt Nam sẽ thắng, chủ quyền đất nước sẽ được bảo vệ vững chắc.
Trung Quốc từng 2 lần phải rút giàn khoan khỏi biển Việt Nam
Phát biểu trước đông đảo cử tri quận Hồng Bàng (Hải Phòng), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh nhận định việc làm của Trung Quốc là ngang ngược khi hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, vị trí chỉ cách đảo Lý Sơn 120 hải lý, cách đảo Tri Tôn mà Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm trước đó 17 hải lý. Việc làm này vi phạm Công ước luật Biển 1982 và tuyên bố DOC mà Trung Quốc đã ký với các nước ASEAN. Theo các văn bản pháp luật này, Việt Nam, với tư cách là quốc gia ven biển, có chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, vùng thềm lục địa của mình.
"Việc làm này ngang ngược và nghiêm trọng, đe dọa hòa bình, đe dọa an ninh, an toàn tự do hàng hải ở Biển Đông vì nếu 2 bên không kiềm chế, có thể sẽ xảy ra xung đột" - Thủ tướng chỉ rõ.
Về phía Việt Nam, người đứng đầu Chính phủ thông tin, nhà nước đã hết sức kiềm chế, kiên trì đấu tranh qua đường ngoại giao, hòa bình. Kể từ ngày 1/5, khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương - 981 vào, hạ đặt trên vùng biển Việt Nam, các cơ quan chức năng đã 10 lần gặp, trao đổi với nước bạn. Trong các cuộc gặp, Việt Nam đều nêu rõ hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, yêu cầu nước này rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Tuy nhiên, đến nay, Trung Quốc không những không chấp nhận đề nghị chính đáng của Việt Nam, mà tiếp tục tăng cường leo thang hoạt động, bất chấp những trao đổi của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, đến ngày hôm nay, Trung Quốc đã điều thêm tàu, có đến hơn 90 tàu so với con số 80-86 tàu hoạt động những ngày đầu, tổ chức nhiều vòng để bảo vệ giàn khoan, không cho tàu Việt Nam tiếp cận.
Nhắc lại những hành động xâm phạm có tính chất cố tình, lặp lại của Trung Quốc sau 2 lần đưa giàn khoản Hải Nam 6 vào vùng biển Việt Nam năm 1997 và giàn khoan Tam Sa 3 sau đó ít năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, phía Việt Nam quyết tâm đấu tranh bằng mọi cách để Trung Quốc phải chấm dứt hành vi vi phạm.
Thủ tướng trao đổi thêm với Thiếu tướng Nguyễn Viết Nhiên - Chuẩn Đô đốc, Phó Tư lệnh quân chủng Hải quân tại buổi tiếp xúc cử tri.
"Lãnh thổ quốc gia là thiêng liêng, chúng ta nhất quyết bảo vệ. Cảnh sát biển, kiểm ngư Việt Nam trên thực địa đã khẳng định được ý chí quyết tâm của nhân dân ta, kiên quyết bám buổi, không lùi bước để tiếp cận giàn khoan của Trung Quốc. Tàu chúng ta tuy nhỏ nhưng kiên cường. Rất nhiều tàu trong số đó là tàu được đóng tại các xưởng đóng tàu trong nước" - người đứng đầu Chính phủ cho biết.
Khẳng định quan điểm nhất quyết đấu tranh, buộc Trung Quốc rút giàn khoan khỏi thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng Thủ tướng cũng lưu ý yêu cầu đảm bảo môi trường để phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội.
Nhắc lại sự việc manh động, vi phạm pháp luật, phá hoại các cơ sở sản xuất xảy ra tại một số tỉnh thành 2 ngày qua, Thủ tướng thông tin, trong sáng 15/5, Thủ tướng đã có công điện yêu cầu xử lý những hành động vi phạm pháp luật, làm mất an ninh trật tự ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, an ninh kinh tế, đến đời sống người dân, đến môi trường đầu tư, đến chính sách của Đảng, nhà nước.
"Đó là những vi phạm nghiêm trọng. Tôi yêu cầu bằng mọi biện pháp phải ngăn chặn không để tiếp tục xảy ra hành vi vi phạm này" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Nhắc tới Hải Phòng như một điển hình về việc xử lý, kiểm soát tốt tình hình, đảm bảo cả những đoàn người từ Thái Bình kéo sang, tuần hành phản đối Trung Quốc nhưng vẫn diễn ra an toàn, trật tự, Thủ tướng lưu ý nguyên tắc bảo đảm an ninh an toàn cho mọi người dân, doanh nghiệp của bất cứ nước nào hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Thủ tướng nhắc nhở, cần thông báo rõ tới các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam về chủ trương, quyết tâm đảm bảo an ninh, an toàn tính mạng, tài sản cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và cơ quan ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam.
P.Thảo
Theo Dantri
Ông Phạm Thế Duyệt: "Trung Quốc đừng cậy mình là nước lớn" "Trung Quốc đừng nên cậy mình là nước lớn, nước mạnh, có sức mạnh về kinh tế và quân sự để cố tình không tôn trọng quyền bảo vệ và thống nhất của Việt Nam, bởi như vậy là trái với lòng dân, trái với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội". Ông Phạm Thế Duyệt - nguyên Ủy viên Bộ Chính...