Trực thăng UH-1 của Mỹ 50 năm vẫn chạy tốt
Mặc dù được ra đời từ hơn 50 năm trước nhưng trực thăng UH1 và những biến thể của nó vẫn được Mỹ tin dùng trong nhiều lực lượng khác nhau.
Sau hơn 50 đưa vào trang bị, các biến thể của trực thăng đa năng UH-1 đang dần trở nên lỗi thời, nếu so với các loại trực thăng khác của Quân đội Mỹ, Tuy nhiên, biến thể hiện đại hóa của UH-1 điển hình là UH-1Y Venom (Super Huey) vẫn thể hiện được chỗ đứng của mình trong Quân đội Mỹ, nhất là lực lượng Lính thủy đánh bộ.
Và theo tạp chí National Interest, hiện nay biến thể mới nhất UH-1Y Venom đang được Mỹ sử dụng để bảo vệ căn cứ tên lửa đạn đạo Mituneman III tại 5 bang khác nhau của Mỹ.
UH-1Y được hãng Bell phát triển dựa trên người tiền nhiệm của nó là UH-1N, còn được biết tới là chương trình nâng cấp H-1. Biến thể UH-1N được Quân đội Mỹ đưa vào trang bị từ những năm 1970 và hoạt động cho đến khi được nghỉ hưu vào tháng 8/2014.
Mặc dù vậy, biến thể tiếp theo của UH-1N là UH-1Y vẫn tiếp tục được Thủy quân Lục chiến Mỹ tin tưởng sử dụng. UH-1Y Venom là một trong những trực thăng nằm trong chương trình nâng cấp H-1 mà hãng Bell triển khai cho Hải quân Mỹ bao gồm cả mẫu trực thăng tấn công AH-1Z Viper.
Có thể nói UH-1Y là biến thể được nâng cấp toàn diện nhất trong dòng trực thăng vận tải đa năng UH-1, với việc thay đổi lớn về mặt thiết kế cũng như trang thiết bị điện tử và động cơ mới.
Video đang HOT
Khoang lái của biến thể UH-1Y được trang bị các màn hình hiển thị LCD đa chức năng thay thế cho các đồng hồ truyền thống. Đặc biệt, nó còn được trang bị thêm một hệ thống quan sát quang hồng ngoại ngày đêm hoặc trong điều kiện thời tiết bất lợi.
Những chiếc UH-1Y cũng được nâng cấp hai động cơ General Electric T700 -GE-401C mới với công suất 1.350 kW cho mỗi chiếc, cấu trúc của phần trục cánh và cánh quạt chính của UH-1Y cũng được thay đổi so với phiên bản trước đó UH-1N để phù hợp cho các hoạt động trên tàu đổ bộ của Hải quân Mỹ.
Điểm thay đổi dễ nhận thấy nhất của UH-1Y so với các phiên bản trước là hệ thống ống xả khí từ động cơ của nó được bố trí tỏa ra 2 bên thay vì hứng lên trên cánh quạt như biến thể UH-1H. Ngoài ra, thiết kế bên trong của UH-1Y gần như tương đồng với các biến thể trước đó, với khả năng mang theo hơn 3 tấn hàng hóa hoặc 10 lính thủy đánh bộ, cùng với đó là phi hành đoàn từ 3-4 người.
UH-1Y Venom có trọng lượng cất cánh tối đa gần 8,4 tấn, có tốc độ bay tối đa hơn 300km/h, bán kính tác chiến là 241km, nó khá phù hợp với các nhiệm vụ có đường bay ngắn nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu của Thủy quân Lục chiến Mỹ.
Chi phí vận hành của một chiếc UH-1Y cũng được đánh giá là khá thấp so với những chiếc trực thăng vận tải đa năng tiên tiến đang được Quân đội Mỹ sử dụng. Nó cũng có kích thước tương đối nhỏ gọn phù hợp với các lớp tàu đổ bộ thế hệ cũ của Hải quân Mỹ.
Hệ thống vũ khí trên UH-1Y cũng khá đa dạng, nó có thể mang theo hai cụm ống phóng rocket Hydra 70 hoặc đạn tự dẫn APKWS II ở hai bên thân, cùng với đó là hai súng máy Gatling M134 Minigun hoặc M2 Browning.
1/11
Theo_Báo Đất Việt
Với 250.000 USD, Nga biến T-72 cổ thành "siêu tăng" T-90AM
Chỉ với 250.000 USD Nga đã có thể biến những chiếc xe tăng T-72 lỗi thời thành những chiếc siêu tăng như T-90AM.
Chỉ với 250.000 USD Nga đã có thể biến những chiếc xe tăng T-72 lỗi thời thành những chiếc "siêu tăng" như T-90AM.
Theo hãng thông tấn Sputnik, trong khi Phương Tây vẫn đang bận ngạc nhiên về sự thành công quân sự của Nga tại Syria thì Moscow đã bắt đầu một loạt kế hoạch hiện đại hóa quân đội mới đối với lực lượng vũ trang của nước này.
Và một trong số đó là kế hoạch hiện đại hóa 150 xe tăng T-72 của Quân đội Nga lên chuẩn T-72B3M. Với gói nâng cấp này, những chiếc T-72 có thể sánh ngang hàng với xe tăng chủ lực T-90 nhưng với chi phí thấp hơn nhiều.
Quân đội Nga cần một giải pháp hiệu quả hơn việc vừa phải trang bị T-90AM lẫn T-14 Armata và T-72B3M là câu trả lời tốt nhất.
Hiện nay, chỉ có khoảng 500 chiếc T-90A và T-90AM đang phục vụ trong các đơn vị vũ trang của Nga. Phần lớn xe tăng chiến đấu chủ lực còn lại của Quân đội Nga là những chiếc T-72 có từ thời Liên Xô và các biến thể của nó.
Để có thể hiện đại hóa lực lượng lục quân đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện tại, Quân đội Nga sẽ phải hiện đại hóa lực lượng xe tăng lỗi thời của mình, cùng với đó là đưa vào trang bị hạn chế dòng xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới T-14 Armata.
Phó giám đốc công ty quốc phòng Uralvagonzavod Alexey Zharich trả lời phỏng vấn tờ Izvestia cho hay, Quân đội Nga sẽ phải chi khoảng 2,5 tỷ RUB tương đương 37 triệu USD nếu muốn nâng cấp 150 chiếc T-72B lên chuẩn T-72B3M.
Điều này có nghĩa là Nga sẽ mất trung bình 250.000 USD cho việc nâng cấp một chiếc T-72B3M mà theo Dave Majumdar chuyên gia phân tích quốc phòng của Tạp chí National Interest là cái giá không thể hời hơn.
Theo Izvestia, biến thể T-72B3M sẽ được trang bị lại pháo nòng trơn 2A46M5 125mm cùng với đó là hệ thống máy ngắm Sosna-U, hệ thống điều khiển hỏa lực 1A40-4 và một máy tính đạn đạo mới nhằm tăng độ chính xác khi bắn. Điều quan trọng hơn là trên T-72B3M chỉ huy xe sẽ được trang bị kính ngắm hoàn toàn độc lập kèm với đó thiết bị quan sát quang ảnh nhiệt riêng.
Bộ Quốc phòng Nga dường như đang muốn tập trung nguồn lực cho T-14 Armata thay vì T-90 như trước đây.
Hệ thống giáp phản ứng nổ ERA Kontakt-5 trên những biến thể T-72 trước đó cũng được thay thế bằng ERA Relikt được đánh giá hiệu quả hơn gấp hai lần so với Kontakt-5.
Theo Majumdar, rõ ràng Nga đang muốn nâng cấp lại hệ thống giáp bảo vệ thụ động trên những chiếc T-72. Nhưng trên thực tế người Nga còn làm nhiều hơn thế khi có một số nguồn tin tiết lộ rằng biến thể T-72B3M sẽ được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động Arena-E.
Hơn nữa, biến thể xe tăng T-72 mới cũng được trang bị động cơ diesel V-92S2F có công suất 1.130 mã lực thay thế cho động cơ diesel 780 mã lực cũ. Nó còn được tích hợp với một hộp số tự động, hệ thống truyền động được cải tiến nhằm tăng khả năng cơ động của xe tăng.
Cũng theo tờ Izvestia, lô T-72B3M đầu tiên sẽ được chuyển giao cho Quân đội Nga trong năm 2016. Hiện tại lực lượng Lục quân Nga đã có ít nhất 500 chiếc T-72B3 trong biên chế, ngoài ra tờ báo này cũng để ngỏ khả năng Nga sẽ xuất khẩu biến thể T-72 mới này cho các thị trường vũ khí truyền thống của mình.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Lý do Mỹ bán tên lửa cho Indonesia và Malaysia Theo Cơ quan DSCA, việc bán tên lửa cho Indonesia và Malaysia sẽ giảm sự phụ thuộc của 2 nước này vào Mỹ khi cần can thiệp vào Biển Đông. Thông tin về thương vụ mua bán tên lửa này được International Business Times dẫn nguồn từ Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA) cho biết trong một thông báo,...