Trực thăng Trung Quốc phóng thử tên lửa mới
Trực thăng Z-10A của Trung Quốc phóng một số tên lửa không đối đất tiêu diệt mục tiêu xe tăng, xe bọc thép trong cuộc diễn tập gần đây.
Video được kênh CCTV13 đăng trên YouTube ngày 6/8 cho thấy các trực thăng tấn công Z-10A của quân đội Trung Quốc (PLA) phóng một số tên lửa nhằm vào mục tiêu xe tăng, xe bọc thép trong một cuộc diễn tập ở địa điểm không được tiết lộ. Video còn có cảnh các binh sĩ lắp tên lửa lên giá treo bên ngoài trực thăng.
Chuyên gia quân sự Thomas Newdick của Drive nhận định tên lửa được trực thăng Trung Quốc khai hỏa trong cuộc diễn tập có thể là loại hoạt động theo cơ chế “phóng và quên”, không đòi hỏi phi công điều khiển thêm sau khi phóng và có thể đánh trúng mục tiêu ngoài tầm quan sát của phi công.
“Việc nhiều chiếc Z-10A kết hợp với ít nhất một chiếc Z-19A để tấn công mục tiêu cho thấy mẫu trực thăng thứ hai có thể cung cấp dữ liệu chỉ thị mục tiêu thông qua radar bước sóng milimet gắn phía trên trục cánh quạt chính”, Newdick viết.
Trực thăng Trung Quốc thử tên lửa mới. Video: CCTV.
Chuyên gia quân sự Andreas Rupprecht nhận định mẫu tên lửa mới có thể đã hoàn tất giai đoạn phát triển và có thể trong giai đoạn thử nghiệm trước khi biên chế hoặc thậm chí được trang bị cho các đơn vị tiền tuyến.
Tên lửa mới có một số điểm tương đồng với Lam Tiễn 21 (LJ-21), mẫu tên lửa chống tăng tầm bắn gần 18 km được điều khiển bởi radar bước sóng milimet hoặc đầu dò laser bán chủ động. Tên lửa LJ-21 do Tập đoàn Công nghiệp phương Bắc Trung Quốc (Norinco) sản xuất, được giới thiệu lần đầu tại triển lãm hàng không Chu Hải năm 2018.
Ngoài 4 tên lửa trên giá treo hai bên, trực thăng Z-10A còn mang thiết bị hình trụ chưa rõ chủng loại. Chuyên gia Newdick nhận định thiết bị này có thể dùng để mô phỏng mục tiêu tham chiến, ghi nhận các đòn tấn công vào trực thăng.
Ngoài ra, thiết bị hình trụ có thể đảm nhận vai trò liên kết dữ liệu, cho phép truyền tọa độ mục tiêu từ trực thăng Z-19A tới Z-10A để điều khiển tên lửa sau khi phóng. Điều này cho phép một trực thăng mang theo radar có thể cung cấp tọa độ mục tiêu cho nhiều chiếc Z-10A cùng lúc.
Thiết bị hình trụ trên giá treo vũ khí của một trực thăng Z-10A tham gia phóng thử tên lửa. Ảnh: CCTV.
Trung Quốc hồi tháng 6 phóng thử thành công tên lửa tầm xa đầu tiên dành cho trực thăng trong diễn tập tại sa mạc ở khu tự trị Nội Mông. Tên gọi và thông số kỹ thuật của mẫu tên lửa không được tiết lộ.
Truyền thông Trung Quốc cho biết khí tài này hoạt động độc lập, có thể tấn công mục tiêu mặt đất và mặt nước, được phóng từ khoảng cách xa để trực thăng tránh hỏa lực của phòng không đối phương.
Quân đội Trung Quốc hiện biên chế một số trực thăng tấn công gồm Z-10 và Z-20 tự phát triển, cùng biến thể Z-19 của Z-9, mẫu máy bay được chế tạo dựa trên trực thăng Eurocopter AS365 Dauphin của Pháp.
Trung Quốc thử tên lửa mới cho trực thăng
Quân đội Trung Quốc phóng thử thành công tên lửa tầm xa đầu tiên dành cho trực thăng, có thể tấn công mục tiêu mặt đất và mặt nước.
Mẫu tên lửa mới được trực thăng khai hỏa và bắn trúng mục tiêu trong cuộc diễn tập tại sa mạc ở khu tự trị Nội Mông hồi cuối tháng 6, China Aviation News đưa tin ngày 18/7.
Tên gọi và thông số kỹ thuật của mẫu tên lửa không được tiết lộ, song truyền thông Trung Quốc cho biết khí tài này hoạt động độc lập, có thể phóng từ khoảng cách xa để trực thăng tránh hỏa lực của phòng không đối phương.
Tên lửa được trang bị hệ thống dẫn đường, tầm bắn xa và khả năng chống gây nhiễu, là mẫu khí tài loại này đầu tiên của quân đội Trung Quốc.
Viện Nghiên cứu và Phát triển Trực thăng Trung Quốc, thuộc Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc, phát triển mẫu tên lửa mới cho trực thăng. Dự án từng bị hoãn do đại dịch Covid-19, song giờ trở lại đúng tiến độ.
Trực thăng CAIC Z-10 diễn tập phóng rocket tại khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc, hồi tháng 6. Ảnh: SCMP.
Sau khi hoàn thiện, mẫu tên lửa mới có thể thay thế tên lửa chống tăng AKD-9 và AKD-10, cùng tên lửa chống hạm YJ-9 trong biên chế quân đội Trung Quốc. Không giống các mẫu tên lửa cũ, khí tài mới có thể trang bị cho nhiều loại trực thăng, giống dòng tên lửa AGM-114 Hellfire của Mỹ.
Chuyên gia quân sự Song Zhongping nói việc sở hữu một mẫu tên lửa có khả năng tấn công mục tiêu cố định hoặc di chuyển trên mặt đất, thậm chí cả tàu thuyền, giúp công tác chuẩn bị vũ khí lẫn bảo dưỡng trực thăng dễ dàng và nhanh hơn nhiều, thay vì phải cân nhắc giữa nhiều lựa chọn vũ khí.
"Một loại tên lửa đa năng có thể giúp tăng tốc phản ứng và cải thiện khả năng chiến đấu tổng thể của trực thăng", chuyên gia Song nói.
Trung Quốc đã phát triển thành công tên lửa không đối không nội địa TY-90 dành cho trực thăng. Việc kết hợp tên lửa không đối đất mới cùng TY-90 sẽ tăng sức mạnh cho tấn công cho các đơn vị không quân của lục quân Trung Quốc, Song nói.
Lục quân Trung Quốc hiện biên chế một số trực thăng tấn công gồm Z-10 và Z-20 tự phát triển, cùng biến thể Z-19 của Z-9, mẫu máy bay được chế tạo dựa trên trực thăng Eurocopter AS365 Dauphin của Pháp.
Ấn Độ triển khai tên lửa phòng không tới gần biên giới với Trung Quốc Ấn Độ quyết định hành động trong bối cảnh có những báo cáo về hoạt động của máy bay tiêm kích và trực thăng quân sự Trung Quốc dọc LAC giữa 2 nước. Các hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không của Ấn Độ đã được di chuyển tới một số địa điểm tại vùng lãnh thổ liên bang Ladakh và...