Trực thăng tấn công Ka-52: Tổ hợp hàng không tiên tiến bậc nhất của Không quân Nga mạnh nhường nào?
Thiết kế đồng trục, hai phi công điều khiển, khả năng cơ động tuyệt vời, trang bị “đến tận răng”, có một danh sách nhiệm vụ dài chỉ Ka-52 mới có thể thực hiện.
Trực thăng tấn công Ka-52 “Alligator” (Cá sấu) được sản xuất tại nhà máy Progress thuộc tập đoàn trực thăng nằm ở vùng Viễn Đông Nga. Những chiếc “Alligator” và phiên bản hải quân “Katran” (Ka-52K) chỉ được sản xuất tại đây.
Vua gió lốc
Các cánh quạt chính của máy bay trực thăng tấn công-trinh sát Ka-52 “Alligator”.
Cấu trúc chủ yếu của bất kỳ loại máy bay trực thăng này chính là cánh quạt. Các quốc gia sở hữu công nghệ sản xuất riêng chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Và các máy bay trực thăng cánh quạt đôi quay đồng trục (không có cánh quạt đuôi) chỉ được sản xuất tại Nga.
“Các lưỡi cánh quạt trên máy bay trực thăng Ka-52 hoàn toàn bằng composite. Đầu tiên, chế tạo trục đỡ chính, rất phức tạp, bao gồm hệ thống chống đóng băng, tải trọng chống rung (rung động dẫn đến hiện tượng uốn và xoắn – gây tai nạn cho máy bay). Tất cả các cơ phận này hàn thành một khối, gắn lên đó phần đuôi và đầu cánh”. Lưỡi cánh quạt hoàn thiện được làm sạch và gửi sang xưởng sơn.”- Ivan Tereshchenko, quản đốc nhà máy Progress nói với Sputnik.
Trực thăng làm từ titan và sợi thủy tinh
Tính tổng thể, Ka-52 có hơn một nửa cấu tạo từ vật liệu tổng hợp. Các thành phần ốp, mui trước, cửa, dầm đuôi – gần như tất cả những thứ này được làm từ các lớp sợi thủy tinh dày đặc và các tấm tổ ong đặt giữa chúng (phần bọc thép riêng biệt được ghép lên sau đó). Composite là vật liệu bền vững, nhưng cần xử lý theo cách đặc biệt.
(Ảnh: Sputnik)
“Chúng tôi đặt sợi thủy tinh thô vào khuôn có hình dạng cần thiết của thiết bị, nhồi chất có cấu trúc tổ ong làm đầy, dán keo, gói ‘chiếc bánh này’ vào túi chân không và chuyển đến nồi hấp để nướng. Vật liệu tổng hợp không được uốn cong, cắt gọt. Ngoài ra, chúng cực kỳ bền, vượt trội so với kim loại cùng trọng lượng. Ví dụ, lưỡi của cánh quạt Ka-52 có chiều dài 7 mét chỉ nặng có 74 kg.” – Ivan Tereshchenko nói.
Tuy nhiên, để vật liệu tổng hợp có được khả năng chịu lực cần thiết, cần phải nung trong 12 giờ ở nhiệt độ 120-170 độ C, dưới áp suất lên đến 7 atm. Ngoài ra, do độ nhớt và dạng sợi, composite sau khi nung trở nên khó cắt gọt. Tại nhà máy Progress, có robot đặc biệt để cắt sợi thủy tinh bằng dòng nước phun áp lực mạnh với cát mịn. Một máy cắt tia nước như vậy có thể xử lý ngay cả những kim loại cứng nhất, chưa nói đến vật liệu tổng hợp.
Máy cái robot để cắt các chi tiết composite. (Ảnh: Sputnik)
Các chi tiết composite hoàn thiện được gửi đến xưởng lắp ráp tổng hợp, nơi chúng được gắn vào khung thân máy bay.
Video đang HOT
“Bộ khung xương” của trực thăng chiến đấu được làm bằng titan và nhôm. Bộ khung được chế tạo thủ công, với sự trợ giúp của các dụng cụ khí nén. Không thể làm theo cách khác vì hình dạng cấu trúc phức tạp. Thân máy bay trực thăng được lắp ráp trên các giá đỡ. Tất cả mối ghép phải thật hoàn hảo, không được phép sai lệch và có khe hở.
“Chúng tôi có hai giá đỡ chính, dây chuyền lắp ráp kép. Ban đầu, phần khung trung tâm được đưa lên giá đỡ, sau đó gắn vào đó thùng nhiên liệu, phần đuôi và mũi, tất cả được gắn ghép chắc chắn. Việc lắp ghép thân máy bay là giai đoạn quan trọng nhất, được thực hiện dưới sự giám sát đặc biệt của bộ phận kiểm tra kỹ thuật và khách hàng. Chỉ cần một lỗi nhỏ nhất, toàn bộ chiếc trực thăng sẽ bị từ chối nghiệm thu” – Dmitry Konovalov, phụ trách xưởng lắp ráp, nói với phóng viên Sputnik.
(Ảnh: Sputnik)
Đóng gói và cất cánh
Sau khi rời khỏi giá đỡ, máy bay được lắp đặt tất cả các phần vỏ mũi, cánh, và khoang công nghệ. Để kiểm tra độ cứng trên thân máy bay, kỹ sư lắp đặt mô hình hộp số và động cơ có trọng lượng tương đương. Dưới tải trọng, nhân viên kỹ thuật kiểm tra độ trơn tru của việc đóng và mở các cửa.
“Nếu tất cả mọi thứ đóng mở tự do và không có biến dạng, chúng tôi đưa vào vòi phun nước để kiểm tra độ kín. Hệ thống đặc biệt tưới nước bằng áp lực cao trong 20 phút. Bên trong, mọi thứ phải khô ráo” – Dmitry Konovalov nói tiếp.
(Ảnh: Sputnik)
“Bước đầu tiên tại đây là lắp các đường ống dẫn nhiên liệu, chữa cháy và thủy lực. Sau đó bố trí hệ thống dây điện. Mỗi nút nối dây đều được kiểm tra cẩn thận, không được phép sai sót. Khi tất cả các hệ thống dây dẫn hoàn thành, các bộ phận thiết bị điện được lắp đặt”.
Bước cuối cùng – lắp đặt hộp số và động cơ. Có hai chiếc động cơ trong chiếc “Alligator” – tuabin khí VK-2500 được sản xuất tại công ty Klimov (St. Petersburg). So với TV3-117VMA được sử dụng trên hầu hết các máy bay trực thăng Nga, VK-2500 có công suất mạnh hơn. Chúng sẽ phải nâng được “Cá sấu” lên tới độ cao 5000 mét.
Vì vậy, các động cơ được đặt đúng vị trí, tất cả các ống và đầu nối điện được kết nối. Máy bay một lần nữa được kiểm tra tỉ mỉ bởi đại diện của phòng kiểm soát kỹ thuật nhà máy và đại diện quân đội – sĩ quan VKS hoặc Hải quân.
Máy bay trực thăng Ka-52 trên dây chuyền lắp ráp cuối cùng. (Ảnh: Sputnik)
Chiến tranh chuồn chuồn
Nếu không có khiếm khuyết nào, máy bay sẽ đến xưởng thử nghiệm kiểm tra, nơi được lắp đặt vũ khí và chuẩn bị khả năng chiến đấu để chuyển đến trạm bay thử nghiệm.
“Ban đầu trực thăng được các kỹ sư và phi công của nhà máy kiểm định. Họ điều chỉnh động cơ, hộp số và thử nghiệm cánh quạt chống rung. Do đó, khi máy bay được chuyển giao cho quân đội, chúng đã quen với sự rung động. Theo đánh giá của các phi công chiến đấu, Ka-52 cực kỳ “ngoan ngoãn” và có thể dự đoán được trong chuyến bay” – Dmitry Konovalov nói.
(Ảnh: Sputnik)
Có đủ các giải pháp kỹ thuật độc đáo trên chiếc “Cá sấu”. Đó là hệ thống cứu hộ phi công tránh va vào lưỡi cánh quạt, bố trí chỗ ngồi cạnh nhau không bình thường đối với một trực thăng tấn công (như trong Mi-8 hoặc máy bay ném bom Su-34), lớp bọc giáp mạnh mẽ, khả năng tàng hình. Và về tải trọng chiến đấu, tốc độ và trần bay, “Alligator” vượt qua các đối thủ chính: Longbow AH-64D Apache của Mỹ và Tiger Eurocopter từ châu Âu.
Ka-52 được trang bị pháo tự động 30 mm 2A42-1, hệ thống tên lửa Sagittarius, mang theo các tên lửa dẫn đường như Attack và Vortex-1, cũng như các thùng chứa tên lửa không điều khiển S-8. Hình bóng chim săn mồi và tiếng rít trục cánh quạt của “Cá sấu” không bị nhầm lẫn với bất cứ điều gì. Ka-52 thực sự gây ra sự kinh hoàng khi tấn công. Nhìn từ dưới đất, bạn sẽ vô thức hiểu rằng không nên nằm trong tầm ngắm của nó.
Ý kiến của phi công chiến đấu
Đại tá Makar Aksyonenko, phi công trực thăng giàu kinh nghiệm, đánh giá về “Alligato” và phiên bản hải quân “Katran”.
“Kinh nghiệm hoạt động thực chiến của trực thăng Ka-52 cho thấy cỗ máy này là những ‘chú ngựa chiến’ tốt. ‘Alligator’ và phiên bản hải quân ‘Kartan’ thích nghi với mọi điều kiện khí hậu khắc nghiệt, có khả năng giải quyết một loạt các nhiệm vụ chiến đấu, hoạt động độc lập và phối hợp với các lực lượng mặt đất, hải quân, phòng thủ bờ biển và các đơn vị cơ động đặc biệt.
Với tư cách phi công, tôi coi Ka-52 là một máy bay tuyệt vời, vẫn còn chưa được khai thác đầy đủ khả năng chiến thuật. Nhưng qua những phẩm chất chiến đấu đã được chứng minh, dòng trực thăng Kamov-52 có thể được coi là tổ hợp hàng không tiên tiến nhất của quân đội hiện nay” – Makar Aksyonenko đánh giá.
Nguồn: Sputnik
Theo VTC
Trung Quốc vượt Nga trong cuộc đua về cường quốc hàng hải?
Các nhà phân tích quân sự cho biết sau nhiều năm tập trận hải quân chung với Nga, Trung Quốc đã vượt mặt nước này để trở thành cường quốc hàng hải.
Theo báo South China Morning Post (SCMP) ngày 16-6, Viện Quốc tế và An ninh Đức (GIISA) dẫn đánh giá 10 cuộc tập trận hải quân chung giữa Nga và Trung Quốc kể từ năm 2012 cho biết chúng nhằm mục đích gửi một thông điệp về địa chính trị.
Các cuộc tập trận được tiến hành trong lãnh hải của Nga, Trung Quốc, biển Baltic... GIISA sau đó kết luận Bắc Kinh đã vượt mặt Moscow khi tuyên bố vai trò lãnh đạo như một cường quốc hàng hải.
SCMP nhận định quân đội Nga và Trung Quốc đang đẩy mạnh hợp tác trong bối cảnh quan hệ song phương với Mỹ xấu đi. Hồi tháng trước, hải quân Nga và Trung Quốc đã tổ chức cuộc tập trận phòng không bắn đạn thật chung đầu tiên trên biển.
Chuyên gia quân sự tại Trường ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore), Collin Koh, chỉ ra một sự thật rằng Trung Quốc đã vượt mặt Nga sau khi Bắc Kinh nỗ lực phát triển sức mạnh hàng hải toàn diện, bao gồm kinh tế biển, cảng, vận tải, đóng tàu...
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Trung Quốc tập trận với Hải quân Nga ở biển Hoa Đông năm 2014. Ảnh: AP
Đáng chú ý, Nga đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Trung Quốc phát triển khả năng hải quân của mình, theo ông Koh. Nguyên nhân là các cuộc tập trận hải quân chung là môi trường tốt nhất để Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) thực hành và xây dựng năng lực, học cách khắc phục những thiếu sót như huy động lực lượng qua các khu vực khác nhau và điều phối tàu chiến.
Quan hệ giữa Moscow và Bắc Kinh được nâng cấp sau chuyến thăm 3 ngày đến Nga của Chủ tịch Tập Cận Bình. Trước đó, cuối tháng 4, Tổng thống Vladimir Putin cũng đến thăm Trung Quốc. Trong cả 2 lần, hai nhà lãnh đạo đều bày tỏ sự ủng hộ lẫn nhau cũng như đồng ý các dự án quan trọng bao gồm Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Nhưng trên mặt trận quốc phòng, Bắc Kinh đã có những tiến bộ nhờ rót nhiều tiền cho lĩnh vực quân sự và đổi mới. Báo cáo của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung hồi năm ngoái cho biết giai đoạn 2015-2021, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc dự kiến tăng 55% - từ 167,9 tỉ USD lên 260,8 tỉ USD. Cùng thời gian này, chi tiêu cho PLAN sẽ tăng 82% từ 31,4 tỉ USD lên 57,1 tỉ USD.
Điều đó giúp Bắc Kinh sản xuất được những vũ khí tối tân nhất thế giới. Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) hồi tháng 1-2019 thừa nhận trong một số trường hợp, vũ khí Trung Quốc đã vượt cả Mỹ.
Hải quân Nga và Trung Quốc trong một cuộc tập trận chung ở tỉnh Quảng Đông năm 2016. Ảnh: Tân Hoa Xã
Ngoài ra, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, trụ sở tại Washington), thống kê PLAN hiện có nhiều tàu chiến hơn Hải quân Mỹ, đồng nghĩa với việc Trung Quốc sở hữu hạm đội hải quân lớn nhất thế giới.
"Với khoảng 300 tàu chiến, PLAN là lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, tính cả tàu sân bay, tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu ngầm và tàu đổ bộ" - CSIS nhẩm tính.
Nhà nghiên cứu quốc phòng Timothy Heath đến từ Tổ chức Rand Corporation (Mỹ), bình luận: "Nga có thể than thở về sự suy giảm quyền lực của mình. Họ đã chấp nhận thực tế trở thành "em trai" của Trung Quốc".
Trong khi đó, chuyên gia quân sự Zhou Chenming ở Bắc Kinh, cho rằng Nga sẽ cảnh giác với tham vọng hàng hải của Trung Quốc nhưng vẫn muốn giữ nước này bên cạnh như một đối tác để chống lại phương Tây, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2013.
Phạm Nghĩa (Theo SCMP)
Theo NLĐO
Các hệ thống phòng không S-400 của Nga đã bắn 150 tên lửa cùng một lúc Để đẩy lùi các cuộc tấn công giả định, các hệ thống phòng không S-400 của Nga đã bắn ra 150 tên lửa cùng một lúc. Các hệ thống phòng không S-400 của Nga đã bắn 150 tên lửa cùng một lúc Hệ thống phòng không S-400 của Nga. GD&TĐ - Để đẩy lùi các cuộc tấn công giả định, các hệ thống...