Trực thăng tấn công Apache Mỹ lần đầu không kích IS ở Iraq
Trực thăng tấn công Apache của Mỹ đã lần đầu không kích mục tiêu Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq, Lầu Năm Góc tuyên bố ngày 13/6.
Theo Al-Monitor, trực thăng Mỹ đã phá hủy một xe đánh bom cảm tử của IS hôm 12/6 gần Qayyarah, cách Mosul 80 km về phía nam. Mosul là thành trì lớn nhất của phiến quân IS ở Iraq.
“Chính phủ Iraq đã cho phép sử dụng trực thăng Apache nhằm hỗ trợ các hoạt động quân sự của lực lượng an ninh Iraq (ISF) dưới mặt đất”, phát ngôn viên Lầu năm Góc Christopher Sherwood cho biết.
Trực thăng tấn công Apache của Mỹ. Ảnh minh họa.
“Vụ tấn công diễn ra theo đúng tiến trình mà liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu thực hiện nhiệm vụ không kích”, ông cho biết thêm.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter từng tuyên bố hồi tháng 12 rằng, Mỹ sẵn sàng sử dụng trực thăng Apache hiện diện ở căn cứ quân sự Iraq để hỗ trợ các lực lượng địa phương.
Tuy nhiên, chính phủ Iraq luôn từ chối cho đến nay. Theo quan chức Mỹ, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi không muốn chọc giận lực lượng dân quân người Shiite, vốn luôn phản đối Mỹ mở rộng hoạt động quân sự ở Iraq.
Các chiến đấu cơ Mỹ và đồng minh đã thực hiện sứ mệnh chống IS ở Iraq và Syria kể từ tháng 8/2014, sau khi nhóm Hồi giáo cực đoan này chiếm một khu vực rộng lớn giữa hai nước.
Video đang HOT
Vụ tấn công bằng trực thăng Apache diễn khi quân đội Iraq đang tiến công Qayyarah, nhằm mục tiêu giải phóng Mosul.
Lực lượng an ninh Iraq cũng đang chiến đấu chống IS ở Fallujah, cách phía tây Baghdad khoảng 65 km. Đây là thành trì lớn thứ hai mà IS nắm quyền kiểm soát bên cạnh Mosul.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Hải quân Australia diễn tập đổ bộ khi Biển Đông "tăng nhiệt"
Australia vừa kết thúc cuộc diễn tập đổ bộ Sea Explorer2016 (từ 25/5 - 5/6/2016) với sự tham gia của tàu đổ bộ lớp Canberra cùng nhiều phương tiện hiện đại khác.
Cuộc diễn tập Sea Explorer 2016 được tổ chức ngoài khơi bờ biển Bắc Queensland như một phần của quá trình tiếp nhận vào đội ngũ lực lượng Hải quân Australia (RAN), khẳng định sự sẵn sàng thực hiện các chiến dịch đổ bộ.
Tàu đổ bộ trực thăng HMAS Adelaide lần đầu tiên được triển khai thực hiện nhiệm vụ với lực lượng kết hợp nhằm tiếp tục tiến trình hội nhập vào nhóm các phương tiện đổ bộ Amphibious Ready Element (ARE). Tàu đổ bộ tham gia cuộc diễn tập này với lực lượng Tiểu đoàn 2 từ căn cứ Townsville, các đơn vị thuộc Trung đoàn Hoàng gia Australia (2RAR), Không quân Hoàng gia Australia (RAAF).
Diễn tập Sea Explorer 2016 cho thấy tàu đổ bộ trực thăng HMAS Adelaide cung cấp một căn cứ quân sự nổi quan trọng nhằm tiến hành các cuộc đổ bộ bằng máy bay trực thăng và tàu đổ bộ bờ biển (LHD Landing Craft), kiểm trả khả năng sẵn sàng chiến đấu và liên kết phối hợp giữa các lực lượng.
Ngoài ra, Sea Explorer 2016 cũng là cơ hội để đánh giá HMAS Adelaide trong việc sử dụng LHD Landing Craft đổ bộ các xe thiết giáp trên biển. Trong tương lai tàu đổ bộ trực thăng HMAS Canberra và HMAS Adelaide là phương tiện đổ bộ then chốt trong lực lượng Đổ bộ đường biển (Amphibious Force) của Australia.
Sự lớn mạnh của RAN với cặp tàu đổ bộ trực thăng lớp Canberra đang khiến Trung Quốc đặc biệt quan tâm và lo ngại. Theo báo chí Trung Quốc, Australia được xem là quốc gia sẽ có những sự ảnh hưởng nhất tại khu vực Biển Đông, khu vực biển mà Trung Quốc đang thể hiện tham vọng rất lớn của mình.
Trong một bài phân tích về sức mạnh Hải quân Australia được đăng tải trên trang quân sự chinamil, tiến sĩ khoa học Hùng Chí Vĩnh, viện nghiên cứu Nam Hải cho biết: "Không phải sự lớn mạnh của các quốc gia ASEAN khiến Bắc Kinh lo ngại mà sự ảnh hưởng của một quốc gia có tiềm lực như Australia mới khiến chúng ta phải tính tới những phương án dự phòng tối ưu nhất, đặc biệt trong số đó là cặp tàu đổ bộ trực thăng lớp Canberra".
Theo Hùng Chí Vĩnh, khi cả hai chiếc tàu đổ bộ chiến đấu Canberra của Hải quân Australia đi vào hoạt động nó sẽ trở thành mối đe dọa lớn nhất đến chiến lược của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Hùng Chí Vĩnh cho biết thêm, khả năng cơ bắp của cặp tàu lớp Canberra khó một chiếc tàu nào của Trung Quốc có thể sánh kịp. Tàu lớp Canberra có chiều dài 230m, nặng 27.000 tấn, HMAS Canberra có khả năng vận chuyển được khoảng 100 phương tiện bọc thép, 1.100 binh sĩ và có thể chở được 24 trực thăng đa nhiệm MH-60R Seahawk hay "sát thủ diệt ngầm" NH90.
Ngoài ra, cặp tàu này còn được trang bị 4 pháo cỡ nòng 25 mm, hệ thống điều khiển chiến đấu Saab 9LV và hệ thống radar Giraffe AMB.
Trong vòng 1 thập kỷ tới, sức mạnh Hải quân của Australia vốn đã có tiềm lực sẽ càng được củng cố thêm nữa trong bối cảnh mới với nhiều biến động của thế giới. Vì thế ngoài Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia sẽ là một ẩn số Bắc Kinh cần tính đến, tờ chinamil nhận định.
Theo_Báo Đất Việt
Lính Mỹ tại Nhật bị cấm sử dụng chất có cồn Hải quân Mỹ vừa tuyên bố đã ra lệnh cấm toàn bộ các thủy thủ đóng tại Nhật Bản sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian trước mắt. Lực lượng hải quân thuộc Hạm đội 7 đóng tại căn cứ Yokosuka, Nhật Bản. Theo thông báo này, tất cả các thủy thủ của Hải quân Mỹ tại Nhật Bản về cơ...